27/12/2014
Bài
viết này như là câu chuyện cuối năm nhân tờ Time của Mỹ vừa bình chọn Person of
the Year là Những người chống dịch Ebola (The Ebola Fighters), trong đó có một
người nữ y tá gốc Việt được vinh danh trong danh sách và tên cô đã được giới
truyền thông nhắc nhở nhiều trước đó vì chính cô là ca bị nhiễm Ebola đầu tiên
trên đất Mỹ.
Từ đầu năm nay (2014), cơn dịch Ebola như bao phủ địa cầu gây kinh hoàng cho cư dân trên đất. Khởi đi từ ba nước Tây Phi, vùng đất nghèo nhất thế gian, Ebola đã lan sang các nuớc lân cận, rồi theo chân những bác sĩ y tá tu sĩ làm công tác từ thiện và y tế tới được Tây Âu, cụ thể là Tây ban nha, dẫn đến tử vong cho những người hiền luôn hiến thân cho các số phận kém may mắn ở những vùng đất xa xôi.
Vậy Ebola, mi là ai? Thật sự chẳng phải ở thế kỷ này mà gần nửa thế kỷ trước Ebola đã xuất hiện ở Trung Phi, nơi có khỉ chung sống với người, khỉ nhiễm phải loại virus sau truyền sang người như đa phần các ca nhiễm dịch phổ biến tại Phi châu. Cái tên Ebola mới nghe người ta tưởng chắc lấy tên một loài chim hay một thứ hoa miền hoang dã nhưng sau mới biết nó được phát hiện ở loài khỉ sống dọc theo phía thượng nguồn của dòng Ebola, một con sông nằm trong lãnh thổ nước cộng hòa Congo.
Lúc đầu nó bộc phát mới chỉ làm hại cư dân địa phương, cũng may chỉ lây lan qua ngả đường máu hoặc tiếp cận da người/động vật, không lan truyền qua không khí như các loại cúm, dù các triệu chứng giống như cúm. Hồi đó nó chợt đến chợt đi, bạo phát bạo tàn, thương vong cũng chỉ hạn chế trong khu vực, làm hại đám dân nghèo ở một xứ kém mở mang, dần dà bị lãng quên, chẳng ai nghĩ đến chuyện chế ra các lọại thuốc chủng ngừa hay chữa bệnh.
Tuy nhiên Ebola vẫn quyết tâm đến Mỹ. Lần này nó không theo chân những người hiền vì dễ bị phát giác sớm. Nó ẩn thân trong máu một di dân gốc Liberia (nước phát khởi dịch Ebola nặng nhất) khi ông này từ xứ mình về thăm người thân ở Dallas. Làm thủ tục nhập cảnh ông khai không sốt, sinh hoạt bình thường (nhưng sau người ta phát hiện ông dấu chi tiết đã tiếp xúc với người nhà bị chết vì dịch trước khi sang Mỹ).
Tới Mỹ được ba ngày ông sốt cao, được đưa đi bệnh viện, nhưng chẩn đoán xong hạ nhiệt họ cho ông về. Mấy ngày kế tiếp bệnh tình trở nặng, người nhà đưa ông đi cấp cứu. Bệnh viện lần này xét nghiệm máu, dương tính có virus Ebola. Bệnh viện tá hỏa, cơ quan phòng chống dịch liên bang CDC báo động. Người bệnh gốc Liberian có tên Mr. Duncan được cách ly, các bác sĩ y tá của một bệnh viện lớn tại Dallas vào cuộc, thay vì chuyển ông đi trung tâm chuyên môn đã chữa cho Dr. Kent, người ta giữ ông lại và chữa trị theo kinh nghiệm và sự chỉ đạo của CDC.
Từ ca bịnh hiểm nghèo này, một cái tên được giới truyền thông địa phương nhắc nhiều về một cô nữ y tá đã có hành động dấn thân, không ngại nguy hiểm, tự nguyện sinh hoạt chung và chăm sóc Mr. Duncan trong thời gian cách ly với bộ đồ bảo hộ tránh lây nhiễm và nụ cuời luôn nở tên môi. Cô làm tròn nhiệm vụ trong tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Rất tiếc bị phát hiện trễ nên chỉ 10 ngày sau Duncan qua đời.
