Tạp
ghi Huy Phương
Sunday, September 27, 2015 2:30:18 PM
Hồ
Anh Thái, sinh năm 1960 tại Hà Nội, là một nhà văn đương thời của Việt Nam, từng
là chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội trong vòng 10 năm, tác giả của gần 30 tác phẩm
và đoạt bốn giải thưởng “nội địa.” Ông được xem thuộc thế hệ nhà văn thời hậu
chiến và là một nhà ngoại giao, tiến sĩ Văn Hóa Đông Phương, hiện giữ chức vụ
phó đại sứ Việt Nam tại Iran.
Nói về Hồ Anh Thái, Anh Chi, trong tạp chí Nghiên Cứu
Văn Học Hà Nội đã ca tụng: “Bây giờ nhìn nhận hiện tượng văn chương Hồ Anh
Thái, chúng tôi nghĩ, anh đã và đang tiếp tục sáng tác những tác phẩm chứa đựng
nhiều phẩm chất văn hóa,” hay “...Với lao động sáng tạo liên tục và mang tính
chuyên nghiệp, anh đã thể hiện bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam
trong thời đại văn chương nước ta hội nhập với văn chương thế giới!” Nói chung
Hồ Anh Thái được ca tụng như một nhà văn lớn, có tầm cỡ quốc tế của Việt Nam.
Như vậy, khi Bắc Việt chiếm miền Nam, Hồ Anh Thái mới
15 tuổi, chưa đến tuổi ra trận, trước 1975 chỉ mới là loại thiếu nhi khăn quàng
đỏ, đánh trống ếch và thuộc lòng “ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng,”
bị nhiễm độc bằng lối tuyên truyền xảo trá Mỹ đang xâm lược miền Nam và lính ngụy
là bọn ăn thịt người. Thời nhỏ, có thể Hồ Anh Thái mục kích cảnh máy bay Mỹ dội
bom xuống Hà Nội, thấy lửa cháy và những cái chết, muốn trở thành nhà văn,
nhưng nếu muốn viết về chiến tranh, phải cần có kinh nghiệm sống, hay học hỏi,
nghiên cứu, chứ không phải qua những câu chuyện kể của những người đi xâm lược
miền Nam trở về sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Khi đã trở thành người thắng cuộc, ai cũng là anh
hùng, người lính có bao nhiêu điều phấn khởi, hả hê, khoác lác để kể chuyện cho
bọn trẻ đang ngóng tai nghe. Một trong những đứa trẻ ấy lớn lên trở thành một
nhà văn viết về chiến tranh, mà kinh nghiệm sống là chỉ cần nghe những kẻ bốc
phét, hoang tưởng, kể lại những chuyện không có được một phần nghìn sự thật.
Câu chuyện lính ngụy ăn gan người, uống máu có lẽ đã
được mô tả trong nhiều tác phẩm của các nhà văn miền Bắc trong và sau chiến
tranh, chỉ với mục đích gây lòng căm thù cho quần chúng, nhưng nhà văn mới lớn
sau 1975, Hồ Anh Thái đã đi quá đà, thêm câu chuyện moi gan, ăn tim bằng cách
mô tả lính ngụy “quay” tử thi Việt Cộng, rồi “róc thịt uống rượu!” như sau:
“Hai ngày sau bọn địch
phản công. Cả trung đội mình bị bằm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa
đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng
Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một
con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội.”
Trong một cảnh khác, lính ngụy không quay Việt Cộng
như quay heo, mà chỉ nổi lửa để nướng tim, gan ăn tại chỗ, đặc biệt trí tưởng
tượng của nhà văn bắt đầu đi đến chỗ điên khùng khi viết: “Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao
hơn.”
“...Cuối cùng, điều
Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh
để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch
một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở
trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay
Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại
chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn.”
Hồ Anh Thái có thể chỉ nghe kể lại qua một nhân vật
ngôi thứ ba, với chuyện lính ngụy quay người, moi tim gan uống rượu, nhưng với
Dương Thu Hương, như lời người kể chuyện thật với nhân vật “chúng tôi” nói về
lính thám báo miền Nam, hiếp dâm, xẻo vú và cửa mình thanh nữ xung phong miền Bắc:
“...Chúng tôi hướng
vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái
xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung
quanh.
Nhờ những tấm khăn
dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận
ra đấy là những người con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một
đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng
hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo.
Chúng đã hiếp các
cô tàn bạo trước khi giết! Những cái xác bầm đập méo mó! Da thịt con gái nõn nà
tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phung lỡ hay
một con cóc chết!” (tiểu thuyết Vô Đề)
Phải chăng vì bọn ngụy ác độc, man rợ như vậy nên miền
Bắc có quyền vẽ lên hình ảnh “người lính cụ Hồ” đáp lễ với những cách người hả
hê, khát máu, để làm gương cho cả một thế hệ sôi sục vì căm thù:
“Quân ta ào lên, bắt
giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ ngụy cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm
thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực
mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc
ấy sao thấy sướng thế! Một thằng ngụy bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một
cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn
một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo m...ỡ.” (Tạ Duy Anh, “Đi Tìm Nhân Vật,” tiểu thuyết, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2002.)
