FB Luân Lê (Luật sư Lê Luân)
Tôi
đã phải phân vân mãi để đặt một cái tên nào đó cho tiêu đề bài viết này, Cứu
Vãn, có thể là một cách gọi tên đúng ngữ cảnh nhất, nhưng tôi lại lựa chọn những
câu từ này, để nói về hiện trạng đang bủa vây lấy đất nước mình.
Khi
thảm họa xảy ra, không thể không nói đến những việc làm bất chấp liên tiếp cố
đi ngược lại sự thật được định hướng manh tính lạc hướng, những hành động ngu dốt
của những kẻ làm quan mà xúi dân ăn cá, tắm biển trong khi không biết nguyên
nhân khoa học của thảm họa là gì. Đó
chính là sự khốn nạn.
Người
ta vẫn hay ra rả phát động một cách quyết liệt, rốt ráo với những chiến dịch tẩy
chay, diệt trừ và quyết sẽ xử lý nghiêm minh tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan
đang diễn ra với nguy cơ làm thoái hóa nòi giống và sinh mạng nhiều triệu người
dân trên tổ quốc này, và người ta cũng hay chửi bới một câu mà tôi nghĩ là
không gì có thể xác đáng hơn: Dân ta tự
giết dân mình thôi!
Đến
lúc này, tôi thấy nó đúng quá, khi chứng kiến người ta sẵn sàng ngâm, tẩm các độc
tố hóa chất vào thực phẩm, mọi loại đồ dùng để nhằm đạt mục đích lợi nhuận mà
tuồn ra thị trường tiêu thụ một cách thản nhiên cho-những-người-khác-sử-dụng.
Và khi xảy ra thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung, đóng góp vào trong đó lại
là những quan chức, cán bộ sẵn sàng hành động bất chấp cơ sở khoa học, khẳng định
biển và hải sản tại nơi xảy ra thảm họa vẫn an toàn nên mọi người hãy cứ an tâm
mà ăn hay tắm biển ở những nơi đó, và họ hành động bằng cách ăn "diễn"
tắm "cảnh" phút chốc qua quít trên ống kính để minh chứng cho lời nói
của họ là đúng đắn về tình trạng thảm họa. Sau đó họ còn tiếp tục cấp giấy chứng
nhận "hải sản đánh bắt xa bờ là an toàn" mà sau này mới buột miệng ra
mà thừa nhận là không biết nó có an toàn hay không (!).
Vậy
là toàn dân mình tự đầu độc và giết hại dân mình, một cách bình thản đến kinh
hoàng, mà hình như còn coi đó là chuyện rất đỗi bình thường, để giải quyết khỏa
lấp cho từng tình huống.
Giờ thì đã biết, biển nhiễm độc nặng nề,
dù không công bố hết toàn bộ danh sách các chất độc mà chỉ vỏn vẹn nêu ra ba thứ
là Phenol, Xyanua hay Sắt hidroxit, nhưng không chỉ cá chết xếp lớp dưới đáy biển,
mà hàng trăm ha san hô bị phá hủy gần như hoàn toàn, rong rêu, tảo biển cũng bị
chết khô mà dạt vào bờ mà mới đây báo chí đã đăng một bức ảnh với màu nâu kinh
hoàng của nó ở bãi biển Quảng Bình.
Độc
tố quá mạnh với nồng độ cực lớn, mới có khả năng hủy hoại mọi loại sinh vật rất
đa dạng, kéo dài và trên diện rộng như thế. Những lớp hóa chất đóng lớp bầy nhầy
vẫn còn bám chặt trên mặt đá, san hô, thảm thực vật tầng đáy, mà theo các chuyên gia khoa học thì phải
mất nửa thế kỷ nữa mới có thể "khôi phục" lại được môi sinh biển trở
lại trong sạch và an toàn.
Tôi
không biết, họ vì mục đích gì, mà đã hành động như thế? Họ có người thân, con
cháu ở vùng thảm họa hay có cảm thấy mình liên quan chút gì đó về sự sống, về
môi trường chung trên mảnh đất này hay không, mà sao họ tàn ác, nhẫn tâm đến vậy,
với đồng loại mình (?).
Làm
người, tôi nghĩ, nếu có một trái tim yêu thương, một tâm hồn nhân ái có lương
tri, ai cũng sẽ phải xót xa, phải cảm thấu và thấy đau đớn - dù chỉ một phần
nào đó, với những mất mát của người khác đang phải oằn mình lên từng ngày mà
gánh chịu, của những người trực tiếp gắn bó mà có khi phải bán mạng sống của
chính mình cho nghề, cho đất, cho trời và cho biển trên quê hương này, mà những
người kia cũng chính là một phần máu thịt trong nó. Thế mà họ, hình như đã trở
thành những kẻ vô cảm đến tàn nhẫn rồi hay sao, mà tôi không thể nào lý giải nổi,
dù lấy bất kỳ lý do gì ra nữa để bào chữa cho những hành động liên tiếp họ đã
làm.
Với
những thiệt hại kinh hoàng, không thể đong đếm ngay được, không thể tính cho một
tháng hay vài năm ngắn ngủi mà phải sau nửa thế kỷ người ta mới có thể biết thực
sự hiện trạng của những hậu quả mà hôm nay kẻ thủ ác gây ra là như thế nào.