Tưởng chết là hết chuyện, nhưng ba ngày sau xe cứu thương, cứu hỏa tụ lại một dãy apartments vùng trung tâm Dallas. Người ta tới để đưa cô gái chủ căn hộ đi gấp bệnh viện, tình cờ con bệnh lại là người nữ y tá nói trên. Tới bệnh viện chỗ cô làm, họ xét nghiệm ngay đường máu, kết quả dương tính, Ebola đã phải lòng cô trong thời gian chăm sóc cho Duncan. Người ta cô lập căn hộ, bắt ngay con chó cưng của cô mang đi không tiết lộ nơi chốn, làm vệ sinh khử trùng khử virus phòng ngừa cho toàn khu.
Lúc đầu chưa tiết lộ danh tánh nhưng dần dà người ta cũng biết được tên bệnh nhân, lúc này truyền thông cả nước vừa in vừa mạng từ CNN đến Yahoo, từ New York Times đến tuần báo Time, cô y tá RN gốc Việt được đào tạo bài bản từ một đại học vùng Texas, Nina Phạm, 26 tuổi trở thành cái tên mỗi nhà đều nghe đều đọc vì cô là cư dân đầu tiên sống và làm việc trên đất Mỹ nhiễm Ebola.
Càng nổi tiếng hơn về sau khi người ta tìm hiểu đời tư của Nina, từ tính cách cá nhân đến xuất thân gia đình, từ quá trình đào tạo đến đạo đức nghề nghiệp (biểu hiện qua thời gian chăm sóc cho Mr. Duncan), từ tiến trình chữa trị đến phản ứng của CDC, quan tâm của chánh quyền từ Nhà Trắng đến Quốc hội, của quần chúng, đồng nghiệp, đồng hương yêu mến cô và sốt sắng cầu nguyện cho cô.
Từ đây nụ cười Nina như là một biểu tượng lạc quan, một nụ cuời trời cho, tự nhiên, làm ấm lòng người dù là lúc đang chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm bệnh cho đến khi trở thành hệ lụy cho chính cô. Hình ảnh và phóng sự cùng tin tức cập nhật bệnh tình của Nina chiếm lượng thông tin đáng kể trong mạng lưới truyền thông toàn cầu. Lòng can đảm, sức mạnh của đức tin, năng lực và sức đề kháng của tuổi trẻ, biện pháp cứu chữa kịp thời giúp cô vượt qua tiến trình ngặt nghèo trong thời gian ủ bệnh. Có một điều người ta thấy ngay từ lúc biết mình bị nhiễm virus, cô gái này đã lo lắng nhiều cho số phận con chó cưng, người bạn đồng hành và niềm an ủi của cô.
Cũng đã có một trường hợp tương tự xảy ra ở Tây ban nha khi một nữ ý ta bị nhiễm dịch, việc đầu tiên người ta đã bắt con chó của cô này và đem đi hủy để tránh lây nhiễm. Nina quyết không để chuyện đó lập lại cho chú chó của mình. Cô khẩn thiết xin các cơ quan y tế và chuyên môn đừng đem huỷ người bạn của cô.
Quay lại bệnh tình của Nina, cô được chăm sóc rất đặc biệt, người ta đã lấy huyết thanh của Dr. Kent truyền cho cô như hình thức lấy độc trị độc, xử dụng các biện pháp chữa trị tối tân nhất để cứu cô. Không cần phải chờ hết 21 ngày thời gian ủ bệnh của Ebola, ngày thứ 11 Nina đã thoát hiểm và được kể là trong tình trạng ổn định. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối, cơ quan CDC đã cử người và xe cứu thương di chuyển cô từ Texas tới Maine cách xa cả mấy ngàn dặm bằng đường bộ để cho cô được hưởng thêm các biện pháp xét nghiệm và hồi sức từ một trung tâm chuyên môn và không đầy một tuần lễ, CDC tuyên bố Nina Pham, ca bệnh nhiễm dịch Ebola đầu tiên trên đất Mỹ đã hoàn toàn lành bịnh, chấm dứt tình trạng cách ly và tự do tiếp cận với bất cứ ai.
