31.12.2014
Từ
trái: Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Đức Tùng, Trần Doãn Nho, Phùng Nguyễn
Lời dẫn:
Một bản rút ngắn của bài tham luận này đã được trình bày trong Hội thảo về Văn học miền Nam, tổ chức ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tại California. Có nhiều định nghĩa về một dòng văn học: tùy theo thời gian hay nội dung, tác giả hay tác phẩm. Tác giả đã chọn định nghĩa nội dung: văn học miền Nam tràn qua ranh giới tháng 4 năm 1975. Nhìn chung, ở vùng kế tiếp, các giai đoạn văn học gần nhau đều nằm gối lên nhau. NĐT
Một bản rút ngắn của bài tham luận này đã được trình bày trong Hội thảo về Văn học miền Nam, tổ chức ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tại California. Có nhiều định nghĩa về một dòng văn học: tùy theo thời gian hay nội dung, tác giả hay tác phẩm. Tác giả đã chọn định nghĩa nội dung: văn học miền Nam tràn qua ranh giới tháng 4 năm 1975. Nhìn chung, ở vùng kế tiếp, các giai đoạn văn học gần nhau đều nằm gối lên nhau. NĐT
*
Trong
những hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ có thể làm được gì?
Đói
khát, chiến tranh, tù đầy, vượt biển, tra tấn. Cực điểm của lịch sử, tận cùng của
số phận và nhân phẩm.
Suốt
hai mươi năm, 1954-1975, thơ miền Nam hào hứng mở đường, mê mải làm mới ngôn ngữ,
trong khi tạo ra những giá trị không ai có thể nghi ngờ trong gia tài nghệ thuật
chung của đất nước, tạo nên một trong những nền thơ lớn nhất của dân tộc nửa
sau thế kỷ hai mươi, thì nó cố tình bỏ quên một điều.
Giữa
một không khí tự do, bỡ ngỡ, đầy cảm hứng, nhưng tự phát, nền văn học hai mươi
năm ấy, trong khi không ngớt lo âu về thời cuộc, chiến tranh, thân phận, đã
phát triển dựa trên một giả định có tính bắt buộc, rằng những điều kiện tự do
sáng tạo của nó là lâu dài, vĩnh viễn. Chính là dựa trên giả định ấy mà giá trị
căn bản của văn học miền Nam đã được thiết lập.
Cây
đang xanh tươi không chuẩn bị cái chết của mình. Bất ngờ, tức khắc. Vì vậy, sau
một cái chết như thế, bất ngờ và tức khắc, ắt phải có những âm vang dội lại, những
tàn lửa hồi quang của ý thức bàng hoàng, bừng tỉnh.
Sáng
nay thức giấc trong nhà giam
Anh
nhớ những câu thơ viết thời trẻ
Bừng
cháy trong lòng anh bấy lâu u ám quạnh quẽ
Ánh
lửa mênh mang của buổi tình đầu
(Thanh
Tâm Tuyền)
Buổi
tình đầu với ai? Người thiếu nữ hay lý tưởng thời niên thiếu?
Thật
ra, giữa thơ trữ tình và chính trị có mối xung khắc lâu dài.
Lý
do ra đời của một bài thơ ít nhiều liên quan đến tình huống nguy kịch; chính sự
bế tắc cùng cực của hiện thực, sự sụp đổ niềm tin, làm ý thức nhảy bật lên. Để
có bước nhảy tâm linh như thế, thi sĩ cần thời gian đủ dài để các ý tưởng mới mẻ
tràn ngập, chiếm đoạt mình. Dù được sáng tác trong hoàn cảnh khắc nghiệt, độc
giả là khái niệm mơ hồ, nhà thơ vẫn hy vọng gởi đi các thông điệp.
Đây
chính là điểm khác biệt, tách ra khỏi dòng trữ tình vốn ngự trị văn học miền
Nam. Nếu trong thơ trữ tình, tiếng nói của tâm hồn là dẫn đạo, tác giả tự trò
chuyện với mình, thì nhu cầu mô tả hiện thực trong hoàn cảnh mới, buộc nhà thơ
phải tiến một bước, vượt ra khỏi ranh giới giữa cá nhân và công chúng.
Thấm
thoát vào đây tháng đã tròn
Lông
hồng gieo xuống nặng bằng non
Vũ
Hoàng Chương đã riêng tư hóa đề tài chính trị và xã hội hóa cái riêng tư. Đi
xuyên qua giữa hai mặt đối lập, đời sống cá nhân và đời sống đất nước, để có khả
năng làm chứng cho một thời đại khủng khiếp.
Như
một người thân:
Thăm
giùm ta người ấy ở trong tù
Cho
ta gởi một mảnh trời xanh biếc
Thay
giùm ai màu ngục âm u
(Minh
Đức Hoài Trinh)
Hay
như một người trực tiếp tham dự:
Làng
mạc giờ đây đã trống trơn
Con
dê, con chó cũng không còn
Người
đi bỏ xác nơi bờ bụi
Miếu
sạt, thần hoàng rũ héo hon
(Tô
Thùy Yên)
Bề
mặt tan hoang ấy ngày nay có thể đã thay đổi, nhưng cấu trúc tinh thần bên
trong tạo ra bề mặt ấy vẫn còn, và chỉ có văn học mới đóng đinh chúng vào lịch
sử.
Thơ
vốn đơn độc, không phải vì nhà thơ ít có thói quen tập hợp, mà vì bản chất của
thơ là riêng lẻ. Sức mạnh và điểm yếu của văn chương nằm ở đây. Các nhà thơ mất
độc giả, đại diện cho một thế giới không có đại diện. Sự khủng hoảng chính trị,
cuộc tháo chạy điên rồ, khúc quanh rẽ vào hoà bình như mê ngủ sẽ phải trả giá đắt
bởi nhiều thế hệ.
Năm
1975, thơ cần một điều gì khác, đó là lúc thơ trữ tình cá nhân vượt qua ranh giới
của nó, vươn tới thơ chính trị, thời sự, nhưng vẫn không quy hàng chính trị, vẫn
không dừng ở tính chất thỏa hiệp, nó tạo ra một khuynh hướng thơ mới mà tôi
nghĩ có thể gọi là thơ nhân chứng.