Nhưng thật nhanh chóng thay, chỉ chưa đến 90 ngày họ đã cho ra một con số - 500
triệu đô la Mỹ. Và đánh đổi lại, hàng triệu người dân phải cho đi lòng bao dung
của mình, mà có lẽ là đã kiệt sức đối với những mảnh đời áo vá rách bươm này.
Với
tài nguyên của quốc gia, với tầm vóc của một đất nước, chẳng nhẽ nó được định
giá rẻ mạt và chóng vánh đến thế hay sao? Luật pháp ở đâu? Những người dân bị
thiệt hại ở đâu và với vai trò gì trong cuộc thương lượng ấy giữa Chính phủ và
kẻ thủ ác? Họ đứng bên lề hay trở nên vô hiệu với chính những quyền lợi bị xâm
hại đặc biệt nghiêm trọng của mình?
Một
vụ tràn dầu do sự cố nổ máy khoan ở vịnh Mexico năm 2010 đã khiến tập đoàn BP
phải bồi thường đến 18 tỷ đô, tính tổng thiệt hại mà Công ty này phải bỏ ra cho
sự cố ngoài ý muốn đó là hơn 100 tỷ Mỹ kim, trong khi những thiệt hại mà nó gây
ra là không đáng kể so với những hậu quả khủng khiếp như Formosa đã tạo nên hồi
đầu tháng tư trên vùng biển miền Trung.
Họ
đã từng nói, việc này liên quan đến và gây nguy hại cho an ninh quốc gia, vậy
mà chỉ là con số 500 triệu đô nhỏ mọn cho một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng như
vậy, mà rồi cũng chưa có bất cứ căn cứ pháp lý và khoa học nào được đưa ra để
đánh giá đúng về thực trạng thiệt hại hiện tại và cả tương lai của nó. Và ngay
sau đó, Chính phủ lại đề nghị người dân hãy khoan hồng với kẻ đã gây ra thảm họa,
rằng, hãy đánh kẻ chạy đi chứ đừng đánh người chạy lại. Lòng khoan dung và đạo
lý làm người lại được đem ra để "mặc cả" một lần nữa mà không - hoặc
chí ít là chưa, kể đến luật pháp.
Vậy
những đau đớn, khổ cực, những sinh mạng đã chết, những người mang bệnh tật phải
điều trị, những nguồn sống lâu dài, những hệ lụy về môi trường, về an ninh lãnh
thổ trên biển, những người sống bằng nghề đánh bắt, diêm dân, dịch vụ du lịch,
trong suốt thời gian qua và cả tương lai của họ, của con em họ trên chính mảnh
đất này ai sẽ mở lòng khoan dung đối với họ? Chỉ họ mới phải lọ mọ tự mình tìm
kiếm và mưu sinh cuộc đời của chính mình, nhất là sau khi thảm họa đi qua và dịu
lắng, họ lại trở về lầm lũi, cô đơn với những toan tính để bươn chải với cuộc sống
đầy khó khăn trước mắt, mà không một lòng khoan dung nào có thể biết, thấu hiểu
hay bảo trợ cho được. Lãi suất những món nợ, tương lai đến trường của những đứa
trẻ, không có lòng nhân từ nào có thể hiện diện hay giải quyết được cho họ lúc
đó nữa.
Ai
khoan dung với họ? Tội ác là tội ác. Không một cái cúi đầu tạ lỗi nào mà có thể
làm giảm đi giá trị thiệt hại hay tính chất của hành vi đã gây ra mà nó đã mang
đến và đang đè nặng lên trên đôi vai hàng triệu người dân trên mảnh đất vốn đã
quá nhiều tai ương này. Những thiệt hại phải được đền bù xứng đáng, bằng luật
pháp nghiêm minh, bằng thủ tục chặt chẽ, minh bạch.
Tài
nguyên quốc gia, nòi giống người Việt không thể rẻ mạt đến vậy. Tầm vóc của đất
nước, của con người nước Nam làm sao có thể chỉ được xuê xoa hay cho qua đơn giản
bằng một sự thỏa thuận dè xẻn, miễn cưỡng và ngoài luật pháp như thế. Tầm vóc của
dân tộc Việt, giá trị tài sản và tính mạng con người Việt không thể bị đánh đổi
với mức giá ấy.
Chúng
ta có thể nghèo, nhưng hành động không được nghèo. Sự khoan hồng hay lòng bao
dung, hãy nhường chỗ cũng như là biến nó thành một yếu tố sau cùng của luật
pháp công minh, chuẩn mực, chứ không phải bằng cách giải quyết mang tính tập tục,
dung dưỡng và xin xỏ cho hành vi của kẻ đã làm tổn hại đặc biệt đến an ninh quốc
gia, đến sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nước.
Vì
cho đi lòng khoan dung, mà không phải bởi và thông qua luật pháp công bằng, là
sẽ chỉ nhận về những thiệt hại, mà lắm lúc gồm cả sự khinh khi nữa.
Bởi
vậy, hãy đến gần, và lắng nghe mong muốn thực sự của dân, mới biết họ muốn gì
và muốn như thế nào. Đó mới chính là cách phải làm lúc này.
No comments:
Post a Comment