Hình
ảnh hàng loạt cá chết dù là khủng khiếp, thê lương đến đâu vẫn chỉ là một biểu
hiện ngoài da, như ghẻ lở nhìn thấy được cho triệu chứng của một người mới phát
tán bệnh phong. Những chất thải độc hại được phóng đi từ Formosa đã tạo ra những
hệ luỵ trầm trọng, vượt qua những xác cá vương vãi trên bờ. Nó đang biến những
giòng nước trong cơ thể Biển Đông dọc theo bờ chữ S trở thành dòng máu của một
bệnh nhân mang vi khuẩn Hansen.
Biển
chết!
Chết
theo nghĩa sẽ không còn những chiếc thuyền ra khơi, không còn cái gọi là ngư
dân bám biển giữ chủ quyền. Tàu lạ từ phương Bắc với những thủ đoạn bắt cóc,
làm chìm tàu, đánh đập, cướp của, giết người... đã không làm chùn lòng những
ngư dân Việt Nam hiền hoà nhưng cương quyết. Nhưng chất thải Formosa đã thành
công trong việc biến những tàu thuyền vượt sóng ra khơi thành những chiếc thuyền
nan lật úp, những con tàu phế thải trơ trọi trên bờ.
"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn
Ngày
18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải
độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống
quản lý không kiểm soát được nước thải.
Lối
giải thích này cho thấy:
-
Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không
hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển.
-
Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling
system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà
máy có điện, đang hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling
system.
Cả
nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra
tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những chất hoá học độc
hại trong nước thải là không có điện!
Rõ
ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một
số người phụ trách khâu thanh lọc.
Trong
văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy
ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng
số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một
số ngày" là điều vô lý.
Do
đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó
kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của
những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể
làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian
dài mới phát hiện được.
Những
kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai?
Để
trả lời câu hỏi, chúng ta cần tìm hiểu Formosa Gang Thép Hà Tĩnh là ai?
Tập đoàn Formosa và dự án gang thép Vũng Áng
Formosa
Plastics Group (FPG) là
một công ty Đài Loan được thành lập vào năm 1954 bởi 2 anh em Wang Yung-ching
và Wang Yung-tsai. Khởi đầu là một công ty sản xuất nhựa, FPG đã trở thành một
công ty đứng trong hàng 861 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes vào
năm 2000 (1).
Năm 2007, tổng thu nhập của FPG lên đến 2000 tỷ NT, tương đương với 15.4% GDP của
Đài Loan lúc ấy. Hiện nay, FPG là công ty tư nhân lớn nhất của Đài Loan.
Dự
án gang thép Vũng Áng được phối hợp bởi 2 công ty Formosa và
Taiwan'sChina Steel với cổ phần ban đầu là 95% và 5% cho mỗi công
ty.
Tuy
nhiên, theo báo cáo của Taipei Times thì vào tháng 9, 2014 Formosa thông báo cổ
phần của Formosa chỉ còn 59% sau khi mỗi 4 công ty con của Formosa hạ thấp cổ
phần đầu tư từ 21.25% xuống 14.75%. (2)
Câu
hỏi được đặt ra là như vậy thì 36% số vốn đầu tư mà Formsa không còn giữ nữa được
chuyển nhượng sang cho China Steel hay công ty nào khác?
Vào
đầu năm 2015, Taiwan's China Steel tăng cổ phần từ 5% lên 25%. (3)
Như
vậy còn lại 16%.
Ai
là sở hữu chủ mới của 16% Formosa Hà Tĩnh?
Ai
là những kẻ có khả năng kiểm soát hệ thống thanh lọc chất thải tại Formosal Hà
Tĩnh?
Để
có thêm những dữ kiện cho câu trả lời, hãy cùng theo những con cá chết từ Vũng
Áng để xuôi Bắc lẫn xuôi Nam.
Cá chết từ Vũng Áng sang đến sông hồ, từ Trung ra Bắc, từ Bắc xuống
Nam
Hiện
tượng cá chết được phát hiện vào ngày 04.04.2016 tại vùng biển
Vũng Áng Hà Tĩnh bởi chất thải không thanh lọc của Formosa. Chỉ vài ngày sau thảm
trạng cá chết lan qua vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị
và Huế.
Trong
khi dư luận dồn mọi nghi vấn vào Formosa là nơi thải nước độc hại ra biển thì bất
ngờ hiện tượng cá chết lại xảy ra ở một số sông hồ:
-
Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông
Bưởi,Thanh Hoá (4);
-
Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông
La Ngàchết tại tỉnh Đồng Nai (5);
-
Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trên sông Lạch Bạng, Thanh
Hoá (6);
-
Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú Quý, Bình
Thuận, bị chết (7);
-
Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh
Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt (8);
-
Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông
Hinh, Phú Yên (9);
-
Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu
Lộc, Thị Nghè,Sài Gòn (10);
-
Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội
(11);
-
Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang (12);
-
Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở
xã Xuân Phương (Sông Cầu), Phú Yên (13);
Cá
chết hàng loạt từ biển miền Trung, khởi đầu với những nguyên nhân do các cán bộ
nhà nước tự chế như tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ đã bị các lãnh đạo Formosa Hà
Tĩnh cúi đầu nhận tội đánh sập.
Do
đó, những lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông ngòi, trải dài từ Bắc
xuống Nam là do thời tiết cũng bị đánh sập.
Đã
có một bàn tay nào đó gây nên thảm trạng cá chết tràn lan này với 2 lý do:
1.
Từ ban đầu muốn đánh lạc hướng và gây hoang mang trong dư luận đang đổ dồn về
nguyên nhân gây ra cá chết tại Vũng Áng và che giấu tội phạm Formosa.
2.