Khái
niệm nhà thơ như kẻ than mây khóc gió, thịnh hành trong thời kỳ tiền chiến lãng
mạn, hòa bình, đã mau chóng biến mất trước ngọn lửa chiến tranh. Tuy vậy, hoặc
là đáng tiếc hoặc là đáng mừng, tùy quan điểm mỗi người, khuynh hướng sáng tác
văn học như một hành động xã hội chính trị chưa bao giờ là khuynh hướng lấn át
trong thơ miền Nam. Thật ra bất kỳ một tác phẩm nào cũng mang trong nó các yếu
tố xã hội, luân lý, không phải vì tác giả cố tình biểu lộ ý kiến, mà vì ngôn ngữ
và đề tài trong tác phẩm bao giờ cũng mời gọi sự phán xét có tính xã hội, luân
lý. Các nhà thơ vừa là nạn nhân vừa là kẻ tạo ra lịch sử: không một người nào
có thể đi trước thời đại của mình, anh ta chỉ có thể đi trong thời đại của mình
mà thôi. Không một người nào có thể vượt lên sự chia cắt dân tộc trong thời kỳ
chiến tranh Nam Bắc 1954-1975, anh ta chỉ có thể đứng ngay trong cuộc chia cắt ấy,
và chỉ có thể tham dự vào một trong hai phía, hoặc là phía người săn đuổi hoặc
là phía người bị săn đuổi. Ngay cả sự im lặng cũng là tiếng nói đồng tình, ngay
cả lời kêu gọi hòa bình cũng ngụ ý ủng hộ một phía chiến tranh. Chỉ sau khi cơn
sóng lịch sử đã qua, chúng ta mới có thể bước ra khỏi cơn sóng ấy. Nhìn lại.
Một
khuynh hướng sáng tác mới bao giờ cũng được thử thách bằng chính sự thuyết phục
của tác phẩm của nó. Khi đọc thơ văn liên quan đến các thời kỳ như 1945, 1954,
1963, 1975, tôi tin rằng giai đoạn 1975 tập trung nhiều tác phẩm thành công xuất
sắc trong khả năng ghi lại thời đại của chúng. Chính ở đây, các tác phẩm riêng
rẽ đã kết tụ lại để tạo nên một khuynh hướng, một dòng thơ, có thể được đặt
tên.
Tuy
nhiên thơ không phải là báo chí, nhà thơ nhân chứng không phải là kẻ ghi lại sự
thật của lịch sử, mà là ghi lại sự thật của sự chứng nghiệm của anh ta trong lịch
sử, của dấu ấn mà hoàn cảnh khắc nghiệt đóng lên tâm hồn mình.
Vũ
Hoàng chương, hiện thực trào phúng:
Sáng
chưa sáng hẳn tối sao đành
Gà
lợn om sòm cả bức tranh
Khác
với lãng mạn trước đây:
Mười
năm trăng cũ ai nguyền ước
Tố
của Hoàng ơi Tố của Anh
Sau
lưng sự tra tấn là cái bóng của quên lãng.
Bất
cứ một lực tiêu diệt nào cũng đi kèm với nó mong muốn của kẻ trấn áp về sự quên
lãng của nạn nhân. Tức là xóa bỏ trí nhớ và sửa đổi quá khứ, tức là xếp lịch sử
theo trật tự của tương lai mong muốn. Thơ chống lại điều ấy.
Kẻ
đối diện với giam hãm, lưu vong, nghĩ gì khi họ tiếp tục làm thơ, không còn hy
vọng? Không ai biết rõ. Nhưng ý định của bài thơ, nhu cầu truyền đạt những kinh
nghiệm của nó, trở nên sống động hơn ở khúc quanh lịch sử này.
Khác
với văn xuôi, thơ có thuận lợi vì không đòi hỏi nhiều phương tiện ghi chép, dễ
nhớ, dễ đọc. Cũng vì lý do tương tự mà thơ có vần được sử dụng nhiều hơn các thể
khác. Nhưng sự thay đổi ấy diễn ra trước hết vì một khuynh hướng nghệ thuật, và
không hẳn chỉ vì sự thuận tiện. Thơ nhân chứng không phải là một bút pháp, mà
là một khuynh hướng. Bút pháp của thơ giai đoạn này hầu hết là trữ tình. Vì vậy
có thể gọi đây là thơ trữ tình nhân chứng.
Tàu
đi như một cơn điên đảo
Sắt
thép kinh hoàng va đập nhau
Ta
tưởng chừng nghe thời đại động
Xô
đi ầm ĩ một cơn đau
(Tô
Thùy Yên)
Những
đề tài chưa bao giờ được nói đến thời trước. Hình ảnh một con tàu lao đi trong
đêm tối, chở theo trong nó những người đi cải tạo, những tù nhân, những số phận
bị va đập, sự đánh tráo của chân lý, sự bế tắc của lịch sử. Thơ trữ tình nhân
chứng là sự dung hòa giữa nghệ thuật trữ tình và nghệ thuật tự sự, để tạo ra một
thứ nghệ thuật mới, nghệ thuật mô tả trong thơ ca. Nếu trong thơ hiện đại và
thơ hậu hiện đại, vai trò của công chúng là không đáng kể, thì thơ nhân chứng,
thơ phản kháng và thơ thế sự là ba dòng thơ có tiếng nói mạnh mẽ đối với các vấn
đề của đất nước.
Nhưng
sự thay đổi cũng diễn ra về mặt giọng điệu. Thơ tự do làm nổi bật giọng riêng,
nhưng thật ra trong các thể thơ cổ điển, biểu hiện của giọng điệu vẫn dễ nhận
ra vì đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của thơ: số chữ
ngắn và dài trong một câu, sự hiệp vần giữa các câu, sự lặp lại của các âm, tiến
độ của câu chữ trong bài thơ, mức độ cao hay thấp của các nguyên âm được phát
ra. Suy cho cùng giọng điệu không phải chỉ là cách nói, mà còn là cái được nói,
không phải chỉ là hình thức mà còn là nội dung.
Để
bài thơ có thể làm chứng cho sự thật, giọng điệu bài thơ ấy cần giữ cho người
nói một khoảng cách, nhưng mặt khác, tính chất trữ tình không ngớt làm khoảng
cách ấy gần lại.
