Việt
Báo
03/12/201400:05:00
WESTMINSTER
(VB) -- Một chương trình hội thảo kéo dài 2 ngày để
nói về chủ đề Văn Học Miền Nam 1954-1975 sẽ tổ chức
tại Quận Cam.
Thuyết trình viên sẽ là khoảng 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình với những đề tài tập trung về sự hình thành, khuynh hướng, ảnh hưởng, nhân vật, môi trường phát triển, phát hành... nghĩa là các mặt đa diện của văn học Miền Nam VN tứ 1954-1975.
Thuyết trình viên sẽ là khoảng 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình với những đề tài tập trung về sự hình thành, khuynh hướng, ảnh hưởng, nhân vật, môi trường phát triển, phát hành... nghĩa là các mặt đa diện của văn học Miền Nam VN tứ 1954-1975.
Bích
chương.
Hội
Thảo về Văn Học miền Nam 1954-1975, từ 10AM tới 4:30PM
trong 2 ngày:
- Thứ Bảy 6-12: tại hội trường Người Việt, 14771 Moran St.
- Chủ Nhật 7-12: tại hội trường Việt Báo, 14841 Moran St.
Với 20 nhà văn, nhà phê bình tại Mỹ, Canada, Pháp, Úc phân tích về văn học miền Nam bị truy bức sau ngày 30-4-1975.
Dự kiến mỗi thuyết trình viên có tổng cộng 40 phút, bao gồm 25-30 cho phần trình bày và 10-15 cho phần thảo luận.
Sau đây là đề tài và tiểu sử các thuyết trình viên trong hội thảo.
THỨ BẢY 6/12
SÁNG:
NGUYỄN HƯNG QUỐC
Đề tài: Văn học miền Nam 1954-1975 trong tiến trình hiện đại hoá của văn học dân tộc.
Tiểu sử: Chủ nhiệm Ban Việt ngữ và Việt học tại Đại học Victoria, Úc; đồng chủ bút trang báo mạng Tiền Vệ; tác giả của gần 20 tác phẩm phê bình và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chính trị Việt Nam. Ba cuốn mới nhất xuất bản trong năm 2014 này là: Văn học Việt Nam tại Úc, Viết vu vơ và Những ý nghĩ rời. Cả ba đều do Người Việt xuất bản.
BÙI VĨNH PHÚC
Đề tài: Văn học miền Nam, 1954-1975: Phẩm tính và ý nghĩa
Tiểu sử: Dạy về Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, cũng như Anh văn, tại hệ thống Cal State University và Golden West College từ năm 1989.
Hoạt động trong ngành phiên & biên dịch từ 1986. Đã chuyển dịch nhiều tài liệu cho tiểu bang California và các trung tâm nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ. Cũng dịch văn chương như một thú tiêu khiển.
Từ 1981, đã xuất bản 7 tác phẩm; hai cuốn gần đây nhất là Lý Luận và Phê Bình: hai mươi năm văn học Việt ngoài nước, 1975-1995 (1996) và Trịnh Công Sơn / Ngôn Ngữ & Những Ám Ảnh Nghệ Thuật (2005, 2008, 2012).
Trong ban chủ biên cũng như đã cộng tác với nhiều tạp chí văn học và nghiên cứu ở ngoài nước. Cũng cùng viết chung trong một số công trình nghiên cứu văn học Việt Nam hải ngoại như: 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (1995), Tuyển Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (1995)...
TRẦN DOÃN NHO
Đề tài: Tính văn học trong văn học miền Nam
Tiểu sử: Trần Doãn Nho là bút hiệu. Tên thật Trần Hữu Thục. Sinh trưởng tại Huế. Học ở Huế và Sài Gòn. Tốt nghiệp đại học, ngành triết. Trước 1975, dạy học, đi lính, viết văn viết báo. Nguyên phụ khảo triết tại Đại Học Văn Khoa Huế 1970-1975. Cộng tác với các tạp chí văn học Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện.
Sau tháng 4/1975, ở tù cho đến năm 1981. Năm 1993, định cư tại Hoa Kỳ. Hiện sống cùng gia đình tại thành phố Worcester, bang Massachusetts và làm việc cho Sở Giáo Dục Thành Phố. Đã xuất bản 7 tác phẩm gồm có truyện ngắn, truyện dài, tùy bút và biên khảo văn học.
THỨ BẢY 6/12
CHIỀU
DU TỬ LÊ
Đề tài: Vài khía cạnh đặc thù của 20 năm văn học miền Nam
Tiểu sử: Du Tử Lê bắt đầu viết văn làm thơ từ sớm. Trước 1975, xuất bản khoảng 15 tác phẩm, gồm thơ và truyện ngắn. Năm 1973, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Từ năm 1975 đến nay ông sống tại Hoa Kỳ, tiếp tục làm thơ và viết văn. Tác phẩm mới nhất của ông là tập 1 cuốn Phác hoạ toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam.