Tôi ở miền Nam, không biết ngoài mặt trận “con ngụy
cái” này là ai, vì chúng tôi không có nữ quân nhân tham chiến, không lẽ đây là
một người đàn bà trong ngôi làng, một cán bộ Xây Dựng Nông Thôn để lính Bắc Việt
trút hết nỗi căm hờn và thỏa mãn thú tính lên cao độ như thế, một con chó cắn người hay một
con cọp vồ mồi cũng không “thú” hơn” là chất “thú” của một người lính Việt Cộng?
- “Giết người lúc ấy
sao thấy sướng thế!”
Ở ngoài mặt trận, không giết người thì người giết.
Nhưng giết người mà thấy khoái cảm thì nhân loại chỉ thấy có người lính Bắc Việt.
Ngay cả ISIS cắt cổ người cũng không có cái hả hê như thế! Tạ Duy Anh còn không
che đậy, nói rằng “niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong
ngực mình!” Thì ra thế là đấu tranh, không phải tạo hạnh phúc cho người khác,
mà là nếu họ hạnh phúc hơn mình, hãy giết hết họ, chẳng qua vì lòng ganh ghét.
Đó là nguyên nhân rõ ràng của “cải cách ruộng đất,”
vì họ giàu hơn mình, của “thảm sát Mậu Thân,” vì họ sướng hơn mình.
Với Tạ Duy Anh “giết người thấy sướng,” đối với
Dương Thu Hương “với khoái cảm không che đậy”:
“...Hùng thường
nghĩ ra những cách giết người đặc sắc trong các trận giáp lá cà. Và gã kể lại
cho đồng đội nghe với khoái cảm không che đậy. Kẻ thì gã xọc lê từ họng xuống
tim, kẻ gã chọc từ nách bên phải qua bên trái, kẻ gã lại đâm từ hạ bộ ngược lên
ở bụng. Kỳ thú nhất là một lần đánh ấp, gã bò vào phòng riêng một tên sĩ quan
ngụy, chờ tên này dính chặt với cô vợ trắng phôm phốp của y như một cặp cá thờn
bơn, gã mới phóng lê từ trên xuống. 'Một xọc xuyên hai, bảo đảm là sướng mắt...'” (TTVĐ- chương 11)
Một sự thèm khát đầy dục vọng, ở đây Dương Thu Hương
rất giống Tạ Dụy Anh hay Tạ Duy Anh rất giống Dương Thu Hương, ở chỗ “niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên
ngùn ngụt trong ngực.”
Đó là chưa nói đến chuyện bừa bãi, vô lý trong tình
tiết một tên bộ đội bò “vào phòng riêng một tên sĩ quan ngụy,” “bị đạn găm đầy
mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò,” thám báo hoạt động trong lòng địch
mà nổi lửa quay người hay hiếp dâm, xẻo vú!
Chuyện căm thù, dã man của người lính miền Bắc đã để
lại trong một câu chuyện có thật, đó là cái chết của nhà văn Y Uyên, người sĩ
quan của TK Bình Thuận năm 1966:
“Trên thân xác của
Uy, khi chở về quân y viện, có những dấu đạn thừa, những dấu dao vô lối. Những
dấu đạn, vết dao không thể cắt nghĩa được. Nếu không phải là chúng có từ những
thù hận ghê gớm, những chất ngất căm hờn, thì không thể làm sao tìm ra lý do giải
thích sự hiện diện của chúng trên thân hình một người đã chết.”
Tôi xin nhường sự phê phán ấy cho một nhà văn miền
Nam:
“Tôi không hiểu bằng
cách nào, trong cuộc chiến tương tàn, ròng rã hơn 20 năm này, những người lãnh
đạo Cộng Sản đã dạy cho binh lính của họ như thể nào để lòng thù hận chất ngất
mênh mông đến thế? Tôi chấp nhận những viên đạn thứ nhất là hợp lý - Ừ, thì cứ
cho là hợp lý. Nhưng những viên đạn bắn bồi, những nhát dao đâm thêm trên một
xác thân đã chết là những viên đạn, những nhát dao không thể cắt nghĩa, không
thể chấp nhận được. Những người Cộng Sản Việt Nam đã làm những điều dã man như
thế, khởi đi từ lòng thù hận, từ sự cuồng tín.” (“Núi Tà Dôn và Dấu Chân Uy” của Lê Văn Chính -Tạp Chí Văn, số 129, phát
hành ngày 1 Tháng Năm, 1969)
Bốn mươi năm đã trôi qua, bây giờ người ta đang nói
chuyện “hòa hợp hòa giải,” “khép lại quá khứ,” nhưng sau 40 năm cũng là lúc đã
nhìn rõ mặt nhau. Có những nhà văn như thế đấy! Nếu có một cuộc xét lại, những
nhà văn miền Bắc sẽ nghĩ gì về những tác phẩm “hoang tưởng” như thế? Và dù sao
thì nó cũng đã để lại những vết dơ của nền văn hóa XHCN, còn ảnh hương lâu dài
đến những nhận thức của những lớp người mới lớn lên sau khi Sài Gòn đổi tên.
Để kết luận bài này tôi xin ghi lại những câu thơ đầy
lương tri của miền Nam viết trong chiến tranh:
“...Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.”
(Nguyễn Bắc Sơn)
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.”
(Nguyễn Bắc Sơn)
“...Trời ơi, những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?”
(Tô Thùy Yên)
Con ai, chồng ai, anh em ai?”
(Tô Thùy Yên)
No comments:
Post a Comment