Giới thiệu sách: Hannah Arendt – The Origins of
Totalitarianism. New York: Harcourt Brace, 1951
Vấn
đề
Gần đây, sự sụp đổ của Trung Quốc được học giới
phương Tây đề cập và một học thuyết domino trong thời kỳ mới vẫn chưa thành
hình. Chừng nào chế độ độc tài của Việt Nam sẽ sụp đổ và với hình thức nào là một
câu hỏi quen thuộc của người Việt mà chưa có câu trả lời chính xác. Dù nguy cơ
của ĐCSVN thường được đặt ra, nhưng nguyên ủy cho sự tan rã chung này cũng là vấn
đề cần tìm hiểu: chế độ toàn trị do đâu mà có.
Sự thành hình của nhà nước toàn trị là một khảo hướng
lý thuyết đa dạng, nhưng sau khi chế độ Đức Quốc Xã đầu hàng thì “The Orgins
of Totalitarianism“ (1951) của Hannad Arendt được học giới ca ngợi
đây là một tác phẩm trứ danh, được liệt kê vào một trong số 100 danh phẩm của
thế kỷ XX và tác giả được vinh danh là một triết gia có ảnh hưởng sâu đậm trong
lịch sử tưởng chính trị cận đại. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu danh phẩm này.
Tác
giả
Hannad Arendt (1906-1975) là người
Do Thái, nhưng sinh ở Linden gần Hannover (Đức) và trưởng thành ở Königsberg.
Arendt học Triết học, Thần học và Hy lạp (1924-28) tại các Đại học Marburg,
Heidelberg và Freiburg với các triết gia nổi danh Martin Heidegger và Karl
Jaspers. Luận án Tiến sĩ của bà là “Khái niệm về tình yêu của Augustin”. Vì gốc
Do thái nên bà không được phép dạy học.
Khi Hitler cầm quyền bà bị giam và sau đó cùng chồng
là Günter Stern đào thoát sang Paris tháng 8 năm 1933. Tại Paris, bà làm việc
cho Jungend Aliyad, một tổ chức thanh niên tỵ nạn người Do Thái, nhưng mất quyền
công dân Đức và sống trong tình trạng không quốc tịch. Bà ly dị vào năm 1937 và
làm việc cho tổ chức Jewish Agency tại Paris. Bà tái giá với Heinrich Blücher.
Sau khi bị giam tại trại tập trung Gurs, miền nam nước Pháp, bà và toàn gia
đình sang tỵ nạn taị Hoa Kỳ năm 1941. Khởi đầu bà làm việc cho tuần báo Aufbau,
sau đó cho nhà xuất bản Schocken và phụ trách điều hành cho tổ chức Jewish
Cultural Reconstruction Agency.
Năm 1951 bà nhập tịch Mỹ sau 14 năm sống không có quốc
tịch và cho ra mắt tác phẩm The Origin of Totalitarism. Bà nổi danh và
được mời thỉnh giảng tại các Đại học Princeton, Harvard, Berkeley, Chicago và
New York. Từ năm 1967 bà là giáo sư chính thức tại New School for Social
Research, New York. Với nhiều trước tác quan trọng bà nhận được 10 bằng Tiến sĩ
danh dự của các đại học danh tiếng và nhiều giải thưởng cao qúy. Bà mất ngày 4
tháng 15 năm 1975 tại New York.
Dù hai lần kết hôn với hai nhà trí thức tên tuổi,
nhưng người tinh muôn thuở của bà vẫn là Martin Heidegger. Chuyện tình và cuộc
đời tranh đấu của bà được soạn thành phim và gây thu hút dư luận. Gần đây, các
luận đề của bà được học giới quan tâm thảo luận và vinh danh các đóng góp này.
Hannah Arendt – The
Origins of Totalitarianism. New York: Harcourt Brace, 1951
Tác
phẩm
The Orgirins of Totalitarianism do New York Harcourt Brace xuất bản lần đầu vào năm 1951 là một tác phẩm
có ba tựa đề và viết bằng hai ngôn ngữ Anh và Đức.
