Sunday, September 27, 2015

Chủ Tịch Hạ Viên Boehner, nạn nhân của giới chính trị cực đoan (Hà Tường Cát tổng hợp)





Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp
Friday, September 25, 2015 6:09:11 PM 

Chủ tịch Hạ Viện, dân biểu John Boehner, Cộng Hòa-Ohio, bất ngờ loan báo  từ chức sáng Thứ Sáu. Quyêt định sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10. Chỉ một số ít phụ tá thân cận trong thời gian gần đây biết ông có ý định rút lui, tuy nhiên quyết định dứt khoát vào phút chót của Boehner không ai biết trước.
  
Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner trong cuộc họp báo sáng Thứ Sáu, sau khi tuyên bố từ chức.(Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

Một ngày sau cuộc tiếp đón Giáo Hoàng Francis đến đọc diễn văn tại Quốc Hội hôm Thứ Năm, một dấu mốc trong sự nghiệp chính trị của mình,  chủ tich Boehner tuyên bố với các phóng viên trong cuộc họp báo: “Đêm qua tôi đã bắt đầu suy nghĩ về việc này. Buổi sáng thức dậy và sau khi cầu nguyện như mọi ngày, tôi quyết định rằng hôm nay là ngày để làm điều ấy. Chỉ đơn giản là như vậy”.
Ông Boehner nói thêm rằng chuyến thăm Quốc Hội của Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Năm là chất súc tác cho ông đưa ra quyết định này. Theo ông, lý do chính của quyết định từ chức là vấn đề không  đồng thuận được trong nội bộ Cộng Hòa. Thêm vào đó, về mặt tình cảm ông nhận thức ra  sự cô đơn của ông và Giáo Hoàng  trong cuộc viếng thăm và đọc diễn văn ở quốc hội.  Boehner là một giáo dân công giáo thuần thành.

Ông kể lại bằng giọng cảm động:  “Đức Giáo Hoàng choàng tay ôm tôi và nói: hãy cầu nguyện cho ta. Tôi là ai mà có thể cầu nguyện cho ngài? Nhưng tôi đã làm”. Ông cũng nhắc lại lời Giáo Hoàng trong bài diễn từ đọc tại quốc hội, và ông mong mỏi rằng “chúng ta hãy lưu ý đến lời kêu gọi của ngài để sống bằng khuôn vàng thước ngọc”. Và ông nhấn mạnh về sự quan trọng đối với các giới lãnh đạo là “phải tìm ra một mẫu số chung để giải quyết mọi việc”.

Trong cuộc họp báo cùng Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc ngoài sân tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi được tin, và tôi đã gọi điện thoại nói chuyện với ông Boehner. Ông là một người yêu nước, một nhà lãnh đạo xuất sắc. Chúng tôi có nhiều khác biệt, nhưng luôn làm việc trong sự tương kính. Ông Boehner là người giữ lời khi đã cam kết. Nhưng quan trọng hơn cả, ông là người hiểu cách làm việc của chính phủ hơn ai hết. Ông biết rằng, không bao giờ ai có thể đạt được 100% những gì muốn”.

Dân biểu John Boehner nhiệm kỳ thứ 13 ở tiểu bang Ohio, 65 tuổi, trở thành chủ tịch Hạ Viện năm 2011 thay thế bà Nancy Pelosi dân biểu California sau khi đảng Dân Chủ mất đa số. Ông là chủ tịch thứ 61 của Hạ Viện, và là chủ tịch đầu tiên từ chức kể từ 1989. Chức vụ này được coi là đứng hàng thứ ba trong chính quyền sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Các giới am hiểu dự đoán người có triển vọng thay thế lả nhân vật thứ nhì của đảng Cộng Hòa, dân biểu Kevin McCarthy đơn vị 43 California  ở vùng phía Nam  San Joaquin Valley và Sierra Nevada trong đó có một phần lớn thành phố Bakersfield. Dân biểu Boehner không can dự vào việc bầu chọn người kế nhiệm mình nhưng nói rằng ngưởi phó của ông, thủ lãnh khối đa số Hạ Viện McCarthy “có thể là một chủ tịch Hạ Viện xuất sắc”.
Cuộc bầu cử chủ tịch sẽ diễn ra cuối tháng 10 khi sự từ chức của Boehner có hiệu lực và quốc hội vào khoá họp mới.  Theo điều lệ, mỗi chính đảng họp đề cử một ứng viên. Trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện phải đạt túc số quá bán mời đắc cử.  Nếu không đạt được túc số, sẽ có vòng bầu khác và sẽ lập lại như thế cho đến khi. Tuy nhiên thường có một số dân biểu vắng mặt nên đa số quá bán phiếu bầu  ấy có thể vẫn chỉ là thiểu số của Hạ Viện, dưới 218/434 dân biểu.