Trong một cuộc gặp gỡ tại thủ đô Washington D.C., Nina và Dr. Kent được tiếp cận với Tổng Thống Obama. Vị chủ nhân Nhà Trắng đã yêu cầu Nina cùng ông dành cho các ống kính của phóng viên bằng một cái ôm thật chặt (lets give a hug for cameras), như ngầm gửi một thông điệp chuyện tiếp xúc với ngưòi vừa nhiễm Ebola trở thành bình thường sau khi được chữa trị chu đáo và cũng là cách để nhắn gửi quần chúng Mỹ yên tâm Ebola không thể quật ngã được sức mạnh của nền y tế Hoa kỳ nếu được phát hiện sớm và tuân thủ đúng cách các qui trình phòng dịch và chống dịch.
Một tin vui cũng đến với Nina, trái với tin đồn bị đưa đi hủy, con chó cưng của cô sau 21 ngày được kể là miễn nhiễm, được chăm sóc chu đáo tại một bệnh viện chó mèo ở Dallas, sẵn sàng được giao về cho chủ.
Ít ngày sau khi bình phục, Nina và bố mẹ của cô đứng chờ ở clinic để người ta giao lại chú chó con. Ống kính của media lại ghi được sự kiện này và phổ biến khắp màn hình khi viên thú y vừa thả chú chó xuống đất đã nhanh chóng chạy tới chồm lên mặt Nina và hôn tới tấp chủ nhân của nó. Nụ cười của Nina chưa bao giờ rạng rỡ như lúc này làm người ta liên tưởng giống cảnh như một người mẹ gặp lại đứa con tưởng chừng đã mất.
Đỗ Xuân Tê ghi lại
P/s: Xin tạm dịch trao đổi ngắn của Nina với AP đăng trên báo Time (số bình chọn cuối năm) kèm hình của cô và chú chó con: “Lần đầu tiên tôi được nghe chữ Ebola chỉ vài giờ trước khi tôi tiếp nhận Mr. Duncan như là bệnh nhân của tôi. Rõ ràng là tôi sợ nhưng tôi vẫn chọn công việc giao phó cho tôi. Nó là một phần căn cước của tôi - nghề y tá là một ơn kêu gọi. Tôi cứ vương vấn điều này hoài trong đầu là làm sao có thể bị lây nhiễm. Tôi tuân thủ mọi điều người ta bảo làm. Một điều gây sốc cho tôi là viên y tá trưởng của bệnh viện và viên chức của CDC khi tới thăm tôi, cả hai đều mặc đồ bảo hộ, từ đấy tôi biết là đã có điều không hay.”
Từ đầu năm nay (2014), cơn dịch Ebola như bao phủ địa cầu gây kinh hoàng cho cư dân trên đất. Khởi đi từ ba nước Tây Phi, vùng đất nghèo nhất thế gian, Ebola đã lan sang các nuớc lân cận, rồi theo chân những bác sĩ y tá tu sĩ làm công tác từ thiện và y tế tới được Tây Âu, cụ thể là Tây ban nha, dẫn đến tử vong cho những người hiền luôn hiến thân cho các số phận kém may mắn ở những vùng đất xa xôi.
Vậy Ebola, mi là ai? Thật sự chẳng phải ở thế kỷ này mà gần nửa thế kỷ trước Ebola đã xuất hiện ở Trung Phi, nơi có khỉ chung sống với người, khỉ nhiễm phải loại virus sau truyền sang người như đa phần các ca nhiễm dịch phổ biến tại Phi châu. Cái tên Ebola mới nghe người ta tưởng chắc lấy tên một loài chim hay một thứ hoa miền hoang dã nhưng sau mới biết nó được phát hiện ở loài khỉ sống dọc theo phía thượng nguồn của dòng Ebola, một con sông nằm trong lãnh thổ nước cộng hòa Congo.
Lúc đầu nó bộc phát mới chỉ làm hại cư dân địa phương, cũng may chỉ lây lan qua ngả đường máu hoặc tiếp cận da người/động vật, không lan truyền qua không khí như các loại cúm, dù các triệu chứng giống như cúm. Hồi đó nó chợt đến chợt đi, bạo phát bạo tàn, thương vong cũng chỉ hạn chế trong khu vực, làm hại đám dân nghèo ở một xứ kém mở mang, dần dà bị lãng quên, chẳng ai nghĩ đến chuyện chế ra các lọại thuốc chủng ngừa hay chữa bệnh.