Cây
sậy quều quào của chúng ta
Có
thể hết bưng nổi cái sọ dừa cứng đầu
Trần
chết hôm kia
(Trần
Dạ Từ)
Ở
một số nhà thơ như Trần Dạ Từ, chúng ta đọc từng câu không những để đi tìm ý
nghĩa của câu ấy, nhưng còn đi tìm ý nghĩa của những câu trước nó và quanh nó.
Đó là một đặc điểm thi pháp. Chủ nghĩa hiện thực, chưa bao giờ đóng vai trò
quan trọng trong thơ miền Nam trước đây, đã được đẩy đến tận cùng biên giới của
nó. Bề mặt tiếp xúc của hiện thực, siêu thực, huyền ảo.
Thơ
như một dấu vết của sự kiện lịch sử, dấu vết ấy là hóa thạch vĩnh viễn trong sự
thật của ngôn ngữ. Nhưng sự thật của ngôn ngữ có thay đổi không? Người đọc thơ
đời sau không chỉ lắng nghe một câu chuyện cổ tích, có thể vui buồn, đoán trước
được, nhưng chỉ độ vài giờ, người đọc thực sự của dòng thơ này phải là người chịu
chia sẻ các chấn thương như một nhân chứng, hay hơn thế, như một kẻ trong cuộc.
Tham dự, dù chỉ là trong tâm trí, vào các cuộc hành hạ thể xác và tinh thần, có
bao nhiêu người làm được điều ấy?
Vẫn
biết sự hóa thân diễn ra khi bạn thưởng thức bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào,
nhưng đòi hỏi này đối với dòng thơ trữ tình nhân chứng là mạnh mẽ hơn, vì tính
chất tình huống của nó. Như khi những người đàn ông nghĩ về gia đình, thương
yêu, xót xa, đằm thắm.
Trở
mình trên ván chật
Ru
dỗ giấc đơn chiếc
Rõi
mắt đốm mộng vời
Thương
vợ con khôn nguôi
(TTT)
Thì
có khác gì một nhà thơ khác, trong một câu chuyện khác?
Người
về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
(Hoàng
Hưng)
Thơ
Thanh Tâm Tuyền vẫn có sự mờ nhòa giữa trại giam và thế giới, giữa người tù và
thiên nhiên. Tâm trạng buồn bã của người bị giam hãm có thể được thấy rõ trong
giọng điệu thơ bằng phẳng, trầm buồn, lặng lẽ, không tuyên bố, đầy suy tư. Có một
liên kết giữa nhà thơ và người khác, giữa sự đày đọa cá nhân và ý thức về đất
nước, lịch sử. Trong hoàn cảnh ấy, cái đẹp sẽ đến như một phép thử.
Bình
minh bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
(TTT)
Hay
như một liệu pháp.
Trong
khi bạo lực tìm cách xóa bỏ quá khứ vì những hứa hẹn tốt đẹp trong tương lai,
nhà thơ là người thường trực quay lại căn nhà cũ, bằng chính tương lai của
mình. Bút pháp trong giai đoạn này còn có phong vị hài hước, châm biếm, là những
đặc điểm nghệ thuật ít gặp trước đó. Khi một con người bị đàn áp, giá trị và
nhân phẩm của toàn nhân loại cũng bị đặt lên lưỡi dao nhọn sắc. Thơ phải đi tìm
cho mình những suy tưởng kiểu khác, những thi pháp khác, thích hợp. Một số nhà
thơ phá vỡ thói quen hình thức, như đang làm thơ lục bát hay bảy chữ, trở thành
người làm thơ tự do, và ngược lại. Trần Dạ Từ nổi tiếng với thơ có vần, nhưng
sau này bài thơ của ông Hòn đá làm ra lửa được viết ở thể tự do. Thanh
Tâm Tuyền vốn nổi tiếng về thơ tự do, khi ở trong tù thơ ông thường có vần.
Sự
phá vỡ các hình thức thơ ca không chỉ dừng lại ở đó, mà còn là sự phân mảnh,
tách rời, sự vụn vỡ có tính thẩm mỹ, như là một đặc tính của chủ nghĩa hiện đại
và của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Huyệt
nông. Mưa lũ. Bạn dăm thằng
Ai
xui mày nổi
Giữ
lấy nó. Đè nó. Leo lên nó
(Trần
Dạ Từ)
Sự
kể lại những câu chuyện trong cảnh ngược đãi, khủng bố, tự chúng có tính gây chấn
thương. Người viết và người đọc cùng chịu những sang chấn tâm lý, vì sự hạ nhục
đối với giá trị con người không cho phép ai có thể bàng quan. Thi pháp hiện đại
vượt qua giai đoạn tiểu thuyết với đoạn kết có hậu, trường ca tuy có bi kịch,
máu và nước mắt, nhưng vẫn đẫm khí vị anh hùng. Các câu chuyện được kể lại
trong thơ giai đoạn này không phải là câu chuyện toàn vẹn, thực ra chúng chỉ là
những lời kể, những diễn tiến, những lịch sử không có đoạn kết. Hay là những đoạn
kết bi thương, cần được giữ lại, cân nhắc, giữ riêng một mình, ngẫm nghĩ, trước
khi đem ra kể lại với công chúng.
Thơ
trữ tình nhân chứng gần với trữ tình chính trị, nhưng không hoàn toàn đồng nhất.
Trong khi thơ trữ tình chính trị tuyên bố, đả phá hay ca ngợi, triết lý, và nhất
là thuyết phục, thì thơ trữ tình nhân chứng tuy cũng có ý nghĩa tập thể, nó vẫn
nặng về tính tự sự cá nhân và mở rộng đối thoại xã hội. Về mặt nghệ thuật, có
thể cho rằng thơ trữ tình nhân chứng tăng cường sự quan sát và chú trọng phương
pháp mô tả khách quan.