Ấn bản Anh ngữ tại châu Âu do Secker & Warburg,
London xuất bản vào năm 1951 có tựa là The Burdens of Our Time. Với tựa
đề này bà muốn nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức và triết lý, vì The Origins
of Totalitarianism dễ gây ngộ nhận cho độc giả là bà nghiên cứu về mối
liên hệ nhân qủa, một khảo hướng thông thường của sử gia.
Ấn bản Đức ngữ của Europäische Verlagsanstlt,
Frankfurt a. M. năm 1955 là Elemente und Ursprünge totaler Herrschaft do
chính bà dịch và tăng bổ nội dung. Tựa đề này phản ánh nội dung mà bà kỳ vọng. Ấn
bản lần thứ ba năm 1966 được xem là hoàn chỉnh, vì có số lượng tăng hơn 526
trang so với ấn bản 1951 và có lời giới thiệu trang trọng của Karl Jaspers.
Nội
dung
Dù với tựa đề nào thì nội dung của tác phẩm cũng
không thuần là một luận đề tư tưởng chính trị của một triết gia mà là một bản
cáo trạng đầy tâm huyết của một nạn nhân của chế độ Đức Quốc Xã trước một tội
ác có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Bà xem đây là trách nhiệm cao
cả của mình vì những khái niệm về hình luật như tội giết người, mức độ quy
trách và hình phạt xét xử không thể nào diễn đạt được bất công của cả một chế độ
phi nhân.
Vì là một luận cương đấu tranh nên bà không đề ra một
khái niệm cơ bản về nhà nước toàn trị để làm khởi điểm cho nội dung. Bà cho là
các phương pháp của các sử gia thời hậu chiến không thể lý giải đầy đủ về biến
cố trong đại này, khi chỉ đề ra mối liên hệ nhân quả trong từng biến cố riêng
biệt, mà chế độ toàn trị là nguyên nhân chính cho mọi thảm hoạ. Bà nêu lên những
hình thức mới của một nhà nước toàn trị mà độc giả ngày nay phải hiểu đó là một
khái niệm chưa rõ nét trong bối cảnh chính trị của những năm đầu của thập niên
1950 thời Chiến tranh Lạnh.
Trong ấn bản năm 1966 bà nhấn mạnh không phải bất cứ
chế độ độc đảng nào cũng là chế độ toàn trị mà chế độ phát xít Ý và chính quyền
của các quốc gia Đông Âu và Liên xô trước khi Stalin chết là một thí dụ. Đặc điểm
của chế độ toàn trị chỉ phát sinh trong thởi kỳ Đức Quốc Xã với chủ trương tiêu
diệt người Do thái và trong chế độ Stalin, chủ trương triệt để về một xã hội lý
tưởng không còn gia cấp và nhà nước.
Khác với các khảo hướng quen thuộc của các sử gia,
bà không những tìm hiểu điều kiện hình thành của chế độ Đức Quốc Xã và Stalin,
mà kết hợp hai hình thức độc tài này để giải thích về nguồn gốc của một chế độ
toàn trị. Để nắm quyền cai trị một đất nước suy tàn, chính quyền sử dụng bạo lực
không những chỉ trong sinh hoạt chính trị hàng ngày, mà còn chọn khủng bố toàn
thể dân tộc là phương tiện mà việc tiêu diệt người Do Thái là một biến cố lịch
sử đáng lý không thể xãy ra.
Bố cục
Tác phẩm có ba phần chính là phong trào chống người
Do Thái, chủ nghiã đế quốc và chế độ toàn trị.
Phần
I
trình bày ba chủ đề: Tại sao phong trào chống Do
Thái lại thành hình đúng vào thời điểm suy tàn mà không vào thời hưng thịnh của
chủ nghiã dân tộc tại các nước châu Âu? Đâu là vai trò của cộng đồng người Do
Thái trong đất nước và xã hội? Tại sao chủ nghĩa đế quốc kết hợp đúng vào thời
điểm bài Do Thái?
