Tôi
thì may mắn không dính dáng gì đến đám ma cô và đĩ điếm nhưng lại
phải sống tha phương cầu thực cũng gần cả đời người. Lê la và lê lết
rất nhiều nơi nhưng không thấy đâu lại có lắm thứ lễ lạt như ở quê
mình:
- Lễ
Đón Nhận Danh Hiệu Anh Hùng
- Lễ
Đón Nhận Danh Hiệu Đoạt Chuẩn Quốc Gia
- Lễ
Trao Tặng Vinh Dự Nhà Nước
- Lễ
Trao Tặng Dụng Cụ Cho Học Sinh Nghèo
- Lễ
Trao Tặng Huy Hiệu Đảng
- Lễ
Đón Nhận Bằng Khen
- Lễ
Tôn Vinh Doanh Nghiệp Xuất Sắc & Doanh Nhân Tiêu Biểu
- Lễ
Tôn Vinh Thương Hiệu Phát Triển Bền Vững
- Lễ
Tiếp Nhận Cán Bộ Chuyên Trách Về Công Tác
- Lễ
Tiếp Nhận Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm
- Lễ
Vinh Danh Các Doanh Nghiệp Du Lịch Hàng Đầu
- Lễ
Vinh Danh Báo Cáo Thường Niên Tốt.
Mới
đây, L.S Lê Công Định còn cho biết thêm một thứ nghi lễ mới (Lễ Trao
Giấy Chứng Nhận Chấp Hành Xong Án Phạt Quản Chế) chưa từng có
trong lịch sử nước nhà:
Sáng
hôm qua 6/2/2016, tôi đến trụ sở Công an phường lúc 8 giờ, trình diện lần cuối
theo án lệnh quản chế từ 3 năm nay... Buổi trình diện diễn ra nhanh chóng rồi
chuyển ngay sang phần quan trọng hơn, đó là lễ trao Giấy
chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế cho tôi...
Thành
phần tham dự, ngoài tôi, còn có ông Chủ tịch phường, ông Chủ tịch Mặt trận tổ
quốc phường, hai nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM, một nhân viên an ninh
thuộc Công an quận 7 TPHCM, một cảnh sát khu vực và một đại diện Cơ quan thi
hành án quận 7. Tại Việt Nam, các cơ quan thi hành án là bộ phận của ngành công
an... Buổi lễ được ghi hình trực tiếp bởi nhân viên an ninh thuộc Công an
TPHCM...
Thiệt
là thầy chạy!
Lễ
lạt tuy nhiều nhưng không lắm bằng hội hè, đình đám. Theo nhà
văn Võ Thị Hảo thì “cả
nước có hơn có hơn 8000 lễ hội” (tám ngàn, tôi ghi thêm
cho rõ, tnt) nên “không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất
xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây.”
Bữa
rộn ràng và hoạt náo nhất (vào hôm 22 tháng 5 năm 2016 vừa qua) may
thay không có ai bị thương hay đổ máu. Báo chí nhà nước mệnh danh đây
là Ngày Hội Lớn Của Non Sông:
Riêng
tại Bắc Kạn, ngoài cờ, hoa, biểu ngữ, tranh cổ động... Đoàn Nghệ
Thuật Dân Tộc Tỉnh còn có một chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc
biệt (Như Có Bác Giữa Ngày Hội Non Sông) nữa!
Nguồn
ảnh:backantv
Thiệt
là tưng bừng, náo nhiệt, hết biết luôn. Sau cái ngày Hội Của Non Sông
linh đình này, Báo
Công An Nhân Dân hân hoan tường thuật:
“Hội
đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, theo báo cáo ban đầu của 63 tỉnh, thành phố, đến
hết 19h cùng ngày đã có 98,77%, tương đương khoảng 65 triệu cử tri cả nước đã
đi bỏ phiếu.”
Cùng
lúc, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn
Thị Kim Ngân long trọng tuyên bố: “Ngày 22/5 thực sự là
ngày hội lớn của toàn dân.” Ô, như thế thì cái gọi là ngày hội
non sông (“thực sự”) lại là ngày bầu cử. Đúng là “làm
xiếc ngôn từ.” Nghe mà ớn chè đậu.!