Tuy nhiên Ebola vẫn quyết tâm đến Mỹ. Lần này nó không theo chân những người hiền vì dễ bị phát giác sớm. Nó ẩn thân trong máu một di dân gốc Liberia (nước phát khởi dịch Ebola nặng nhất) khi ông này từ xứ mình về thăm người thân ở Dallas. Làm thủ tục nhập cảnh ông khai không sốt, sinh hoạt bình thường (nhưng sau người ta phát hiện ông dấu chi tiết đã tiếp xúc với người nhà bị chết vì dịch trước khi sang Mỹ).
Tới Mỹ được ba ngày ông sốt cao, được đưa đi bệnh viện, nhưng chẩn đoán xong hạ nhiệt họ cho ông về. Mấy ngày kế tiếp bệnh tình trở nặng, người nhà đưa ông đi cấp cứu. Bệnh viện lần này xét nghiệm máu, dương tính có virus Ebola. Bệnh viện tá hỏa, cơ quan phòng chống dịch liên bang CDC báo động. Người bệnh gốc Liberian có tên Mr. Duncan được cách ly, các bác sĩ y tá của một bệnh viện lớn tại Dallas vào cuộc, thay vì chuyển ông đi trung tâm chuyên môn đã chữa cho Dr. Kent, người ta giữ ông lại và chữa trị theo kinh nghiệm và sự chỉ đạo của CDC.
Từ ca bịnh hiểm nghèo này, một cái tên được giới truyền thông địa phương nhắc nhiều về một cô nữ y tá đã có hành động dấn thân, không ngại nguy hiểm, tự nguyện sinh hoạt chung và chăm sóc Mr. Duncan trong thời gian cách ly với bộ đồ bảo hộ tránh lây nhiễm và nụ cuời luôn nở tên môi. Cô làm tròn nhiệm vụ trong tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Rất tiếc bị phát hiện trễ nên chỉ 10 ngày sau Duncan qua đời.
Tưởng chết là hết chuyện, nhưng ba ngày sau xe cứu thương, cứu hỏa tụ lại một dãy apartments vùng trung tâm Dallas. Người ta tới để đưa cô gái chủ căn hộ đi gấp bệnh viện, tình cờ con bệnh lại là người nữ y tá nói trên. Tới bệnh viện chỗ cô làm, họ xét nghiệm ngay đường máu, kết quả dương tính, Ebola đã phải lòng cô trong thời gian chăm sóc cho Duncan. Người ta cô lập căn hộ, bắt ngay con chó cưng của cô mang đi không tiết lộ nơi chốn, làm vệ sinh khử trùng khử virus phòng ngừa cho toàn khu.
Lúc đầu chưa tiết lộ danh tánh nhưng dần dà người ta cũng biết được tên bệnh nhân, lúc này truyền thông cả nước vừa in vừa mạng từ CNN đến Yahoo, từ New York Times đến tuần báo Time, cô y tá RN gốc Việt được đào tạo bài bản từ một đại học vùng Texas, Nina Phạm, 26 tuổi trở thành cái tên mỗi nhà đều nghe đều đọc vì cô là cư dân đầu tiên sống và làm việc trên đất Mỹ nhiễm Ebola.
Càng nổi tiếng hơn về sau khi người ta tìm hiểu đời tư của Nina, từ tính cách cá nhân đến xuất thân gia đình, từ quá trình đào tạo đến đạo đức nghề nghiệp (biểu hiện qua thời gian chăm sóc cho Mr. Duncan), từ tiến trình chữa trị đến phản ứng của CDC, quan tâm của chánh quyền từ Nhà Trắng đến Quốc hội, của quần chúng, đồng nghiệp, đồng hương yêu mến cô và sốt sắng cầu nguyện cho cô.
Từ đây nụ cười Nina như là một biểu tượng lạc quan, một nụ cuời trời cho, tự nhiên, làm ấm lòng người dù là lúc đang chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm bệnh cho đến khi trở thành hệ lụy cho chính cô. Hình ảnh và phóng sự cùng tin tức cập nhật bệnh tình của Nina chiếm lượng thông tin đáng kể trong mạng lưới truyền thông toàn cầu. Lòng can đảm, sức mạnh của đức tin, năng lực và sức đề kháng của tuổi trẻ, biện pháp cứu chữa kịp thời giúp cô vượt qua tiến trình ngặt nghèo trong thời gian ủ bệnh. Có một điều người ta thấy ngay từ lúc biết mình bị nhiễm virus, cô gái này đã lo lắng nhiều cho số phận con chó cưng, người bạn đồng hành và niềm an ủi của cô.