Không
phải quê quán, mẹ cha, con cái
Cũng
chẳng phải đất đai, của cải
Chính
cuộn khói bốc lên
Từ
lửa của đôi ta
Đã
làm tôi kéo em vấp ngã
Chúng
ta đã chia lìa
Chúng
ta bị tước bỏ, bị bôi xóa
Lần
cuối, khi quay đi trong xiềng xích
Em
nhớ mà. Chúng ta cùng thấy nhau
(Trần
Dạ Từ)
Trước
đó, đi sâu vào những chiều kích cá nhân, thơ miền Nam đã từng bước tới cánh cửa
mở rộng của ngôn ngữ, thơ lấy sự đổi mới về ngôn ngữ làm mục đích cuối cùng và
quan trọng nhất của nó. Trong khi ấy, đời sống bên ngoài trôi chảy, ngọn lửa
chiến tranh bốc cao ngùn ngụt, bạo lực không ngừng gầm thét.
Thật
ra, văn học nhân chứng vốn có một quá khứ lâu đời từ Đông sang Tây, ở
nơi nào lịch sử trở nên tàn khốc, ở nơi ấy có văn học của nạn nhân, về tội ác
chống lại con người. Anna Akhmatova là một trường hợp điển hình trong lịch sử
văn học Nga cận đại. Chồng bị mật vụ giết hại, con trai duy nhất bị bắt giữ và
đày đi biệt xứ, ở một nơi nhà văn lừng danh Bunin đã chết. Bà kể rằng có lần đứng
sắp hàng trước một nhà tù ở Leningrad để xin vào thăm con, có ai đó gọi tên bà,
vì thế một người phụ nữ cũng đứng trong hàng nhận ra. Người phụ nữ tiến lại gần,
khẽ hỏi: Thưa chị, chị có thể mô tả lại cảnh khốn khổ của chúng ta được không?
Nhà
thơ trả lời: Được, tôi có thể làm được.
Và
bà kể tiếp: "Thế rồi một điều gì đó tựa như nụ cười chiếu hắt lên một vùng
trước đây vốn là khuôn mặt của bà."
Cuộc
đối thoại của hai người đàn bà, trong mùa đông giá buốt của nước Nga xô viết,
trước bức tường nhà tù, thật giản dị nhưng sống động như một bức tranh về một
thế giới lầm than.
Thơ
là ẩn dụ, chữ là nhân chứng. Một chữ có thể hành xử biểu trưng cho các mối quan
hệ, giúp cho sự tương thông giữa người viết và người đọc. Trong khi con người
đau khổ vì những lý do cụ thể, đói, khát, roi vọt, chết chóc, chia lìa, thì lạ
lùng thay nó vẫn không ngừng tìm kiếm niềm vui thú trong nghệ thuật, niềm vui sống
được xiển dương bởi các hình ảnh và âm nhạc.
Một
kẻ tù tội hay cô độc, đói rách, vẫn có thể tìm thấy trong những câu thơ sau đây
của Tô Thùy Yên vẻ lấp lánh của chữ, sự an ủi của nhạc tính, cái lộng lẫy huy
hoàng của tiếng Việt:
Tàu
đi khoan xoáy sâu đêm thép
Tiếng
nghiến ghê người, thác lửa sa
Lịch
sử dường như rất vội vã
Tàu
không đỗ lại các ga qua
Cái
đẹp trong niềm thống khổ: đó là phương tiện tìm kiếm sức mạnh để tiếp tục, tìm
kiếm hình thức để tồn tại. Để có khả năng nhìn thấy cái đẹp, để sáng tạo cái đẹp,
cần đến khả năng giữ thăng bằng giữa tuyệt vọng và niềm tin, sự hạ nhục và dũng
cảm, hận thù và khoan thứ. Xưa nay những thế hệ bị đàn áp, những dân tộc đau khổ,
thường cất lên tiếng nói vang xa và lâu nhất. Nhạc tính của thơ ca vượt khỏi
các bức tường trại giam, tạo nên một thứ ý thức tập thể. Những nạn nhân sống
sót được là nhờ biết cách tồn tại, nhưng tồn tại của họ chỉ có ý nghĩa khi
trong nỗi khôn khó họ có ý thức về tồn tại.
Thoạt
kỳ thủy, thơ có tính tự sự, tính trường ca, tức là mang trong nó khả năng mô tả
sự vật, ca ngợi chiến công, khẳng định niềm tin tôn giáo, làm chứng cho các sự
kiện tập thể. Xã hội ngày càng phát triển, thuộc tính mô tả và trường ca dần dần
bị thay thế bởi tính riêng tư, nặng về âm nhạc, nặng về xúc cảm. Dưới ảnh hưởng
của chủ nghĩa lãng mạn và lý thuyết phân tâm học, thơ thế kỷ hai mươi ngày càng
mang tính trữ tình. Nhà thơ trở nên mất khả năng đại diện cho dân tộc, ngày một
cô đơn. Tôi cho rằng đây có thể là cội rễ của hiện tượng bế tắc sáng tạo ở một
số nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam khoảng đầu những năm 1970.
Chống
lại sự dối trá đã ăn sâu vào tâm thức của bao thế hệ, thơ nhân chứng như những
ngọn lửa nhỏ nhưng không tàn, soi sáng trở lại diện mạo dân tộc trong một giai
đoạn bi thương và cái đẹp buồn rầu nhưng bao dung của nó.
Đề
tài của thơ không chỉ giới hạn ở người trực tiếp tham dự, mà còn về những mất
mát ở người thân, nỗi đau của chính quê hương mình.
Đau
khổ riêng gì nơi gió cát
Hè
nhà bụi chuối thức thâu đêm
(TTY)
Những
đối phương của nhà thơ, mà hình ảnh vốn mờ nhạt, chưa hề là đề tài lớn trong
thơ miền Nam, thì nay có thể thấy thấp thoáng đâu đó, nhưng vẫn là khung cảnh,
hơn là nhân vật.
Nhìn
xem gương mặt hắn thanh thản
Lộng
nắng như say chợp ngủ vùi
Người
mong giam hãm đặng bêu riếu
Hắn
dầm thân xấp ngửa theo đời
(TTT)
Kẻ
bị đầy đọa trong nhiều trường hợp vẫn giữ được sự điềm tĩnh. Nếu so sánh với của
những cuộc khủng hoảng khác trong lịch sử cận đại, nạn nhân của thời điểm này bắt
đầu có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Sự dịch chuyển từ những lời nói thầm, tâm sự đơn
lẻ, chuyển thành tiếng nói và giọng điệu có tính cách đại diện là một sự dịch
chuyển ngược chiều từ ngoại vi vào trung tâm. Với tư cách người đại diện, nhà
thơ tách rời khỏi vai trò của con người tác giả cụ thể: bất chấp những quan điểm
của chính nhà thơ sau đó như thế nào, khi một tác phẩm được viết ra, nó vĩnh viễn
là bằng chứng.
