Nguyễn Thượng Long
25/07/2016
Nguyễn
Thượng Long,
Nguyên giáo viên Địa Lý Hòa Bình – Hà Tây, Nguyên Thanh Tra giáo dục Hà Tây
*
Nếu ai
đó hỏi: “Sáu tháng đầu năm của 2016 đã trôi qua… đâu là những sự kiện
chính trị xã hội đáng chú ý nhất?”. Dù vẫn đang là một bệnh nhân, vừa phải
trải qua 2 lần nhập viện… chẳng khó khăn gì, tôi xin chọn 3 sự kiện sau đây:
- Sự kiện cá biển miền Trung bất ngờ đồng loạt chết. Sau 3 tháng im lặng một cách khó hiểu, đến cuộc họp báo chiều 30 - 6 - 2016 tại văn phòng chính phủ, qua lời bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, BLĐ Việt Nam bất ngờ đổ hết tội lên đầu công ty Formosa, một công ty của Đài Loan. Người ta muốn coi đó là nguyên nhân duy nhất gây nên thảm họa này, còn phía Việt Nam từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, những người thu lợi, nhận lại quả khi có công mời họ vào, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đứng chân ở Vũng Áng Hà Tĩnh tới 70 năm… xem như là vô can.
- Sự kiện Không Quân nhân dân Việt Nam nức tiếng anh hùng đã từng đánh thắng cả Không Lực Hoa Kỳ vừa nhận một tổn thương tinh thần quá nghiêm trọng. Một tai nạn kép đã đến với 2 phi cơ hiện đại bậc nhất của Việt Nam lúc này là chiến đấu cơ SU30MK2 & máy bay cứu nạn CASA212. Cả 2 bất ngờ tử nạn một cách cũng rất không bình thường ngay trên vùng trời quê hương. Vẫn còn nguyên đó những câu hỏi mãi mãi không có câu trả lời:
- Ai đã
điều máy bay quân sự bay ra biển giữa lúc Hải Quân TQ tập trận bắn đạn thật ở
Biển Đông?
- Đội
hình bay thường phải có 2 chiếc để bảo vệ nhau, vì sao mà SU30MK2 lại xuất kích
1 mình?
- Tại
sao anh Cường được mô tả là khỏe mạnh lại phải nhập viện và không được đi dự
đám tang của Đại Tá Khải?
- Cái
gì đã gây ra một vết thương chí mạng ở cổ Đại tá Khải trước khi rơi xuống biển?
- Máy
bay SU30MK2 phát tín hiệu cứu nạn ở bờ biển Nghệ An, ai đã phát lệnh cho
CASA212 bay lên Hạ Long để tìm kiếm và rơi ở đó?
- Phi
hành đoàn ở cả 2 máy bay đó đều là những phi công xuất sắc nhất với hàng ngàn
giờ bay mà cả 2 máy bay đều bị xé tan thành nhiều mảnh… vậy mà chỉ mô tả là gặp
nạn bình thường trong không phận của đất nước mình. Sao lại không dám nghĩ đến
việc cả 2 máy bay đó đã bị bắn hạ. Trong tương lai, còn ai dám bay trên biển nữa?
- Tại
sao chỉ thấy nói tới việc tìm kiếm, đưa tang và rất vội vàng khởi động một cao
trào đền ơn đáp nghĩa rất khác thường… không thấy các nỗ lực truy tìm nguyên
nhân máy bay rơi?
Tôi
nghĩ rằng lấp ló một thế lực rất mạnh ở đâu đó đã tạo dựng ra vụ này. Điều cũng
đáng buồn không kém là trong khi mê mải “Đền ơn đáp nghĩa”, người
ta quên mất truyền thống ứng xử của người xưa là “CÁI MANG CHO KHÔNG QUAN TRỌNG
BẰNG CÁCH MANG CHO”.
- Sự kiện ngày 12 – 7 – 2016, Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) ra phán quyết “Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để đòi chủ quyền trong vùng biển nằm trong “Đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, Lưỡi Bò”. Đón nhận sự kiện này, cộng đồng thế giới văn minh hoan nghênh, nhân dân Việt Nam vui mừng thì lãnh đạo Việt Nam lại e dè và nói năng lấp lửng… Càng đáng buồn hơn, ai đã ra lệnh cho công an mang dùi cui, còng số 8… để đối đãi với sự mừng vui của dân mình trong sự kiện này, bắt người dân cả nước phải mừng vui trong lén lút.
Trong 3
sự kiện trên, vụ Cá chết – Biển miền Trung nhiễm độc là thảm họa sinh thái khủng
khiếp nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Thảm họa này không chỉ trực tiếp đánh
vào cuộc sống hàng ngày của cư dân 4 tỉnh miền Trung qua việc đình đốn công ăn
việc làm có từ bao đời, làm vắng bóng những tai mắt của biển khơi, sẽ không còn
những cột mốc chủ quyền là những tàu cá của ngư dân. Biển cả sẽ trở nên hoang vắng.