Nhân cơ hội tàn phá toàn bộ công nghệ thủy sản của Việt Nam bằng hiện tượng cá
chết ở khắp mọi nơi.
Từ
"sự cố" nước thải độc hại với liều lượng cao được cố tình tống ra biển
Đông sang đến nhiều sông hồ trên khắp 3 miền bị bỏ độc dẫn đến câu hỏi: Thế
lực ngoại bang nào có khả năng để làm chuyện đó trên đất nước Việt Nam?
Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì
Vào
ngày 02.06.2016 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến
Dũng tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết (14).
Tuy nhiên, mãi cho đến gần 1 tháng sau mới công bố. Tại sao?
Đúng
là đảng và nhà nước cùng với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, dàn dựng sao cho
cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ và cho Formosa. Nhưng không
thể nào cần đến cả tháng, không nên kéo dài khi mà sức ép và sự phẫn nộ của dư
luận quần chúng đang đụng trần. Phải có lý do nào khác để phải trả giá cho việc
chờ đợi.
Bên
cạnh đó, vào ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành - chủ tịch HĐQT
Formosa Hà Tĩnh - đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chính thức nhận
tội". Lý do gì để nhà nước CSVN phải trì hoãn thêm đến 12 ngày?
Lý
do chính là chuyến đi của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng sang Việt
Nam vào ngày 27.06.2016, 3 ngày trước khi nhà nước Việt Nam công bố
nguyên nhân và thủ phạm cá chết.
Cuộc
gặp gỡ của Dương Thiết Trì với lãnh đạo đảng và nhà nước, bên cạnh những ký kết
về toà lãnh sự Tàu tại Đà Nẵng, bản "ghi nhớ" về biển
Đông cùng với 19,5 triệu USD cho cung hữu nghị Việt-Tàu được công bố ra bên
ngoài thì còn có gì khác?
Đó
có thể là thái độ cần "ghi nhớ" với thủ phạm cá chết Formosa; phải
trình bày như thế nào? phải chấp nhận và chốt cho xong những gì đang chưa ngã
ngũ với Formosa. Và con số bồi thường 500 triệu USD.
Tại
sao có con số 500 triệu USD khi mà trong một thời gian quá ngắn, không một tổ
chức chuyên nghiệp nào, một quốc gia tiên tiến nào có thể định lượng được những
thiệt hại về thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam này để từ đó dẫn đến con
số bồi thường? Tại sao phía đảng và nhà nước CSVN chấp nhận con số đó? Có gì bảo
đảm rằng bên cạnh 500 triệu USD được công bố do Formosa bồi thường, bên cạnh
19,5 triệu USD Bắc Kinh dành cho cung hữu nghị, Dương Thiết Kỳ lại không hứa hẹn
riêng tư về một con số đô la với nhiều số không theo sau với các lãnh đạo Ba
Đình?
Câu
hỏi "thế lực ngoại bang nào có khả năng để tạo hiện tượng cá chết
từ biển đến sông, từ khắp Trung Nam Bắc" đã bắt đầu có hướng
trả lời.
Hướng
trả lời nằm ở thế lực nào có cổ phần không công bố và nhân sự trong Formosa Hà
Tĩnh để lũng đoạn hệ thống thanh lọc chất thải; thế lực nào có hạ tầng cơ sở,
có những đặc khu, có một lực lượng quản trị, công nhân, quân đội / tình báo trá
hình tràn lan khắp nước Việt Nam để gây nên cá chết khắp sông hồ; thế lực nào
khống chế được lãnh đạo đảng CSVN và có tay sai nằm ở trong guồng máy chính trị
và ngay ở thượng tầng lãnh đạo Hà Nội.
Hướng
trả lời nằm ở thế lực nào hưởng lợi nhiều nhất khi ngư dân Việt Nam không còn
hiện hữu đủ ở Biển Đông để bám biển như là một biểu tượng đang giữ chủ quyền,
khi toàn bộ kỹ nghệ hải sản Việt Nam bị phá sản, kéo theo tình trạng tuột dốc của
kỹ nghệ du lịch và thụt lùi về kinh tế.
Chúng
ta cần ưu tiên tìm ra câu trả lời một cách rành mạch và logic - ai
là thủ phạm?. Cần ưu tiên để đòi hỏi minh bạch về thông tin, cụ thể những
gì đã xảy ra, bao nhiêu tấn hóa học độc hại đã thải ra, tại sao cá chết ở khắp
các sông hồ...
Con
số 500 triệu USD - rất nhỏ và có tính toán để trở thành một cái bẫy cho dư luận
Việt Nam tranh cãi và đòi hỏi thêm một vài trăm triệu khác, hay phán đoán nó được
phân chia như thế nào, bao nhiêu thực sự đến tay người dân, bao nhiêu để cải
thiện môi trường, bao nhiêu thì vào túi cán bộ... Chúng ta vẫn làm cho ra lẽ để
người dân và đất nước Việt Nam phải được bồi thường chính đáng và công bằng,
nhưng quan trọng hơn cả là phải truy ra thủ phạm.
Chúng
ta cần nhớ, kẻ thù của dân tộc Việt Nam vẫn ngồi đó, rất gần và đã rất lâu. Cá
chết không chỉ một lần bởi Formosa. Và người Việt không chỉ chết một lần này mà
thôi. Sẽ còn nhiều cái chết "đại trà" trong tương lai khi thủ phạm vẫn
ung dung ngồi đó và đi ra đi vào Ba Đình như nhà của chúng.
01.07.2016
_______________________________________
Chú
thích:
(5) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160505/lai-chet-ca-nuoi-be-tren-song-la-nga/1096024.html
(9) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phu-yen-xuat-hien-ca-chet-tren-song-hinh-20160517155029207.htm
No comments:
Post a Comment