Trong
bối cảnh của các cộng đồng nạn nhân hậu chấn thương, rời rạc, phân ly, động
năng thấp, còn nhiều nghi kỵ, cần nhấn mạnh rằng khả năng làm người chứng của
văn học chỉ có tính tương đối. Sự thật chỉ là sự thật tương đối. Không một nhà
thơ tài năng nào có thể làm thay công việc của người đọc và nhà phê bình. Việc
cảm thụ, chia sẻ, đánh giá, diễn dịch là thuộc về công chúng, nhưng chúng ta
đang có một công chúng của thơ ca thay đổi mỗi ngày, rải rác, tan rã, rời rạc,
mặc dù ngày càng được bổ sung thêm, ngày càng tìm cách liên kết lại bằng các
phương tiện truyền thông mới.
Nhà
thơ, nhà văn sống qua những kinh nghiệm của mình không có bổn phận phải hướng dẫn
chúng ta, những người đến sau, họ chỉ có nhiệm vụ ghi lại các sự kiện, những
người cùng thời, trong đó có chính đời sống của họ, ghi lại sự thật như họ đã
nhìn thấy, đã sống, và đến lượt chúng ta, người đọc quan sát hành vi của họ,
chia sẻ xúc cảm của họ, đồng ý và không đồng ý, làm sự đối chiếu để hướng dẫn
cho suy tưởng và tình cảm của chính mình. Trong trường hợp này, ngôn ngữ thơ buộc
phải chọn lựa giữa một bên là khuynh hướng biểu hiện cái tôi, bất chấp nó xa lạ
hay kỳ quặc đến đâu, như ta có thể thấy ở một số nhà thơ hiện nay, hay như
trong trường phái thơ ngôn ngữ, và một bên là khuynh hướng muốn chia sẻ, mở những
lối tương thông giữa người và người. Hầu hết những nhà thơ vào giai đoạn sau
1975 ấy đã chọn khuynh hướng thứ hai.
Đứng
vững không khuỵu chân
Trên
mảnh đất nghèo khổ
Thở
hít tận vô cùng
Ngây
say đóa hồng rợ
(TTT)
Khuynh
hướng tương thông được đẩy xa đến mức giọng điệu của câu thơ là đối thoại, kêu
gọi, nhắc nhở, trực tiếp gởi đến một người khác (address).
Tôi
không biết giờ này em ra sao
Em
có lượm lại đủ lũ con cái tan tác không
Em
có gì để ăn. Cho chúng ăn
(TDT)
Thơ
nhân chứng có giá trị tố cáo đối với sự đàn áp con người, nhưng tố cáo chưa hẳn
là mục đích chính yếu, vì mặc dù tìm cách mô tả hiện thực, đó vẫn là một thứ hiện
thực xuyên qua lăng kính trữ tình, tức là của tâm hồn nhà thơ. Nhà thơ tìm cách
bảo vệ tâm hồn mình trước những tổn thương của hoàn cảnh nhiều hơn là tìm cách
lên án hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Cũng
Trần Dạ Từ, đã sử dụng giọng điệu hài hước, có lẽ ít gặp trong thơ ông trước
đó:
Nhưng
ta sẽ không quên cùng nhắc mọi người
Phải
nhớ tới anh bạn trước gọi là kẻ thù
(TDT)
Có
ba khái niệm quan trọng đánh dấu đặc tính của thơ trong một giai đoạn: đề tài,
tư tưởng và giọng nói, giọng điệu. Trong khi giọng nói có tính ít thay đổi, đơn
nhất cho mỗi người, thì giọng điệu có thể thay đổi trong từng bài thơ, mô tả
suy nghĩ và cảm xúc của người nói, và đo lường khoảng cách giữa người nói và
người nghe. Để hiểu bi kịch của người Việt Nam, trong thời chiến tranh, và lâu
hơn, rộng hơn, sâu hơn cuộc chiến tranh ấy, hãy so sánh hai đoạn thơ, sáng tác sau
tháng Tư năm 1975, về mặt giọng điệu. Một của Chế Lan Viên.
Ngoảnh
mặt nhìn đâu cũng thấy anh em
Ngoặt
một cái, sạch hết bùn, chỉ có hoa sen
Và
một của Trần Dạ Từ.
Chiến
tranh. Cách mạng. Ngày hội của quần chúng
Tội
nghiệp. Họ được dạy dỗ thế
Tội
nghiệp. Họ tin sống tin chết như thế
Bi
kịch ấy hiện nay có thể mang những bộ mặt khác, ngày càng bớt gay gắt hơn, ôn
hòa hơn, vì nhiều lý do, nhưng về thực chất chưa thay đổi. Đó là quan hệ giữa một
bên là người tin chắc mình đứng về phía lẽ phải, hoặc ít ra là đứng rất gần với
nó, và một bên hoàn toàn không tin như thế. Vì vậy, cuộc xung đột quân sự,
chính trị, trong quá khứ, ngày càng trở thành cuộc xung đột văn hoá,
đương đại. Dân tộc ta vượt qua cuộc xung đột ấy như thế nào có lẽ sẽ là một
trong những nhiệm vụ chính yếu của văn học tương lai.
Người
đọc thơ đi tìm những kinh nghiệm của nhà thơ có ý nghĩa cho họ. Vì vậy những
câu thơ, hoặc bài thơ, có giọng tuyên bố chỉ đóng vai trò bổ sung trong giá trị
của bài thơ, hoặc toàn bộ sáng tác của một nhà thơ, vì chúng không lấy hình ảnh
ẩn dụ làm trung tâm. Cũng bài thơ Hòn đá làm ra lửa, hòn đá là hình ảnh trung
tâm.
