Lam Điền - Tuổi Trẻ Online
22/07/2016
16:38 GMT+7
TTO
- Cụ Vương Hồng Sển tin tưởng rằng chỉ có một chương trình văn hóa như việc
xây dựng một bảo tàng do Nhà nước thực hiện mới “cứu” bộ sưu tập cổ vật và sách
quý thoát khỏi tình thế bị “xiết nợ”.
Bên
trong tư gia của cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: Hữu Thuận
Nhìn
lại di chúc cụ Vương
4 nội
dung của tờ di chúc cụ Vương Hồng Sển
lập vào ngày
27-6-1995
Những
điều ao ước hiện tại của tôi và tôi quyết định như sau:
1 - Căn
nhà cuộc thế mang số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh sau khi
tôi mãn phần sẽ trở nên một viện bảo tàng tư gia lấy tên NHÀ VƯƠNG HỒNG SỂN...
Foundation Vương Hồng Sển, gồm rất nhiều sách hiếm có Pháp văn, Quốc văn, Hán
văn thì chỉ được nghiên cứu tại chỗ và không lấy ra khỏi nhà.
2 - Về
cổ vật, gốm tống, sứ quý ngự dụng, Nội phủ, Khánh Xuân thì không được lấy cho
mượn trưng bày nơi khác và vẫn phải giữ gìn kỹ lưỡng và giữ y chỗ cũ mới thấy
tôi đã nhiều công chọn lựa và mua chác có gốc gác đàng hoàng.
3 - Tôi
không màng danh lợi nhưng xin Nhà nước rộng lượng cho tôi được ở tại số 9/1
Nguyễn Thiện Thuật cho đến mãn phần.
4 - Nếu
Nhà nước cùng chấp nhận với tôi đứa con là Vương Hồng Bảo vẫn bất hiếu nhưng
các con của Bảo như Vân hiện đang ở Pháp đã 20 tuổi, Hương, Thành (con trai) và
Minh, chúng nó vô tội, nay mẹ thì ly hôn, cha thì bất hiếu, xin Nhà nước cấp
cho một số tiền vừa phải nuôi chúng ăn học cho đến nên người.
Giới
sưu tập cổ vật và những người có quan tâm đến gia đình cụ Vương Hồng Sển đều biết
vào lúc cuối đời cụ, thì người con trai của cụ là Vương Hồng Bảo đang lâm vào cảnh
nợ nần chồng chất.
Bản
thân ông Vương Hồng Bảo còn bị vướng vào một vụ án với tội danh “lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của công dân”, với số tiền phải trả cho các chủ nợ lên đến
5.350.915.000 đồng + 1.001,5 chỉ vàng và 46.700 USD (theo thời giá trong bản án
năm 1998).
Nếu số
cổ vật và sách quý của vụ Vương Hồng Sển không được hiến tặng cho Nhà nước mà
trở thành tài sản thừa kế của ông Vương Hồng Bảo sau khi cụ Vương Hồng Sển qua
đời, có khả năng tất cả sẽ rơi vào tay các chủ nợ của ông Bảo khi ấy.
Trong
tuổi xế chiều, cụ Vương Hồng Sển tin tưởng rằng chỉ có một chương trình
văn hóa như việc xây dựng một bảo tàng do Nhà nước thực hiện mới “cứu” bộ sưu tập
cổ vật và sách quý thoát khỏi tình thế bị “xiết nợ”.
Trong bốn
nội dung của tờ di chúc lập vào ngày
27-6-1995, với nội
dung thứ tư, trước lời đề nghị trọng tình của cụ Vương Hồng Sển, phía Nhà nước
chấp thuận và tiến hành chi trợ cấp cho ba người cháu của cụ Vương gồm Vương Hồng
Liên Hương, Vương Bảo Thành, Vương Hồng Bảo Minh từ tháng 1-1998 đến tháng
10-2013 tổng số tiền là 531.995.000 đồng.
Gian chính của ngôi nhà cụ Vương - Ảnh: HỮU
THUẬN
“Giữ”
hay “buông”?
Diễn biến
mới nhất trong câu chuyện Nhà Vương Hồng Sển là ý kiến của Hội Luật gia TP.HCM
- một thành viên của “Tổ công tác liên ngành giải quyết các vấn đề liên quan đến
di tích Nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển” do UBND TP.HCM
thành lập từ năm 2013.
Hội Luật
gia tìm hiểu nguồn gốc nhà đất của cụ Vương Hồng Sển, đồng thời phân tích
các yếu tố pháp lý từ những di chúc, di ngôn của cụ Vương Hồng Sển, và nhận định
rằng: “Việc Nhà nước ban hành quyết định số
54/QĐ-UB
ngày 17-2-2003 là không
có cơ sở”.