Điều kiện lịch sử vào thế kỷ XVIII và XIX hình thành
phong trào chống người Do Thái, khởi đầu là một hiện tượng xã hội phổ biến
không chỉ phát sinh tại châu Âu, nơi mà phân biệt sắc tộc mà còn lan trọng, sau
đó còn đến Liên Xô, nơi mà phân biệt gia cấp nặng nề.
Chương IV trình bày vụ kiện Dreyfus tại Pháp vào cuối
XIX. Dreyfus, một sĩ quan Pháp gốc Do Thái, bị vào tù vì vu cáo làm gián điệp.
Mặc dù Dreyfus đã được toà xét là vô tội, nhưng phong trào chống Do Thái trong
quân đội, giới tu sĩ Thiên chúa giáo lan tràn ra xã hội. Nhưng tinh thần liêm
khiết và dấn thân của giới trí thức Pháp, ý thức trọng pháp và nhân quyền của
dân Pháp, và đặc biệt nhất là chính giới tỏ ra chống đối chủ nghiã Phát Xít của
Ý trong nước là lý do chính làm cho mức tác hại của phong trào bài Do Thái tại
Pháp không quá trầm trọng như tại Đức, Áo, Hung và Đông Âu.
Trong khi phong trào bài Do Thái khắp châu Âu lên
cao điểm, thì cộng đồng người Do Thaí cũng mất đoàn kết trước hiểm hoạ và xem cộng
đồng Do Thái tại Đức là một ngoại lệ trong lich sử. Dù cộng đồng này là một
thành phần sắc tộc nhỏ, nhưng chính giới và dân chúng tìm mọi cách quy trách là
tác nhân chính cho mọi tình trạng suy vi trong xã hội.
Thực ra, vai trò tài trợ của các nhà đại tài phiệt
Do Thái trong tất cả mọi sinh hoạt công trong chế độ phong kiến không còn nhiều
và không phải bóc lột kinh tế của giới Do Thái thể hiện trong hằng ngày, mà sự
giàu có và vai trò quyết định tối hậu trong mọi sinh hoạt quốc gia, dù tiểm ẩn,
nhưng đó là nguyên nhân làm cho sự thù ghét trong toàn xã hội bộc phát.
Phần
II
bàn về chủ nghiã đế quốc như là mối đe doạ cho toàn
cầu vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đó là một giai đoạn chuẩn bị cho thảm họa
sắp tới của chế độ toàn trị và dân tộc Do Thái bị ảnh hưởng trong trong trào
lưu này.
Chính giới phương Tây lập luận là các chính sách phát
triển kinh tế bị hạn chế do các luật lệ vốn có sẳn trong hệ thống tư bản chủ
nghĩa. Rào cản pháp luật này cần phá vở mà tăng trưởng kinh tế liên tục và mở rộng
sức mạnh khỏi biên giới quốc gia là mục tiêu của chủ nghĩa đế quốc.
Từ 1884-1914, khẩu hiệu của “mở rộng vì lợi ích” đã
được sử dụng để biện minh cho việc chinh phục nước ngoài, vì đó là lợi ích của
dân tộc và cũng là một phương châm kinh doanh cho các công ty khai thác dã man
người nước ngoài. Đóng vai trò tiên phong trong chính sách này là một số các
nhà tài phiệt Do Thái có óc phiêu lưu mạo hiểm.
Có hai hình thức của chủ nghiã đế quốc, một tại châu
Âu và một tại hải ngoại, mà Nam Phi và các nước thuộc điạ khác của Anh và Pháp
là thí dụ. Vì theo đuổi chính sách đế quốc ở hải ngoại với chiều hướng kinh tế
tư bản chủ nghiã mà chính sách kỳ thị chủng tộc hình thành. Giới thống trị da
trắng gốc người Hoà Lan tại Nam Phi không chấp nhận người da đen về mọi mặt. Họ
du nhập nguyên tắc cai trị chính quyền và tổ chức xã hội nước thuộc địa dựa
trên màu da. Từ đó, kỳ thị và bóc lột trở thành quy tắc chung trong xã hội. Bà
dùng rất nhiều các văn phẩm để chứng minh cho lập luận này.