Và,
Có
thể chúng ta sẽ sống sót. Sẽ trở về
Cùng
vuốt ve lại trang giấy bị vò nát ném bỏ
(TDT)
Trang
giấy là niềm hy vọng của Trần Dạ Từ được mô tả một cách tuyệt đẹp giữa những
tan nát, sống chết, mất còn. Chúng ta đang nói về hy vọng. Có thể nào nói về hy
vọng giữa sự mất mát, thua cuộc, thất bại, tai họa? Có thể lắm. Niềm hy vọng của
thơ nhân chứng biểu hiện xuyên qua tình yêu, giấc mộng đoàn viên. Và tha
thứ. Tôi thấy trong thơ của chính các nạn nhân giai đoạn này bàng bạc cảm giác
và tâm thức ấy.
Tha
thứ là sự buông thả cảm giác hận thù trong quá khứ, nhằm đạt tới sự cân bằng về
tâm lý, đạt tới trạng thái lành mạnh về tinh thần, giúp con người có khả năng
hơn đối diện với những thách thức trong tương lai, bất ngờ không đoán được. Tha
thứ giúp cho nạn nhân của bạo hành, ngược đãi thoát khỏi bóng ma ám ảnh của quá
khứ, của tội ác, giúp họ trở nên những người tự do.
Tha
thứ không phải là quên lãng. Tha thứ là sự quên lãng có chủ ý đối với hận thù
và đối với một số kinh nghiệm, nhưng không phải là sự quên lãng toàn bộ đối với
các kinh nghiệm. Mối quan hệ giữa thơ ca và sự tha thứ có thể được hiểu biết nếu
chúng ta xét ngôn ngữ như một quyền năng có thể làm thay đổi. Để thay đổi,
chúng ta cần đến sự hiểu biết và kiên nhẫn.
Ta
về khai giải bùa thiêng yểm
Thức
dậy đi nào gỗ đá ơi
(TTY)
Tình
yêu thương là sức mạnh lớn nhất của những người bị giam hãm hay lưu vong. Đó là
tình yêu đối với người thân thuộc, người vợ hay chồng ở quê nhà và tình yêu đối
với đồng bào. Tấm lòng của một người tù miền Nam đang ngồi trong toa tàu sắt
thép, nhìn qua làng mạc mơ hồ đêm tối:
Hỡi
cô con gái trăng mười bốn
Đêm
có nằm mơ những hội xuân
Đời
có trăm lần cam dối mẹ
Nhớ
thương nào giấu thấm vành khăn?
(TTY)
Tôi
tưởng tượng chuyến tàu đêm chở những người tù cải tạo đang chạy ra Bắc, đi qua
vùng thôn quê nơi ngày xưa Nguyễn Bính đã từng làm thơ về một người con gái ngồi
sau khung cửi dệt lụa:
Bữa
ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa
xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Đẹp
biết bao giấc mộng đoàn viên, người lính trở về từ chiến tranh, người tù
về từ trại giam, nạn nhân về từ cõi chết, nghĩ đến người thân, giếng nước, căn
nhà cũ, và mong ước:
Trước
mắt ta còn trăm thứ việc
Sửa
nhà chăm sóc lại vườn hoa
(TTY)
Nhưng
cũng có giấc mơ đoàn viên cho một người đã thực sự nằm xuống, chua xót, bao
dung, nhẫn nại:
Suối
nước và em đi chung từng bước chân
Giản
dị thôi. Như ngày nào. Em tới
Tới
và nói chung với cây cối một lời
À.
Anh ấy nằm đây. Có thế chứ. Anh ấy vẫn giữ nó. Hòn đá làm ra lửa.
(TDT)
Hình
ảnh trong thơ, tức là những kinh nghiệm mang tính cảm giác, có khả năng nối kết
những người đọc với nhau, tạo nên một tập hợp những người cùng yêu mến một bài
thơ, một tác giả, tạo nên một cộng đồng. Mối liên kết ấy là đặc biệt, cụ thể, đầy
tính hiện thực, trực tiếp. Câu thơ, bài thơ thường bắt đầu bởi hình ảnh hay nhịp
điệu, bởi hình thức, bởi cái bóng của nó nhiều hơn là bản thể của nó. Trong khi
sự so sánh phát hiện những mối liên kết của các sự vật, thì ẩn dụ đi tìm bước
nhảy vọt về nhận thức và xúc cảm, tức là các mối liên lạc văn hóa ngấm ngầm,
sâu xa, làm cho chúng thăng hoa.
Tàu
đi. Lúc đó, đêm vừa mỏi
Lúc
đó, sao trời đã ngủ mê
Chú
ý các chữ ngắn gọn, cách ngắt câu, nhiều cảm xúc, nén lại, giàu tính mô tả, nhịp
độ gấp, trong bài thơ Tàu đêm của Tô Thùy Yên, viết năm 1980. Chuyến tàu
vừa là một hình ảnh có thật trong đời sống, vừa là một biểu trưng cho điều gì
khác. Như số phận của dân tộc. Nhưng thơ thường không chỉ là các ý tưởng và hình
ảnh lớn, tổng quát, vì nó biết tâm hồn lặng lẽ dừng lại góc tối, ngã rẽ, sự
khinh bạc của số phận, lừa dối của lịch sử.
Ôi
những nhà ga rất cổ xưa
Dường
như ta đã thấy bao giờ
Đến
nay người giữ ga còn đứng
Đèn
bão đong đưa chút sáng mờ
(TTY)
Người
giữ ga là ai? Tôi không biết, nhưng tôi biết chút ánh sáng mờ của ngọn đèn bão
kia sẽ còn lưu luyến mãi trong tâm hồn mình.
Đó
không chỉ là vẻ đẹp, đó là hiệu dụng làm nguôi ngoai những tổn thương cá nhân
và tập thể. Tiếng nói, ánh sáng, nhịp điệu là những dấu hiệu khởi đầu của tâm
thức và lương tri. Sự tha thứ là có thật, có khả năng dẫn đường nhiều hơn những
hiệu triệu khác, có quyền năng chữa lành vết thương hơn những tranh cãi và lý
luận khác. Vì trong một bài thơ, có thể cùng dịch chuyển một lúc nhiều lớp địa
chất của ngôn ngữ, nhiều tầng của ý nghĩa, mang con người lại gần nhau trong
kinh nghiệm chung, chia sẻ được, và vì vậy có thể hàn gắn họ vào nhau. Sự lặp lại
của các chữ, sự hợp vần và tạo nhạc điệu, sự va đập lóe sáng của các hình ảnh,
sự phát hiện các liên kết sự vật, là cội nguồn của quyền năng của thơ ca.