Đồng thời,
văn bản của Hội Luật gia TP.HCM do luật sư Nguyễn Văn Hậu ký cũng kiến nghị: “Sở
VH-TT TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP.HCM hủy bỏ quyết định số
54/QĐ-UB
về việc xác lập quyền sở hữu nhà nước ngày 17-2-2003 của UBND TP.HCM đối với
nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh”.
Một cán
bộ Sở VH-TT theo dõi câu chuyện nhà cụ Vương Hồng Sển qua nhiều năm đưa ra nhận
định rằng nếu không tiến hành được thì nên “buông”, hủy quyết định xác lập quyền
sở hữu nhà nước đối với căn nhà cụ Vương Hồng Sển và giải quyết các hệ quả pháp
lý từ đó.
Nhưng
“giữ” hay “buông” - câu chuyện khó xử của 20 năm, theo thời gian, càng lúc càng
khó!
Nếu có
một sự hợp lực công - tư, liệu có thể thực hiện tâm nguyện của học giả họ
Vương, tạo dựng một địa chỉ văn hóa có giá trị mang dấu ấn danh nhân cho thành
phố?
LAM
ĐIỀN
-------------------------------------------
Lam Điền - Tuổi Trẻ Online
22/07/2016
10:01 GMT+7
TTO
- Tròn 20 năm ngày học giả Vương Hồng Sển qua đời song việc thành lập một “Bảo
tàng Vương Hồng Sển” như di nguyện của cụ hiện vẫn rơi vào ngõ cụt.
Mặt tiền ngôi nhà cựu Vương đang được người
cháu dùng để bán quán ăn - Ảnh: L.ĐIỀN
Báo Tuổi
Trẻ từng nhiều lần đề cập câu chuyện này (xem các bài “Bảo tàng Vương Hồng Sển: Vẫn chưa khởi động”; “Đến nhà cụ Vương... ăn ốc”; “Nhiều trở ngại quanh nhà cổ cụ Vương”. Đến nay, cũng
đã 20 năm Nhà nước tiếp quản nhà và cổ vật, hiện vật, sách quý của học giả
Vương Hồng Sển để thành lập một “Bảo tàng Vương Hồng Sển”.
Từ
di nguyện của cụ Vương...
Phóng
viên Tuổi Trẻ vừa trở lại ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển dạo
nào. Trong ngôi nhà vốn là Vân Đường Phủ danh tiếng thuở xưa, nay được con cháu
và những người thân tạm trú ngăn phòng ngang dọc để ở tạm.
Bàn thờ
cụ Vương vẫn còn di ảnh và hương khói, nhưng nóc nhà đã dột lỗ chỗ, đó đây đã
thấy mối xông trên các đầu kèo, không gian ảm đạm lọt thỏm giữa bốn bề náo nhiệt
của P.14, Q.Bình Thạnh.
Hai
mươi năm, quãng thời gian đủ để ba người cháu nội của cụ Vương Hồng Sển ngày
nào còn cắp sách đến trường và nhận trợ cấp của thành phố, nay đã yên bề gia thất.
Ngôi
nhà cụ Vương Hồng Sển từ địa chỉ 9/1 Nguyễn Thiện Thuật nay thành 11 Nguyễn Thiện
Thuật, và sân trước đang được cô Vương Hồng Liên Hương (con gái lớn của ông
Vương Hồng Bảo, cháu nội cụ Vương Hồng Sển) sử dụng để bán quán ăn, làm nguồn
thu nhập cho gia đình.
Vương Hồng
Sển là một tên tuổi lớn trong giới sưu tập cổ vật và sách quý tại Sài Gòn từ
trước 1975. Sự kiện về cuối đời cụ quyết định hiến tặng tài sản cho Nhà nước từng
gây chấn động dư luận bấy giờ.
Đáng
chú ý là quyết định hiến tặng tài sản của cụ Vương còn kèm theo một ý tưởng rất
nhân văn, là cụ muốn tại ngôi nhà của cụ “sau khi tôi mãn phần sẽ trở thành một
viện bảo tàng tư gia lấy tên Nhà Vương Hồng Sển” (tờ di chúc lập ngày
27-6-1995).
Cơ sở để
ý tưởng này được thực hiện là cụ Vương Hồng Sển (trong di chúc ngày 2-10-1996)
đã nói rõ: “Tôi dâng hết sách hay và cổ ngoạn có giá trị cho Nhà nước, nhưng với
điều kiện để y tại đây sách lấy ra đọc tại chỗ và không được di dời ra khỏi
nhà”.