Chủ nghĩa đế quốc trong châu Âu có những đặc điểm
khác, vừa dựa theo khái niệm chủ nghiã dân tộc và sắc tộc thiểu số của một số
quốc gia được thành lập muộn màng, mà các nước Đông Âu là thí dụ. Các nước này
không thuần chủng và cũng không hề có một ý chí thống nhất về các vấn để chính
trị. Do đó, để tạo đoàn kết quốc gia trong giai đoạn mới mà khái niệm về một tập
thể dân tộc như một loại ý thức hệ mới nảy sinh. Xã hội có hai thành phần
chính, một là giới lãnh đạo cực đoan, thiếu kinh nghiệm, quá giàu, hai là đa số
giới dân nghèo, họ sống ngoài lề xã hội và không có ý thức sinh hoạt theo đảng
phái hay hội đoàn trong một xã hội dân chủ. Cả hai giới nàycó nhu cầu phá vỡ
truyền thống xa xưa và cùng muốn liên kết nhau trong hoàn cảnh mới với hai đặc
thù.
Một là phong công trào công nghiệp hoá tạo ra vô số
người thất nghiệp và không có cơ hội chuyển hướng thích và họ bị chê trách là sản
phẩm thừa thải trong xã hội tư sản.
Hai là hậu quả của thế chiến thứ nhất gây cho nạn
nhân chiến cuộc lâm vào cảnh tị nạn hay mất quốc tịch. Vấn đề không phải chỉ là
họ mất nhân quyền mà chính là họ không còn có một mối quan hệ với cuộc đời và
tìm một điểm tựa để chuyển hướng. Do bối cảnh bất ổn cá nhân và bất trắc kinh tế
tăng lên mà một xã hội đang phân hoá theo gia cấp trở thành một xã hội đại
chúng lầm than và vong thân, họ sẳn sàng làm nô lệ mới cho chính quyền nuôi mộng
bành trướng chính trị.
Căn bản kết hợp là các chiều hướng thuộc về chủ
nghiã tập thể dân tộc và bành truớng đế quốc. Phong trào bài Do Thái là một nỗ
lực tuyên truyền được kết hợp trong trào lưu này. Tuyên truyền của chính quyền
là nền tảng để sách động quần chúng lầm than. Dù là mị dân nhưng tác động này
thành công. Do đó, một phong trào quần chúng trong xã hội thành hình và chiếm mọi
ưu thế trong sinh hoạt.
Phần
III là trọng điểm của tác giả để giải thích về nguồn gốc
của một chế độ toàn trị mà Đệ Tam đế chế của Đức và Bolchevik của Liên Xô là
thí dụ.
Chế độ toàn trị thành hình trong một nhà nước dân tộc
suy tàn, tình trạng vô chính phủ đi trước và một xã hội đại chúng bị phân hoá
triệt để theo sau. Ngay khi nắm quyền Hitler đã ý thức về các hậu qủa của khủng
hoảng xã hội này, nên tìm cách tiếp tục hủy diệt mọi sinh hoạt xã hội của người
dân. Stalin, ngược lại, qua chủ trương xoá bỏ giai cấp cũng đi đến một tình trạng
toàn trị tương tự.
Xã hội giai cấp suy tàn khởi đầu và biến dạng thành
một xã hội đại chúng lầm than và vô tổ chức. Không có đại chúng tham gia, tất
nhiên sẽ không có một phong trào độc tài. Đó chính là điều kiện tiên quyết cho
việc hình thành một hình thức nhà nước mới. Nhưng phong trào này không có trong
khuôn khổ bình thường của một sinh hoạt chính đảng hay hội đoàn theo hệ thống,
mà là một tình trạng bạo loạn luôn biến động của buổi giao thời mà mọi người
như cát bay trong gió: Đó là một đại chúng gồm có các cá nhân đầy lòng thù hận
và nghi ngờ. Tình trạng thất nghiệp và lạm phát làm cho lý do tham gia chống Do
Thái của giới bình dân lên cao.
Vai trò của trí thức sách động cũng quan trọng không
kém. Đặc điểm chính là chính quyền tuyên truyền ý thức hệ giả tạo và khủng bố
toàn diện xã hội. Cả hai kết hợp nhau tạo ra một tình trạng bất ổn thường trực.