Thơ
là sự nén chặt các ý nghĩa, làm mới lại các ý nghĩa. Người làm thơ được đặt
trong mối quan hệ trực tiếp, đương thời, với hoàn cảnh. Câu thơ cần có tính chất
kỳ lạ, thậm chí dị thường, nếu nó muốn mang nhà thơ đến với các quan hệ trực tiếp
kia.
Như
vậy mặc dù thơ nhân chứng mô tả lịch sử, nó vẫn mang phẩm chất quan trọng nhất
của thơ. Đó không phải là sự thông báo mà là sự dịch chuyển, vận động. Sau này,
thơ nhân chứng còn được mang theo tới những nơi xa ngoài tổ quốc bởi các đại diện
cùng thời hay tiếp theo, ghi lại dấu ấn lên thơ của họ, ở những mức độ khác
nhau, đậm hay nhạt, nhưng có thể còn nhận ra được: Nguyên Sa, Du Tử Lê, Cao Tần,
Viên Linh, và nhiều người khác (*). Những bài thơ đủ sức chiếu rọi ánh lửa
trong khoảng mười năm, 1975-1986, diễn ra trong bối cảnh thay đổi về chính trị,
xã hội, văn học, trong nước và ngoài nước, sẽ còn mãi không chỉ như nhân chứng
của một thời đại, mà còn là cánh cửa liên kết với những nền thơ khác tiếp sau
đó, thơ hải ngoại, thơ trong nước, không ngớt gieo trồng hạt giống của mình lên
cánh đồng dân tộc. Những hạt giống của hy vọng, của yêu thương, mang về những
mùa màng trễ muộn nhưng ngày càng khởi sắc, trong các thế hệ tiếp theo sau.
Về
sự tiếp nhận văn học: những sáng tác trong giai đoạn ngay sau khúc quanh
1975, theo tôi biết, chưa hề được khảo sát tường tận bất cứ ở đâu. Vì
nhiều lý do: quan điểm chính trị, sự thất lạc của các tài liệu, các nhà thơ hầu
hết đã qua đời, số lượng tác phẩm ít ỏi, và thiếu thốn các nhà nghiên cứu. Bốn
mươi năm là một thời gian dài đủ để chúng ta nhìn lại một thời kỳ đen tối. Điều
đáng mừng là thế hệ trẻ hiện nay ngày càng hiểu biết hơn, có nhu cầu tìm đọc
các tác phẩm đang dần dần được phổ biến trở lại, nhờ vào sự cố gắng của nhiều
nhà văn có lòng ở hải ngoại và cả trong nước, miền Nam và cả miền Bắc. Cần nhấn
mạnh rằng việc nghiên cứu giai đoạn văn học ngắn ngủi này, mà ở đây tác giả xem
là một phần, phần cuối của văn học miền Nam, cần khách quan, công bằng, tránh
rơi vào một trong hai cực đoan của tiếp nhận: khuynh hướng đả kích, gạt bỏ, và
khuynh hướng tiếp nhận mang tính tình cảm, phóng đại.
Trong
mạch trữ tình, giọng điệu của thơ có thể là giọng đối thoại, trong trường hợp
nhà thơ giữ được lòng tin vào cái tốt đẹp, và nhất là khi họ viết về người
khác.
Đó
là một buổi sáng tháng Giêng rực rỡ
Không
có thứ cờ quạt nào vẩy nhơ nổi bầu trời
Không
thứ hành hạ nào bôi bẩn được trí nhớ
Đồi
núi và em mặc chung áo nắng vàng
Suối
nước và em đi chung từng bước chân
Giản
dị thôi. Như ngày nào. Em tới
(Trần
Dạ Từ)
Đó
cũng là con đường đi tới của thơ Việt Nam hôm nay.
Ở
trên tôi có nhận xét rằng thơ miền Nam không chuẩn bị cho cái chết của nó, nói
như thế là chưa đầy đủ.
Hãy
cho anh khóc bằng mắt em
Những
cuộc tình duyên Budapest
Anh
một trái tim em một trái tim
Chúng
kéo đầy đường chiến xa đại bác
Tháng
12 năm 1956, Thanh Tâm Tuyền đã viết những câu thơ trên đây, trong một bài thơ
dài, sau sự kiện quân đội Liên Xô tiến vào Hungary, hai tháng trước đó. Như tổng
thống Kennedy đã nói: “Ngày 23 tháng 10, năm 1956, là một ngày sẽ sống mãi
trong biên niên sử của những con người và quốc gia tự do.” Hàng ngàn người đã
chết trong cuộc chiến đấu của họ chống lại đội quân xâm lược, hàng ngàn người
đã bị tra tấn và tử hình, khoảng hai trăm ngàn người đã chạy trốn khỏi đất nước.
Tôi không biết liệu có một người dân Hungary nào, một thi sĩ nào của họ, đã đọc
bài thơ trên đây của Thanh Tâm Tuyền, và gật đầu, chia sẻ. Tôi chỉ biết rằng
bài thơ ấy đã được cất lên ngay trong buổi bình minh của miền Nam, rạng đông hạnh
phúc của một nền văn học, nhưng có lẽ tác giả vào lúc ấy không biết rằng đó là
lời tiên tri cho số phận của chính mình và thế hệ mình. Tôi cũng tự hỏi liệu có
một thi sĩ nào từ Hungary đọc được thêm những câu này nữa, hai mươi hai năm
sau, trong hoàn cảnh khác, 1978.