Vào
ngày 14-10-1996, UBND TP.HCM đã lập hội đồng thẩm định, đánh giá giá trị những
cổ vật và sách quý tại nhà cụ Vương Hồng Sển.
Hội đồng
đã đánh giá và xác định giá trị
kinh tế của các cổ vật
thuộc sưu tập là 13.591.800.000 đồng, và giá trị các loại sách, tư liệu khác là
133.275.000 đồng. Đây là con số không nhỏ so với thời giá lúc bấy giờ, và quy
mô của hai bộ sưu tập cổ vật và sách - tài liệu như vậy hoàn toàn xứng đáng để
tổ chức thành một Bảo tàng Vương Hồng Sển.
Và Nhà
nước, ở đây là UBND TP.HCM và Sở Văn hóa - thông tin bấy giờ, cũng nhiệt tình
tiếp nhận và đứng ra thực hiện di nguyện của cụ. Thế nhưng mọi việc không suôn
sẻ, nhiều thế hệ lãnh đạo ngành văn hóa TP.HCM cùng tham gia giải quyết “dự án”
này nhưng đều bế tắc.
Giếng trời bên trong Vân Đường Phủ hiện trở
thành nơi phơi phóng của người nhà các cháu cụ Vương - Ảnh: L.ĐIỀN
Đến
một mê trận pháp lý rắc rối
Theo
dõi vụ việc Nhà Vương Hồng Sển, hẳn nhiều người sẽ bật ngửa khi biết một tình
tiết thuộc vào hàng “con voi trong phòng khách”, đó là: trong số chín đầu tài
liệu bao gồm các đơn, di chúc, di ngôn của cụ Vương Hồng Sển do Sở Văn hóa - thể
thao lưu giữ, theo Hội Luật gia TP.HCM, đều “không có nội dung hiến tặng căn
nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật cho Nhà nước”.
Hiến
tài sản cho Nhà nước nhưng không nói rõ việc hiến nhà đất, lại nêu yêu cầu muốn
Nhà nước dùng các tài sản này để làm bảo tàng tại chính ngôi nhà ấy, những thiếu
hụt về căn cứ pháp lý trong ý tưởng của cụ Vương Hồng Sển đã không được phân
tích kỹ để tìm ra sớm hơn.
Nhà nước tích
cực thực hiện ý nguyện của cụ Vương Hồng Sển. Dấu mốc khởi động “dự án” Nhà
Vương Hồng Sển bắt đầu từ quyết định 54 do UBND TP.HCM ban hành ngày 17-2-2003
để xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, theo diện
tiếp nhận theo di chúc.
Từ quyết
định này, tiếp theo đó vào ngày 5-8-2003, UBND TP.HCM ra quyết định 140/2003 xếp
hạng di tích nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật; và ngày
17-9-2003 UBND TP.HCM
ra quyết định 3874 về thu hồi căn nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình
Thạnh để bàn giao cho Sở VH-TT quản lý.
Tuy
nhiên, từ năm 2003 đến nay căn nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật vẫn chưa được bàn
giao cho Sở VH-TT. Lý do là trong nhà cụ Vương lúc bấy giờ còn ba người cháu nội
cư ngụ. Năm 2009, phía TP đã bố trí một căn nhà khác (số 91 Vạn Kiếp, diện tích
145,1m2) để ba người cháu đến ở, nhưng cả ba đều không đồng ý.
Không
những thế, năm 2005, cháu cụ Vương còn đứng tên khởi kiện UBND TP để đòi quyền
lợi thừa kế đối với nhà, đất, cổ vật và sách quý của cụ Vương để lại (đến nay
Tòa án nhân dân TP.HCM và Tòa án phúc thẩm tối cao tại TP.HCM đã đình chỉ các vụ
án dân sự này).
Đến năm
2013, ba người cháu của cụ Vương Hồng Sển đồng đứng tên gửi “Đơn xin cứu xét khẩn
thiết” đến UBND TP.HCM, đề nghị hoặc TP di dời ngôi nhà cổ đến một vị trí khác
để làm Bảo tàng Vương Hồng Sển, hoặc TP định giá lại giá trị nhà đất này để bồi
hoàn cho các cháu theo giá trị tương đương nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật để các
cháu “tìm mua nhà đất khác ở và sinh sống”.
Mê hồn
trận pháp lý lại đẩy giấc mơ về một Bảo tàng Vương Hồng Sển vào ngõ cụt!
*
Hữu Thuận
- Tuổi Trẻ Online
06/07/2016
20:40 GMT+7
TTO
- Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên
là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương).
No comments:
Post a Comment