Cá nhân vừa không còn tự do và suy nghĩ, chỉ còn chấp nhận hợp tác với chế độ
là cách cuối cùng.
Bà mô tả khá chi tiết các trại tập trung và cách huỷ
diệt người Do Thái. Tất cả nạn nhân đều phải khuất phục truớc cách toàn trị vô
nhân đạo. Đây chính là một lò sát sinh để thử nghiệm xem chế độ nhà nước độc
tài được điều hành như thế nào và mức độ đối kháng của nạn nhân đến đâu. Giết
người một cách có hệ thống bất kể là ai và như là một loại côn trùng hay là
sinh vật thừa thải trong xã hội. Bà tố cáo là chế độ này đáng lý không thể xãy
ra.
Kết
luận có hai khía cạnh quan trọng. Một mặt, chế độ toàn
trị đạt được quyền hành bằng cách tuyên truyền ý thức hệ giả tạo và khủng bố
toàn dân tộc một cách vô nhân đạo, dùng con người để thử nghiệm về quyền lực
đàn áp nhưng không nhận trách nhiệm về những bất công trước lịch sử.
Mặt khác, chế độ độc tài không thể tiêu diệt một dân
tộc, một điều tất yếu vừa là nguồn hy vọng, nhưng nguy cơ này cần phải đối phó.
Ý thức cá nhân trong tinh thần trách nhiệm chính trị là giải pháp. Dù quan điểm
của người dân dị biệt trong mọi sinh họạt, nhưng khi tất cả đồng thuận tạo ra một
nền tảng chính trị chung để xây dựng một xã hội trong tinh thần tự do, trách
nhiệm, tương kính thì một hy vọng cho tương lai tốt đẹp hơn có thể khởi đầu, mà
quan trọng nhất là khi mà con người xem bình đẳng là quyền duy nhất và không
còn phân biệt theo chủng tộc, giai cấp, hoặc đảng phái. Nếu đạt được lý tưởng
này, chúng ta sẽ thực hiện chủ nghĩa cá nhân tự do với những lý tưởng cao cả,
tôn trọng phẩm giá của mỗi con người và chịu trách nhiệm chung cho tất cả.
Nhận
xét
Ấn bản Đức ngữ là một tác phẩm khó đọc và bị chỉ
trích với nhiều lý do. Về mặt hình thức, tác phẩm thiếu cân đối vì nhiều luận
điểm thiếu bằng chứng để thuyết phục. Có quá nhiều chú giải không theo chuẩn mực
dẫn luận thông thường, nhiều chổ dài hơn bản văn.
Vì nội dung sách được tăng bổ nhiều lần, nên bố cục
không còn mạch lạc như ấn bản Anh ngữ. Các chương cuối sách là những tiểu luận
chuyên biệt hơn là kết luận cho toàn tác phẩm. Giới phê bình nghiêm túc không
thể phân loại tác phẩm này vào lĩnh vực nào, triết học, sử học hay chính trị học
hay là một khảo cứu liên khoa đúng nghĩa và cũng không là một cáo trạng cá
nhân.
Tác phẩm thể hiện một cá tính độc lập và một phong
cách tư duy độc đáo của một triết gia dấn thân trong vấn đề tố cáo tội ác của một
nhà nước độc tài trước bất công của lịch sử. Đó là tấm gương can đảm mà người
Việt quan tâm thời cuộc cần so chiếu.
Tóm lại, tuyên truyền sách động về một ý thức hệ giả
tạo và khủng bố toàn dân trong một đất nước đang suy tàn là nguyên nhân thành
hình của chế độ. Do bất lực nội tại của chế độ mà tiến trình tự hủy phát sinh tất
yếu. Nhưng chế độ độc tài không thể hủy diệt toàn thể dân tộc và ý thức hồi
sinh một thể chế dân chủ và cộng hoà của toàn dân là một hy vọng khởi đầu. Các
lý giải này của Hannad Arendt về nhà nước độc tài của Đức và Nga trước đây vẫn
đúng cho chế độ của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
No comments:
Post a Comment