Té ra
Ngày Hội Non Sông vừa qua chỉ là một ngày hội giả, do nhà nước
“thiết kế” để tạo ra một cuộc bầu bán giả, và một cái quốc hội
cũng giả luôn. Chỉ có khoản chi phí là thật, và vô cùng tốn kém,
theo nhận xét của tác giả Mạc
Văn Trang - vào hôm 21 tháng 5 năm 2016:
Vậy
Đảng công bố luôn danh sách các đại biểu Đảng đã chọn xong, cho dân biết. Thế
có phải nhanh, gọn, minh bạch, thật thà, tiết kiệm hơn không!
Ai
cũng biết là vậy, lại còn cứ tuyên truyền giả tạo, đóng kịch làm gì! Nào là Bầu
cử là “Ngày Hội non sông”, “Lá phiếu là Trái tim của cử tri”, “Lá phiếu của cử
trị sẽ chọn ra người tài đức”, đi bầu là “Quyền và Nghĩa vụ thiêng liêng của
công dân”; nào là “toàn dân nô nức”, nào là “cảnh giác các thế lực thù địch phá
hoại”; nào là cờ, đèn, kèn trống, loa đài khẩu hiệu rợp trời, nào loa đọc suốt
ngày, nào truyền hình trực tiếp...
Tốn
kém đến 3.500 tỉ đồng và bao nhiêu sức người, sức của; bao nhiêu là long trọng,
bao nhiêu là hoa mĩ, bao nhiêu là phô trương... chỉ để làm một việc... không cần
thiết.
TX Kỳ
Anh lộng lẫy trước ngày hội lớn. Ảnh chú thích: baohatinh
Hơn
sáu mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, tại Hội Nghị Mặt Trận
Trung Ương, L.S. Nguyễn Mạnh
Tường cũng đã đưa ra một nhận định (gần) tương tự:
“Dư
luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua chính sách mà
thôi... với vai trò yếu ớt hiện thời quyền dân chủ của quần chúng không được thực
hiện.”
Thảo
nào mà Lê Phú Khải phải kêu trời: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người.” Sức
chịu đựng của nhà văn chúng ta quả là bền bỉ. Và đây là đức tính
chung của cả dân tộc Việt, chứ nào có phải riêng ai.
Tôi
đã phải sống với "con điếm" ấy cả đời người - Lê
Phú Khải
Hơn
sáu mươi năm qua, dường như, chỉ có ba công dân Việt Nam không đủ nhẫn
nại trước cái trò (“bầu bán”) đĩ điếm này thôi - theo như tường
thuật (chắc có thêm hơi nhiều mắm muối) của báo Người
Lao Động:
“...
năm 2005, Huỳnh Ngọc Tuấn không chịu tham gia Bầu cử Quốc hội khóa XII, khi tổ
công tác đến nhà vận động đi bầu cử thì Tuấn và gia đình lăng mạ, chửi bới, xúc
phạm. Mới đây, trong đợt bầu cử của năm 2011, Tuấn cùng con gái là Huỳnh Thục
Vy và con trai Huỳnh Trọng Hiếu tiếp tục ‘không’ tham gia bầu cử Quốc hội khóa
XIII và Bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ngoài ra, ba cha con Tuấn còn lấy
thẻ cử tri ghi vào dòng chữ “NO!”
Ba
cha con ông Tuấn ghi chữ “NO” vào thẻ cử tri và chụp ảnh đưa lên
mạng để bôi nhọ cuộc bầu cử Quốc hội. Ảnh & chú
thích: Báo
NLĐ
Nếu
vỏn vẹn chỉ có ba chữ “NO” trong số hơn sáu chục triệu thẻ cử tri
thì sợ rằng dân tộc Việt còn phải sống với “con điếm” này lâu, phải
vài “đời người” (nữa) không chừng!
24.07.2016
No comments:
Post a Comment