Vác
bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về
trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh
lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm
đạm lòng ta chiều cuối năm
Nhưng
mà, tàn đông có nghĩa là sắp hết năm, tới mùa xuân. Một nhà thơ khác nói thêm,
rõ hơn, về hy vọng ấy:
Ngọn
lửa sẽ tái sinh. Ta sẽ cùng chụm lửa
Được
nấu nướng bên nhau. Thật hạnh phúc
Chắc
sẽ đủ tiêu ớt hành ngò
Cho
món xào chua cay mặn nhạt
(TDT)
Tôi
nghĩ có nhiều người sẽ mỉm cười khi đọc câu thơ ấy, và nhìn thấy mùa xuân tới,
tuy trễ muộn. Trên quê hương chung của người Việt chúng ta. Bởi vì bản chất của
thơ, dù thuộc khuynh hướng nào, đều không kìm hãm con người vào quá khứ, không
ràng buộc chúng ta với bóng tối thù hận, ngược lại chúng giúp cho người đọc thơ
và làm thơ hôm nay, trong nước và hải ngoại, có thể đi tiếp con đường khai phá
của thế hệ trước.
Tuy
vậy, giá trị của thơ sau cùng vẫn là giá trị thẩm mỹ, bên cạnh tư tưởng của nó.
Làm
chủ hình thức là làm chủ sự vận động. Mà vận động là số phận. Khác với các sáng
tác văn học khác, văn học nhân chứng đòi hỏi ở người đọc và nhà phê bình một
quan điểm tiếp nhận rõ ràng hơn, một hệ thống các chuẩn tắc đạo lý riêng, mặc
dù chúng có thể không được bày tỏ công khai hoặc được ý thức một cách đầy đủ.
Trong khi nhà thơ cần chọn các chữ đúng, người đọc cần mở rộng cánh cửa tâm hồn
mình trước tác động của các chữ ấy và cùng làm việc với nhà thơ. Những nhà phê
bình có quan điểm chính trị và đạo đức khác xa với những thi sĩ như Trần Dần,
Hoàng Cầm, Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền… khó có thể đi đến tận cùng cái đẹp
trong tác phẩm của họ, phân tích ráo riết và làm sáng lên tính chất đạo lý của
cái đẹp ấy. Vì vậy đối với việc nghiên cứu một giai đoạn văn học, nhà phê bình
nào có quan điểm hay cảm xúc xa lạ với quan điểm hay cảm xúc của các tác giả
thuộc giai đoạn ấy, phải có cố gắng rất nhiều, có công tâm, mới có thể tiếp cận
tác phẩm được. Họ cần có hai phẩm chất: khả năng đồng cảm và khả năng tưởng
tượng.
Thơ
nhân chứng là thơ của người trong cuộc, của nạn nhân. Họ vừa là người làm chứng,
ghi lại sự thật của bản thân, nhưng lại phải tìm cách vượt qua chính họ. Tức là
vượt qua vết thương của chính mình. Làm thế nào thơ có thể chữa lành các vết
thương?
Ghi
lại, mở ra, căm phẫn, soi thấu, và khoan dung. Đối với cá nhân, cũng như đối với
dân tộc, hồi phục là một quá trình lâu dài. Người lặng lẽ đi đến cùng với tình
yêu, với niềm tin từ ngày đầu, tuy không còn sôi nổi, nhưng vẫn cháy sáng trong
thiên thu tịch mịch.
Em,
soi bóng em hồn nhiên trên lối thời gian
Lặng
lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm
(TTT)
Hay
giọng điệu thiết tha hơn, kêu gọi hơn, như thể thơ ngày càng trở nên cần thiết.
Ta
về như lá rơi về cội
Bếp
lửa nhân quần ấm tối nay
Chút
rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải
oan cho cuộc biển dâu này
(TTY)
Thơ
nhân chứng chống lại sự hành hạ con người, chống lại khổ đau tăm tối, gợi lên
lòng can đảm. Truyền đi cho các thế hệ sau ánh sáng của những ngọn lửa cuối
cùng của nó, và vì thế, tất nhiên, không phải là cuối cùng: chúng trở lại. Có
ai trong chúng ta cũng muốn ngồi xuống quanh ngọn lửa ấy không?
Nguyễn
Đức Tùng
Chú thích:
(*)
Có thể tạm kể thêm vài nhà thơ khác và trong thứ tự ngẫu nhiên: Cao Đông Khánh,
Chu Vương Miện, Thi Vũ, Đinh Linh, Nguyễn Đăng Thường, Trần Mộng Tú, Thường
Quán, Ngu Yên, Khế Iêm, Đỗ Kh, Lê Thị Huệ, Luân Hoán, Thế Dũng, Nguyễn Hoàng
Nam, Chân Phương, Đỗ Quyên, Hoàng Xuân Sơn, Phan Nhiên Hạo, Vương Ngọc Minh, Trần
Nghi Hoàng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Trịnh Y Thư, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Lê Đình Nhất
Lang, Trần Trung Đạo, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Hoàng Tranh, Thận Nhiên, Lê Nguyên
Tịnh, Bắc Phong.
Những
nguồn tham khảo:
1.
Các tài liệu riêng về thơ miền Nam của bác sĩ Phạm Hữu Trác, Montreal.
2.
Các bài vở trên trang mạng Talawas, Tiền Vệ, Da Màu, Hợp Lưu, Diễn Đàn, Văn Việt,
Sông Hương, Trần Nhương.
3.
Đỗ Quý Toàn, Tìm thơ trong tiếng nói, NXB Thanh Văn, 1992.
4.
Thi Vũ, Bốn mươi năm thơ Việt nam, NXB Quê Mẹ, 1993.
5.
J. D. Mc Clatchy, The Vintage book of contemporary world poetry, NXB Random
House, 1996.
6.
Nguyễn Bùi Vợi, Thơ Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 2004.
7.
Nguyễn Hưng Quốc, Thơ con cóc và những vấn đề khác, Văn Mới, 2006.
8.
Feinstein, Elaine, Anna of All the Russias: A Life of Anna Akhmatova. NXB
Vintage Books, 2007.
9.
Tina Chang, Nathalie Handal, Ravi Shankar, Language for a new century, NXB
Norton, 2008.
10.
Đặng Tiến, Thơ. Thi pháp và chân dung, NXB Phụ nữ, 2009.
---------------------------
TIN
LIÊN QUAN :
Xem toàn bộ
1 comment:
Mong sao cho đổi thay
Bảng giá xe Lexus
Bảng giá xe Mazda
Bảng giá xe Toyota
bảng giá xe Hyundai
Bảng giá xe maserati
Bảng giá xe Volvo
Bảng giá xe Nissan
Bảng giá xe Suzuki
Bảng giá xe Volkswagen
Post a Comment