Anh Vũ - RFI
Đăng ngày 01-08-2015
Dân chúng cũng chống
TPP . Biểu tình ở Maui, Hawaii, ngày 29/07/2015. Reuters
Theo
AFP, 12 nước tham gia thương lượng về hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình
Dương TPP đã không đạt được thỏa thuận sau vòng đàm phán kéo dài một tuần tại
Hawai vừa kết thúc ngày hôm qua 31/07/2015.Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn lạc quan về
tương lai của TPP.
Theo đại diện Thương mại Hoa Kỳ tại cuộc đàm phán
Michael Froman, các nước tham dự phiên họp đã quyết định tiếp tục các cuộc thảo
luận song phương để cố gắng giải tỏa các bất đồng. Tuy nhiên chưa có ngày cho
cuộc đàm phán đa phương sắp tới được ấn định.
Họp báo kết thúc phiên đàm phán tại Maui trên quần đảo
Hawai của Mỹ, hôm qua ông Michael Froman cho biết 12 nước tham gia đàm phán đã
« đạt được những tiến bộ đáng kể » và các bên sẽ « tiếp tục làm việc để giải
quyết một số lượng nhỏ các vấn để và để đi tới kết thúc đàm phán.
Vòng đàm phán TPP lần này tại Hawai được coi là giai
đoạn mấu chốt để đạt được thỏa thuận cuối cùng sau nhiều năm thương lượng kể từ
vòng đàm phán đầu tiên từ hồi năm 2008.
Nhiều vấn đề vẫn chia rẽ các bên trong cuộc thương
lượng tại Hawai như vấn đề tiếp cận thị trường cho các sản phẩm như sữa, gạo,
đường. Ngoài ra, vấn đề sở hữu trí tuệ, giá dược phẩm hay phụ tùng xe hơi vẫn gặp
phải nhiều bất đồng.
Tuy nhiên ông Froman cũng tỏ ra lạc quan, ông khẳng
định : « trong giai đoạn đàm phán cuối cùng này, chúng tôi tin tưởng hơn bao giờ
hết hiệp định TPP đang ở trong tầm tay và sẽ thúc đẩy tạo công ăn việc làm và
tăng trưởng kinh tế »
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mong muốn
thúc đẩy nhanh chóng ký được TPP để đưa qua Quốc hội phê chuẩn trước khi diễn
ra cuộc bẩu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2016. Quốc hội Mỹ hiện nay đã đồng
ý trao quyền đàm phán nhanh ( Trade Promotion Authority – TPA) cho tổng thống
Obama, theo đó các nghị sĩ Mỹ buộc phải cho biết ý kiến đồng ý hay không đồng ý
về văn kiện hiệp định TPP mà không được can thiệp sửa đổi nội dung. Để đạt được
điều này, Nhà trắng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt trong chính nội bộ đảng
Dân chủ.
Các nước tham gia đàm phán TPP chiếm khoảng 40% GDP
của thế giới trong đó có các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc
và New Zeland. Ngoài ra còn có các nước khác cũng muốn gia nhập TPP như Perou,
Chilê, Mêhico, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc, nền kinh tế
thứ 2 thế giới không tham gia vào hiệp định.
-------------------------------
1 tháng 8 2015
Các
nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đã không thể đi
đến một thỏa thuận chung sau vòng đàm phán kéo dài 4 ngày ở Hawaii, hãng thông
tấn Reuters đưa tin.
Các điểm bất
đồng chính bao gồm xuất xứ xe hơi xuất khẩu của Nhật Bản và vấn đề bảo vệ dữ liệu
dùng để phát triển thuốc sinh học.
Bên cạnh đó,
New Zealand cũng không chấp nhận ủng hộ một thỏa thuận không mở cửa đáng kể các
thị trường sữa.
Tuy nhiên, các bộ trưởng từ 12 nước tham gia đàm
phán TPP, vốn chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới, tin rằng một thỏa thuận
"vẫn nằm trong tầm tay".
"Quý vị có thể thấy là chỉ còn một hay hai vấn
đề vô cùng nan giải. Một trong số đó là thị trường sữa", Bộ trưởng Thương
mại New Zealand Tim Groser nói.
Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb đổ lỗi cho nhóm
'bộ bốn' nền kinh tế lớn, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Mexico.
"Điều đáng buồn là 98% nội dung thỏa thuận đã
được chốt lại", ông nói.
Thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận sẽ gây
trở ngại cho chính quyền Tổng thống Barack Obama, vốn xem TPP là một phần quan
trọng trong chính sách chuyển trục sang châu Á nhằm đối trọng với tầm ảnh hưởng
của Trung Quốc trong khu vực.
Vòng đàm phán lần này, với sự góp mặt của 650 nhà
đàm phán, được xem là cơ hội cuối cùng để chính phủ Hoa Kỳ chốt lại TPP và
trình ra trước Quốc hội trong năm nay, trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm
2016.
Kết quả đã làm nản lòng nhiều nhà đàm phán, vốn đã
thảo luận xuyên đêm để giải quyết các mâu thuẫn còn tồn đọng, Reuters cho biết.
Bất chấp những bước tiến đã đat được, các bên đã
không thể đi đến một thỏa thuận chung sau bốn ngày thảo luận.
New Zealand nói nước này sẽ không ủng hộ một thỏa
thuận không mở cửa đáng kể các thị trường sữa, nhất là tại Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Canada và Mexico.
Bộ trưởng các nước cũng chưa thể nhất trí về thời
gian bảo vệ các thông tin sử dụng để chế tạo thuốc sinh học.
Các nhà sản xuất dược phẩm tại Hoa Kỳ muốn 12 năm,
nhưng Úc lại chỉ muốn 5 năm và Chile không muốn năm nào.
"Hoa Kỳ đứng ở một bên, trong khi tất cả những
nước khác ở bên còn lại ... không bên nào chịu nhượng bộ", đại diện của một
trong các quốc gia tham gia đàm phán, nói.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thống nhất hầu hết các quy định
về xuất xứ của xe hơi, vốn xác định khi nào một sản phẩm được cho là xuất xứ từ
bên trong vùng tự do thương mại và không phải chịu thuế.
Tuy nhiên điều này lại không có được sự ủng hộ từ
Canada và Mexico.
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Gualardo nói Mexico
là nhà xuất khẩu xe lớn thứ tư thế giới và ông không có gì phải hối tiếc về việc
bảo vệ cho lợi ích của nước mình.
Các nhà sản xuất xe hơi của Nhật sử dụng nhiều linh
kiện nhập từ Thái Lan, một nước không nằm trong TPP.
--------------------------
01.08.2015
Cuộc điều đình về Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc ở Hawaii mà chưa có một thoả thuận chung cuộc.
Tại một cuộc họp báo tối thứ sáu, Đại diện Thương mại
Mỹ Michael Froman nói 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được những tiến bộ đáng
kể và tin tưởng nhiều hơn lúc nào hết là thoả thuận đang nằm trong tầm tay.
Ngày giờ của cuộc họp kế tiếp chưa được ấn định,
nhưng các bộ trưởng thương mại cho biết những công việc để giải quyết những
lãnh vực còn có vấn đề sẽ được xúc tiến.
Những vấn đề này có tính chất nhạy cảm về mặt chính
trị, bao gồm những nỗ lực để cho phép gia tăng lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản,
nhập khẩu thêm đường vào Mỹ, gia tăng quyền tiếp cận thị trường sữa của Canada
và nới rộng sự bảo vệ quyền sáng chế cho những loại thuốc mới trong vòng 12
năm.
No comments:
Post a Comment