Chủ tịch Boehner từ lâu vẫn gặp khó khăn với thành phần bảo thủ cực đoán trong các dân biểu Cộng Hòa, đạc biệt trong chính sách thuế vụ. Ông đã nhiều lần  thúc đẩy cho thông qua dự luật gia tăng trần nợ và trong nỗ lực này vẫn thường phải dựa vào số phiếu của các người Dân Chủ. Chiến lược ấy làm cho các giới bảo thủ phẫn nộ. Ông nhìn nhận rằng tình trạng lộn xộn ở Hạ Viện mà ông không thể nào dàn xếp nổi khiến ông đã có ý định từ chức vào cuối năm nay.
Ông nói: “Tôi đã lôi cuốn được nhiều người theo tôi, nhưng sự rối loạn được khuấy động hơn lên trong mấy tháng vừa qua không tốt đẹp cho Hạ Viện và cho đảng. Nếu tôi không tính việc rút lui sớm thì tôi có thể nói rằng đã không làm gì cả”.
Quyết định bất ngờ của ông Boehner được đưa ra sau khi ông bị sức ép từ những người bảo thủ có đường lối cứng rắn, nhất là trong vấn đề đe dọa đóng cửa chính quyền bằng đòi hỏi ngưng cấp ngân sách cho tổ chức Planned Parenthood, một tổ chức giúp đỡ phụ nữ trong việc kế hoạch hóa gia đình.

Trong cuộc tranh luận của 11 úng cử viên Tổng Thống đảng Cộng Hòa ngày 16 tháng 9 vừa qua, đa số trong đó có  Fiorina, Cruz, Rubio,... ủng hộ thái độ cứng rắn trong đòi hỏi ấy và sẵn sàng muốn chính quyền phải đóng cửa.

Nhưng trong cuộc họp báo đã định trước với chủ tịch Tập Cận Bình, đề cập đén việc chủ tịch Boehner rút lui, Tổng Thống Obama cũng nói thêm rằng ông hy vọng người thay thế ông sẽ nhìn nhận là quan điểm chính trị khác biệt sẽ không đưa tới rủi ro của việc đóng cửa chính quyến, và đừng nên xem đó là thái độ yếu đuối

Lãnh tụ khối thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi, dân biểu Dân Chủ tiểu bang California, trong cuộc họp báo sáng Thứ Sáu, nói rằng tin ông Boehner từ chức gây “chấn động tại Hạ Viện”. Theo bà đây là  bằng chứng cho thấy lãnh đạo của đảng Cộng Hòa đã bị phe bảo thủ cựu đoan  “cướp” mất.  Bà cho là sự rối loạn trong đảng Cộng Hòa để chọn người thay thế ông Boehner sẽ “làm sao lãng” những cố gắng giải quyết chuyện ngân sách tại Quốc Hội. Bà cho biết bà chưa có dịp nói chuyện với ông Boehner, nhưng khẳng định rằng bà sẽ tiếp tục thương thuyết trực tiếp với ông để đạt mục tiêu cấp ngân sách cho tổ chức Planned Parenthood.

Thượng Nghị Sĩ Harry Reid, Dân Chủ-Nevada, lãnh tụ thiểu số Thượng Viện, tweet rằng sự từ chức của “một người đàn ông tốt như Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner – một người rất am hiểu nghệ thuật  tương nhượng” cho thấy, “đảng Cộng Hòa kiểu Dwight Eisenhower và Ronald Reagan không còn nữa.”

Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), lãnh tụ đa số Thượng Viện, nói rằng sự từ chức của ông Boehner nói lên một sự việc “hết sức đáng buồn” là “nhóm Tea Party đã nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện.”. Theo lời ông, John Boehner là một người Cộng Hòa bảo thủ, nhưng là một con người thực tế, biết lúc nào phải tương nhượng để đạt mục tiêu”

Rõ ràng chủ tịch John Boehner có mối quan hệ gai góc đối với phe bảo thủ cực đoan. Chuyện ấy được thể hiện công khai tại hội nghị Values Voter Summit do phe bảo thủ cực đoan tổ chức ở Washington hôm Thứ Sáu, nơi nhiều ứng cử viên Tổng Thống đảng Cộng Hòa sẽ có phát biểu. Khi tin ông Boehner từ chức được Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio loan báo trên diễn đàn, hội trường reo hò và vỗ tay kéo dài trong nửa phút, có những người nhảy lên trong sự vui mừng.

Thượng Nghị Sĩ Rubio sau khi nhấn mạnh theo lối lịch sự rằng ông tôn trọng lóng phục vụ của chủ tịch Boehner, đả khong quên nói thêm: “Tôi không đứng ở đây để đập bát cứ ai, nhưng đã đến lúc để lật qua một trang mới”.

Ứng cử viên Jeb Bush, cựu Thống Đốc Florida, không tham dự Values Voter Summit, ca ngợi những cống hiến của Boehner cho nước Mỹ,  và chủ tịch ùy ban trung ương đàng Cộng Hòa Reince Priebus gọi ông là người "bền bỉ bảo vệ những nguyên tăc của bảo thủ".  Nhưng tỷ phú Donald Trump và Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, Cộng Hòa-Texas, là hai ứng cử viên Tổng Thống bày tỏ sự hài lóng khi biết ông Boehner từ chức

Còn theo nhận định của Tổng Thống Obama: “Ai  sẽ lên làm chủ tịch Hạ Viện thì cũng không có thay đổi chính sách bao nhiêu. Nếu không tương nhượng thì sẽ không đạt được gì hết.”  (HC)
 




No comments: