Nguyễn
Lễ
28
tháng 12 2014
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/12/141228_people_boss_of_country?ocid=socialflow_facebook
Một
gia đình. Nhiều thành viên. Ai nấy làm lụng. Người xây nhà dựng cửa. Kẻ lo manh
áo miếng cơm. Tất cả cùng góp sức nuôi sống cả gia đình.
Tuy
nhiên, người làm lụng thì không có quyền quyết định còn người quyết định thì lại
có quyền át tất cả mặc dù phải sống nhờ vào công sức người khác.
Kiểu
gia đình như thế xã hội có chăng?
Đâu
đó có thể có, nhưng bản thân tôi chưa từng gặp.
Trái
lẽ
Gia
đình như vậy, nếu có, cũng không thể nào tồn tại mãi được vì nó trái lẽ. Bởi lẽ
cái gì thuận thì xuôi, nghịch thì vướng. Một gia đình trật tự đảo lộn như
thế thì trong lòng ắt có mâu thuẫn. Đến lúc nào đó mâu thuẫn bung ra thì công bằng
lặp lại.
Mâu
thuẫn này chỉ có thể hóa giải nếu như:
Vị
gia trưởng lãnh đạo tài tình đem lại lợi ích cho gia đình khiến đại chúng ai
cũng phục.
Vị
gia trưởng tài cán hạn chế nhưng có sức mạnh đè người đe dọa những ai chống đối.
Tuy
nhiên cả hai trường hợp đều có lỗ hổng: anh tài năng mà có sai sót sẽ bị đá đít
còn anh cơ bắp dù mạnh đến đâu cũng khó lòng chống lại đám đông.
Chỉ
khi đám đông tê liệt tinh thần, muốn yên thân, chịu cam phận thì mô hình này
mới kéo dài và sống dai được.
Việt
Nam hiện nay là một gia đình như thế!
Người
dân đổ mồ hôi xương máu kiến tạo nên đất nước này nhưng tất cả quyền hành nằm
trong tay một đảng cầm quyền.
Chẳng
phải người dân có quyền quyết định ai nắm quyền thông qua bầu cử? Nhưng bầu kiểu
nào thì cũng có một đảng lên nắm quyền và dù có bầu ai vào Quốc hội thì Quốc
hội cũng bầu ra một chính phủ như ý Đảng.
Chẳng
phải người dân được tôn lên 'làm chủ' còn Đảng chỉ 'lãnh đạo'? Nhưng 'làm chủ'
làm sao mà 'lãnh đạo' bảo sao thì nghe vậy còn 'lãnh đạo' muốn làm gì 'ông chủ'
không sao nói được?
Chẳng
phải người dân đã được nâng lên một bậc khi Hiến pháp lần đầu tiên ghi 'Đảng
chịu trách nhiệm trước dân'? Nhưng chịu trách nhiệm kiểu gì, từ chức hay xét
xử, thì không nói tới.
Bánh
vẽ
Khi
vẽ cho dân những cái bánh vẽ to tướng như vậy không biết Đảng tôn trọng dân đến
đâu? Đảng nghĩ người dân sẽ vui mừng biết ơn chăng?
Nếu
bầu cử thật sự thì không thể chỉ bầu cho một đảng. Nếu đã có ông chủ thì chỉ
có người thừa hành. Nếu chịu trách nhiệm trước dân thì dân có quyền trừng phạt.
Không
những mất quyền quyết định và giám sát chính quyền, người dân vì bức xúc hay bất
mãn mà muốn nói lạng quạng còn bị khép vào tội 'chống Nhà nước' như chơi.
Và
trong một thể chế mà toàn bộ quân đội, công an, luật pháp, tòa án đều là của
Đảng thì người dân chỉ còn trơ trọi trước chính quyền.
Muốn
biết mình có thật sự làm chủ đất nước hay không, chúng ta hãy tự hỏi bản thân
mình:
Có
bao giờ được hỏi ý về những vấn đề trọng đại của đất nước như người dân các nước
được trưng cầu dân ý?
Có
bao giờ hồ hởi phấn khởi đi bầu Quốc hội vì biết rằng người mình bầu sẽ là đại
diện thật sự của mình?
Có
bao giờ cảm thấy có tiếng nói hay ảnh hưởng gì đấy đến những vấn đề Quốc hội
hay nội các đang thảo luận?
Nhìn
từ Hong Kong
Cuộc
biểu tình mới đây ở Hong Kong là tấm gương để người Việt soi rọi ý thức làm chủ
của mình.
Giả
sử như người dân Hong Kong được bầu Đặc khu trưởng theo ý mình thì Bắc Kinh
coi như mất Hong Kong vì không thể kiểm soát thông qua người đứng đầu được nữa.
Còn
nếu người dân Hong Kong phải bầu cho người trong danh sách của Bắc Kinh đưa ra
thì coi như họ mất quyền quyết định tương lai vận mệnh của chính mình.
Một
bên là chính quyền toàn trị không muốn mất quyền, một bên là người dân đã quen
dân chủ nên đòi tự quyết.
Một
mặt, Bắc Kinh cho dân Hong Kong phổ thông đầu phiếu để giữ lời họ đã hứa về
dân chủ nhưng mặt khác họ ‘chơi chiêu’ khi bắt bầu theo danh sách định sẵn.
Thoạt
nhìn tưởng đâu người dân Hong Kong và Bắc Kinh mỗi bên có quyền quyết định
ngang nhau nhưng thật ra do Bắc Kinh có quyền chọn trước nên người dân Hong
Kong bầu kiểu nào đi nữa thì cũng là người của Bắc Kinh.
Vấn
đề là người dân Hong Kong biết đến kiểu bầu cử này lần đầu tiên và họ phản ứng
quyết liệt trong khi ở Việt Nam dân đã bầu như vậy lâu nay thì có sao đâu?
Tại
sao một học sinh 17 tuổi như Joshua Wong và hàng ngàn bạn bè ý thức được quyền
lợi của mình và đấu tranh cho quyền lợi đó còn những người có tuổi đời gấp đôi
gấp ba Wong ở Việt Nam lại không?
Có
phải người dân Việt Nam, trí thức Việt Nam và tuổi trẻ Việt Nam trình độ
thua kém và tụt hậu quá xa so với ở Hong Kong?
Tôi
tin rằng ở một đất nước đã có không ít những người trẻ dấn thân vì nước như Trần
Phú, Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn hay Nguyễn Thái Bình... thì chắc không thiếu những
người như Joshua Wong.
Có
điều người Hong Kong ý thức họ là chủ nhân của đất nước còn dân Việt Nam đã
phó mặc nước non vào tay Đảng từ lâu.
Triệt
tiêu ý thức
Ngay
cả chuyện an nguy đất nước như chủ quyền trên Biển Đông mà người dân còn không
được tự do bày tỏ thái độ để Đảng lo tất thì chuyện cây kim sợi chỉ gì đi nữa
cũng không đến lượt họ lo.
Điều
khiến cho người dân Việt Nam khác với Hong Kong là họ đã bị triệt tiêu ý thức
làm chủ bằng cách thay nó bằng tư tưởng phục tùng quy thuận.
Đảng
xây dựng cho mình một hình ảnh phi thường vĩ đại: ‘tổ chức và dẫn dắt mọi
thành công của cách mạng Việt Nam’, ‘đưa Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác’. Người dân nghe đến nhập tâm: Đảng ta tài tình, thành tích bao la,
thế giới ngợi ca, kẻ thù kinh hồn còn nhân dân kính phục.
Hình
ảnh toàn năng như thánh nhân như thế có thể khiến con người ta mê mẩn, tôn sùng
và cuối cùng là quy thuận. Chẳng phải ngày xưa quân vương trở thành con Trời
cũng vì mục đích đó?
Đảng
có làm gì cho dân thì lúc nào cũng nghe thấy dân 'nhờ ơn, nhớ ơn, biết ơn' như
nhận ân huệ của kẻ bề trên. Khác gì ngày xưa 'đội ơn' Vua?
Người
xưa được dạy chữ 'Trung' còn người nay được yêu cầu phải 'Tin' - không những
tin mà còn phải 'tin tưởng tuyệt đối' vào Đảng. Và dù là 'Trung' hay 'Tin' thì
cũng là để đảm bảo sự phục tùng của người dân, là sợi dây để buộc chặt người
dân vào quỹ đạo.
Đành
rằng Đảng có thành tích có công lao, nhưng tuyệt đối hóa vai trò của Đảng như
thế thì nhân dân ở đâu? Chẳng lẽ không có Đảng lãnh đạo thì nhân dân không làm
nên trò trống gì?
Đảng
lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi nhưng không có máu xương của dân thì làm sao
Đảng có vị trí như ngày nay?
Não
trạng thần dân
Quá
trình 'nhập tâm' này diễn ra ròng rã mấy chục năm khiến người dân không còn ý
thức của chủ nhân mà thay vào đó là não trạng của thần dân.
Có
thể thấy, người dân không những bị tước đi quyền làm chủ mà, nguy hiểm hơn, cả
ý thức làm chủ. Mất quyền còn biết thì còn đòi lại được. Còn không biết là mình
có quyền thì coi như xong!
Đó
là chưa nói Đảng còn công cụ bạo lực. Ai hết phục và hết tin cũng im re không
dám hó hé. Ai ngóc đầu lên sẽ bị thộp cổ ngay.
Tất
cả tạo thành cơ chế hoàn hảo giúp duy trì kiểu gia đình ngược ngạo. Joshua Wong
nếu có cũng thì cũng tuyệt chủng từ trong trứng nước.
Cũng
như Joshua Wong và các sinh viên Hong Kong, những bạn trẻ mà tôi thấy trong
cuộc biểu tình chống chính phủ hồi đầu năm ở Thái Lan có tư thế rất tự tin. Đó
là sự tự tin của những người làm chủ đất nước. Họ tin đất nước là của họ, rằng
đồng tiền chính phủ tham nhũng là tiền của họ, rằng đất nước gặp vấn đề nghiêm
trọng thì trách nhiệm của họ là phải lên tiếng.
Người
dân Việt Nam có được sự tự tin đó hay không? Nếu họ tự tin tiếng nói của họ có
thể tác động gì đó đến chính quyền thì nhiều người chắc sẽ không quản ngại
tranh đấu để chính quyền thả blogger Nguyễn Quang Lập.
Làm
chủ làm gì?
Dẫu
sao đi nữa thì đất nước vẫn cần người lãnh đạo. Dẫu sao thì Đảng đã lãnh đạo mấy
chục năm và đất nước nhìn chung vẫn thanh bình, ổn định. Dẫu sao người dân cũng
đã quen với sự lãnh đạo của Đảng. Vậy khơi dậy ý thức làm chủ của người dân
liệu có ích gì?
Người
dân Việt Nam là một trong những dân tộc đau thương và bất hạnh nhất thế
gian. Mấy ngàn năm lịch sử. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh. Máu của bao nhiêu
thế hệ đã tưới thắm mảnh đất này. Vậy mà người dân Việt Nam gần như chưa bao
giờ được tự mình được làm chủ vận mệnh của mình.
Chẳng
lẽ người dân Việt Nam không đáng được hưởng điều mà người dân các nước đều có?
Chẳng lẽ Đảng là đội tiên phong của dân tộc Việt Nam mà không thể đem lại
cho dân quyền làm chủ hay sao?
Đành
rằng Đảng có công lật đổ phong kiến thực dân, nhưng công lao đó còn có ý nghĩa
gì khi Đảng lật đổ những kẻ cai trị để lập mình thành kẻ cai trị khác còn
nhân dân vẫn bị tước đi quyền làm chủ?
Một
Đảng từ dân mà ra, một Đảng từng gắn bó máu thịt với dân nếu trả quyền lực cho
dân thì sợ gì dân không trao quyền lãnh đạo cho Đảng? Sự lãnh đạo của Đảng khi
đó sẽ chính danh chẳng sợ ai nói này nói nọ. Nó bền vững gấp mấy lần việc cố
thủ trong quân đội.
Người
dân có thể không biết lãnh đạo hay điều hành đất nước nhưng họ luôn biết cái gì
tốt cho dân cho nước. Trao quyền làm chủ cho người dân cũng là để đảm bảo đất
nước luôn đi đúng hướng.
Trao
quyền làm chủ cho dân cũng là để giúp Đảng tránh những sai lầm nghiêm trọng. Chẳng
hạn nếu nhân dân có tiếng nói thì đất nước đã chẳng chìm đắm trong nền kinh tế
tập trung bao cấp trong nhiều năm tàn phá không biết bao nhiêu mà kể.
Người
dân hứng khởi
Về
phía người dân, việc lấy lại quyền làm chủ vừa là thực hiện quyền chính đáng
của mình vừa để đảm bảo chính quyền không làm càn làm quấy do không sợ ai hoặc
không có ai kiểm soát.
Và
khi người dân làm chủ nhân đất nước thì họ sẽ không cảm cảm giác ức chế, buông
xuôi hay bỏ mặc mà thay vào đó là sự tự tin, hứng khởi để đem hết khả năng của
mình cống hiến cho đất nước.
Đương
nhiên Đảng vẫn có thể bám giữ quyền cai trị của mình. Đảng vẫn có thể làm lãnh
đạo trong cái gia đình mà mọi người đều đã bị làm cho tê liệt hết ý thức làm
chủ.
Nhưng
bài học nhãn tiền còn đó: người dân sau mấy chục năm cam chịu và an phận với
thực dân Pháp bỗng bất ngờ bừng tỉnh và biểu dương lực lượng lớn chưa từng thấy
trong đám tang cụ Phan Chu Trinh.
Các
vị vua đời xưa ai cũng bắt dân tung hô vạn tuế nhưng có triều đại nào được vạn
tuế?
Ngày
nay Đảng cũng muốn 'quang vinh muôn năm' nhưng liệu sẽ được bao nhiêu năm?
Nếu
Đảng tự nguyện trao trả quyền làm chủ cho dân thì Đảng sẽ trở thành ân nhân của
dân Việt. Còn nếu không một ngày nào đó Đảng sẽ không thể ngăn nổi người dân
giành lại quyền làm chủ của mình.
No comments:
Post a Comment