Cũng đã có một trường hợp tương tự xảy ra ở Tây ban nha khi một nữ ý ta bị nhiễm dịch, việc đầu tiên người ta đã bắt con chó của cô này và đem đi hủy để tránh lây nhiễm. Nina quyết không để chuyện đó lập lại cho chú chó của mình. Cô khẩn thiết xin các cơ quan y tế và chuyên môn đừng đem huỷ người bạn của cô.
Quay lại bệnh tình của Nina, cô được chăm sóc rất đặc biệt, người ta đã lấy huyết thanh của Dr. Kent truyền cho cô như hình thức lấy độc trị độc, xử dụng các biện pháp chữa trị tối tân nhất để cứu cô. Không cần phải chờ hết 21 ngày thời gian ủ bệnh của Ebola, ngày thứ 11 Nina đã thoát hiểm và được kể là trong tình trạng ổn định. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối, cơ quan CDC đã cử người và xe cứu thương di chuyển cô từ Texas tới Maine cách xa cả mấy ngàn dặm bằng đường bộ để cho cô được hưởng thêm các biện pháp xét nghiệm và hồi sức từ một trung tâm chuyên môn và không đầy một tuần lễ, CDC tuyên bố Nina Pham, ca bệnh nhiễm dịch Ebola đầu tiên trên đất Mỹ đã hoàn toàn lành bịnh, chấm dứt tình trạng cách ly và tự do tiếp cận với bất cứ ai.
Trong một cuộc gặp gỡ tại thủ đô Washington D.C., Nina và Dr. Kent được tiếp cận với Tổng Thống Obama. Vị chủ nhân Nhà Trắng đã yêu cầu Nina cùng ông dành cho các ống kính của phóng viên bằng một cái ôm thật chặt (lets give a hug for cameras), như ngầm gửi một thông điệp chuyện tiếp xúc với ngưòi vừa nhiễm Ebola trở thành bình thường sau khi được chữa trị chu đáo và cũng là cách để nhắn gửi quần chúng Mỹ yên tâm Ebola không thể quật ngã được sức mạnh của nền y tế Hoa kỳ nếu được phát hiện sớm và tuân thủ đúng cách các qui trình phòng dịch và chống dịch.
Một tin vui cũng đến với Nina, trái với tin đồn bị đưa đi hủy, con chó cưng của cô sau 21 ngày được kể là miễn nhiễm, được chăm sóc chu đáo tại một bệnh viện chó mèo ở Dallas, sẵn sàng được giao về cho chủ.
Ít ngày sau khi bình phục, Nina và bố mẹ của cô đứng chờ ở clinic để người ta giao lại chú chó con. Ống kính của media lại ghi được sự kiện này và phổ biến khắp màn hình khi viên thú y vừa thả chú chó xuống đất đã nhanh chóng chạy tới chồm lên mặt Nina và hôn tới tấp chủ nhân của nó. Nụ cười của Nina chưa bao giờ rạng rỡ như lúc này làm người ta liên tưởng giống cảnh như một người mẹ gặp lại đứa con tưởng chừng đã mất.
Đỗ Xuân Tê ghi lại
P/s: Xin tạm dịch trao đổi ngắn của Nina với AP đăng trên báo Time (số bình chọn cuối năm) kèm hình của cô và chú chó con: “Lần đầu tiên tôi được nghe chữ Ebola chỉ vài giờ trước khi tôi tiếp nhận Mr. Duncan như là bệnh nhân của tôi. Rõ ràng là tôi sợ nhưng tôi vẫn chọn công việc giao phó cho tôi. Nó là một phần căn cước của tôi - nghề y tá là một ơn kêu gọi. Tôi cứ vương vấn điều này hoài trong đầu là làm sao có thể bị lây nhiễm. Tôi tuân thủ mọi điều người ta bảo làm. Một điều gây sốc cho tôi là viên y tá trưởng của bệnh viện và viên chức của CDC khi tới thăm tôi, cả hai đều mặc đồ bảo hộ, từ đấy tôi biết là đã có điều không hay.”
No comments:
Post a Comment