Hàng loạt các bãi biển đẹp thuộc 4 tỉnh miền Trung sẽ trở nên hoang vu do kinh
doanh du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng bị đình đốn. Với ngư dân 4 tỉnh miền
Trung, sẽ không loại trừ khả năng xuất hiện những cuộc di cư tự phát đi tìm đất
sống. Đội quân làm cu li cho nước người sẽ đông thêm, số gái đứng dọc đường 1
kiếm kế sinh nhai sẽ hùng hậu hơn trước. Qua các thực phẩm như muối, nước mắm lấy
từ những vùng biển nhiễm độc, thảm họa này, trong tương lai còn lấy đi mạng sống
của mọi người mọi nhà trên phạm vi cả nước. Nếu so với thảm họa chất độc màu da
cam do Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh vừa qua, tôi nghĩ thảm họa Formosa hôm
nay còn khốc hại gấp ngàn lần.
Hoang vu . . .
Tôi
mang những suy nghĩ này nói với một trò cũ vào thăm tôi ở bệnh viện mà tôi đang
là bệnh nhân bất đắc dĩ. Người học trò đó đã từng làm việc trong lực lượng“Còn
đảng còn mình” nay cũng đã về hưu với mức lương gấp 2 lần lương
hưu của tôi. Vị khách nhìn tôi, vẻ ái ngại rồi bảo: “Hình như thầy
có phần đa đoan!”. Tôi bảo: Là một ông giáo quèn đã về hưu ngót chục
năm rôi, lại là một bệnh nhân… tôi sẽ dọa được ai mà đa đoan? Viết về sự kiện
này, tôi cập nhật sao bằng các tác giả khác? Tác giả Trần Hồng Quang chạy tít “Formosa…
Sao các người độc ác với nhân dân Việt Nam đến thế?”, còn Tiến sĩ
Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện đã quyết liệt chỉ ra cách thức mà người ta đang tìm
để khắc phục, tháo gỡ thảm họa này:
“500
triệu đô la Mỹ mà Chính phủ loan báo là Formosa bồi thường, đến nay ai đã trông
thấy đồng nào? Có lẽ là chính Phủ và các bộ ngành cũng chưa dám thò tay nhận những
đồng tiền này, vì mấy nhẽ: Thứ nhất: Dựa vào đâu, dựa vào đánh giá nào và căn cứ
pháp lý nào để nhận số tiền đó. Nhận sẽ bị Formosa kiện thẳng thừng và khi ấy
chính phủ Việt Nam có đủ mo nang để che mặt không? Thứ nhì: Cầm số tiền đó mà
bán cả mấy trăm cây số biển miền Trung, là nồi cơm của hàng chục triệu con người,
mạng sống của họ hiện nay còn chưa biết sẽ ra sao, vì chất độc còn chưa phát
tác ra thành ung thư, dịch bệnh, thương tật… thì có xứng và có dám cầm không?”
(Tiến
sĩ Nguyễn Xuân Diện trả lời phỏng vấn của Phạm Thanh Nghiên)
Đìu hiu . . .
Từ sau
cuộc họp báo chiều 30-6-2016 đến nay thông tin đa chiều đã làm tóe loe bao tin
tức Formosa đâu chỉ xả thải làm ô nhiễm biển miền Trung, họ còn chôn phế thải rắn
ở chỗ này, ở chỗ khác trong tỉnh Hà Tĩnh, chôn thải ở cả Phù Ninh Phú Thọ… thậm
chí hàng trăm tấn phế thải rắn đã được chôn lấp ngay trong trang trại cuả giám
đốc Công ty Môi trường Kỳ Anh Hà Tĩnh.
Người
ta thấy có điều gì đó rất không bình thường, khi người dân cả nước còn sững sờ
trước tin cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung, ai đã muốn định hướng dư luận: “Cá
chết không vì Formosa, chết vì Tảo nở hoa, vì Thủy triều đỏ”và những
quan chức nào ở Hà Tĩnh nhắm mắt nhắm mũi ăn hải sản và tắm biển để lừa mọi người
rằng chẳng có vấn đề gì đâu cứ ăn chơi tới đi. Khi có nhà báo chất vấn Bộ Tài
Nguyên – Môi Trường về việc Formosa chôn chất thải rắn ở nhiều nơi trong tỉnh
Hà Tĩnh… hãy nghe thứ trưởng Bộ TN – MT Võ Tuấn Nhân cay cú đến thế nào: “Phải
xác minh làm rõ, nếu không đúng , lấy thẻ thằng nhà báo đó lại!”. Người
dân Việt Nam rất thất vọng với việc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc họp báo
chiều 30-6 có một ngày… đã hí hửng, hấp tấp lệnh cho Bộ NN& PT nông thôn chủ
trì cùng các Bộ TC, Bộ TN – MT… xây dựng dự thảo ăn chia số tiền 500 triệu USD
của Formosa bồi thường và trình chính phủ sớm nhất. Người ta sẵn sàng đàn áp
các cuộc biểu tình phản đối Formosa trên phạm vi cả nước, càng bất ngờ hơn khi
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có thể vô cảm đến thế trước thảm họa đến với
ngư dân 4 tỉnh miền Trung. Sau cú đi kiểm tra tiến độ dự án Formosa vào cuối
tháng 4 Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn im lặng suốt mấy tháng liền. Vừa qua chuẩn bị
cho họp Quốc hội, lần đầu tiên người ta thấy ông Trọng vui vẻ nói về vụ cá chết
rằng “Vụ cá chết gây khó khăn cho công tác bầu cử”… Thế
ra đây chỉ là một “Cuộc chơi”, một “Ván Bài” của
các nhóm lợi ích, của các ông Kễnh mà thôi. Người dân miền Trung tiếp tục uống
nước trong, ngồi xem phim hoạt hình “Hãy đợi đấy…”.
Lúc
này, cái mà người dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng, người Việt Nam nói chung cần
nhất là một môi trường biển sạch với một nguồn thủy hải sản phong phú như vốn
có, đủ sức nuôi sống hành chục triệu dân trong vùng. Để có được một hiện thực
như thế, cũng là để tránh xẩy ra những thảm họa tương tự trong tương lai, thảm
họa lần này tôi nghĩ rất cần phải được một Tòa án môi trường xem xét… Trước mắt
yêu cầu Formosa phải có nhiệm vụ làm hồi sinh lại một vùng biển rộng lớn kéo
dài hơn 240 km dọc bờ biển thuộc 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng
Trị - Thừa Thiên Huế)… vì họ mà đã bị nhiễm đôc và sau đó không luyến tiếc gì nữa,
Việt Nam phải trục xuất và cấm cửa tập đoàn này.
Có lẽ
trong tâm trạng quá bức xúc mà tôi nghĩ vậy thôi, còn thực ra BLĐ Việt Nam
không bao giờ dám kiện Formosa. Việt Nam càng không bao giờ dám kiện Trung Quốc
về vấn đề Biển Đông như chính phủ và nhân dân Philippines đã làm và họ đã là
người chiến thắng. Việt Nam kiện Trung Quốc cái gì khi người Tàu sẵn sàng: “Nỉ
kiện Ngộ thế nào được, khi còn nguyên đó những thề thốt của lãnh đạo các Nỉ.
Này nhé…:
- Tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm trong lễ đón đại sứ Trung Quốc tại việt Nam ngày 15- 6- 1956 rằng:
“Theo
dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa)
là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”.
- Công hàm của Phạm Văn Đồng ngày 14- 9- 1958 gửi Thủ tướng quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai: “Chính phủ VNDCCH tán thành và tôn trọng bản tuyên bố 4- 9-1958 của chính phủ CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 Hải lý của Trung Quốc”.
- Bản đồ Địa lý, sách giáo khoa Địa lý trước 30 - 4 -1975 [của miền Bắc - BVN chú thích] còn nguyên những dòng chữ “Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) cùng với đảo Hải Nam, Bành Hồ, Kim Môn Mã Tổ… đã tạo thành bức tường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc”. Là một giáo viên Địa Lý đứng bục giảng từ tháng 9-1970 tôi đau xót mà xác nhận hiện thực này!
Hơn 50
năm trước, các thầy tôi đã dậy và sau đó tôi cũng dậy học trò:
“Hồn
tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng
điêu tàn thì tổ quốc tiêu vong…”
Nay
nguy cơ tổ quốc tiêu vong đã tăng lên gấp 2 lần. Rừng nguyên sinh của ta không
còn. Biển Đông lại bị nhiễm độc bị “Lưỡi Bò 9 đoạn” của
Trung Quốc khoanh mất rồi. Họa vong quốc lần này sẽ lại đến từ biển khơi. Tương
lai của dân tộc là chẳng ra gì. Tôi nghĩ Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã hoàn toàn chính
xác khi đưa ra lời AI ĐIẾU cùng tác giả Trí Quân trên trang mạng Bauxite: “Chúng
ta sẽ Chết tiệt – Chết lịm – Chết ngọt… đúng như quy trình đã thiết kế!”.
N.T.L.
Tác giả
gửi BVN
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:48
No comments:
Post a Comment