HOÀNG NGỌC-TUẤN
Đề tài: Ảnh hưởng của Tây phương trong văn học miền Nam
Tiểu sử: Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, kịch tác gia, và dịch giả. Hiện sống tại Úc.
Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny [phê bình mỹ thuật] (Sydney: The University of Sydney, 2002); In-Between 1.5 Generation [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000); The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing [biên tập và giới thiệu] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004); From the Editors: Migrant Communities and Emerging Australian Literature [tiểu luận in chung với Jose Wendell P. Capili, Sumana Viravong, và Noonee Doronila; do Jose Wendell P. Capili biên tập] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2007).
Đã sử dụng một số bút hiệu khác: (cho truyện ngắn) Trần Nhật Thổ, Hoàng Từ Dương, Hoàng Nha Trang; (cho thơ tình) Bỉ Ngạn; (cho tiểu luận và dịch thuật) Văn Phục, Hoặc Ngữ, và Trần Tuệ Minh.
PHẠM PHÚ MINH
Đề tài: Tình hình xuất bản và phát hành tại miền Nam 1954-1975
Tiểu sử: Phạm Phú Minh, sinh năm 1940, bút hiệu Phạm Xuân Đài, người làng Đông Bàn, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Học trung học các trường Trần Quý Cáp (Hội An), Trương Vĩnh Ký và Chu Văn An (Sài Gòn).
Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Sư Phạm ban Triết học tại Viện Đại Học Đà Lạt. Tốt nghiệp Sư Phạm năm 1964.
Dạy học và hoạt động thanh niên. Từ năm 1966 làm việc trong Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) của bộ Giáo Dục. Biệt phái sang Phủ Tổng Ủy Dân Vận năm 1973. Từ 1975 đi tù cải tạo, ở các trại Long Thành, Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Xuân Lộc. Ra khỏi tù năm 1988.
Đi tị nạn tại Mỹ cuối năm 1992. Từ 1993 đến 2007 làm việc với tạp chí Thế Kỷ 21 trong các nhiệm vụ Thư ký Tòa soạn, Chủ nhiệm và Chủ bút.
Hiện nay (bắt đầu từ tháng Bảy 2010) Chủ bút tạp chí online Diễn Đàn Thế Kỷ (diendantheky.net).
Đã xuất bản: Hà Nội Trong Mắt Tôi (tùy bút, 1994).
TRỊNH THANH THUỶ
Đề tài: Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến 1975
Tiểu sử: Sinh quán Gia Định. Định cư tại Nam California, Hoa Kỳ. Cộng tác với Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Người Việt hải ngoại, Việt Báo, Trẻ, Khoa Học dot net, Hoa Đàm, Việt tide, Viễn Đông, Chim Việt Cành Nam, Tiền vệ, Da Màu
Tác phẩm: Giữa L và C, Tập thơ in chung với Đinh Trường Chinh và Nguyễn Tư Phương
CHỦ NHẬT 7/12
SÁNG:
ĐINH TỪ BÍCH THUÝ
Đề tài: Những Giải Pháp Xã Hội, Giới Tính và Chính Trị Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam Trước 1975: Đọc (Truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc.
Tiểu sử: Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.
ĐẶNG THƠ THƠ
Đề tài: Khái Niệm Mẹ và Di Sản Cho Con trong Cuộc Chiến" (qua các truyện của Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Minh Quân, Nhã Ca, và Trùng Dương.)
Tiểu sử: Đặng Thơ Thơ, sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1992. Cộng tác với các tạp chí Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Chủ Đề. Thành viên trong ban biên tâp Tạp Chí Hợp Lưu từ 2003-2005. Đồng-Sáng Lập Viên tạp chí văn chương mạng Da Màu (damau.org) từ tháng 8/2006 cùng với Đỗlê Anhđào và Phùng Nguyễn. Chủ Biên đầu tiên của Da Màu từ 2006-2008. Tác phẩm đã xuất bản: Phòng Triển Lãm Mùa Đông- tuyển tập truyện ngắn (Văn Mới 2002) và Khả Thể- tuyển tập truyện ngắn (NgườiViệtBooks, 2014). Hiện là biên tập viên mục sáng tác văn xuôi trên Da Màu và làm việc cho Học Khu Giáo Dục Garden Grove – California.
ĐỖ QUÝ TOÀN
Đề tài: Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh
Tiểu sử: Nhà thơ Đỗ Quý Toàn bắt đầu viết văn làm thơ từ 1955. Bài viết của ông thường đăng ở Ngàn Khơi, Văn Nghệ, Sống, Lửa Việt, Tân Dân. Trước năm 1975, đã xuất bản hai tập thơ: Nàng (1965) và Đêm Việt Nam (1966). Sau năm 1975, đã xuất bản tập thơ Cỏ và Tuyết (1989); tập tiểu luận về thơ Tìm thơ trong tiếng nói (1992). Dưới các bút danh Vương Hữu Bột và Ngô Nhân Dụng, ông viết về kinh tế tài chính và chính trị. Tác phẩm mới nhất của ông là cuốn Đứng Vững Ngàn Năm do Người Việt xuất bản năm 2013.
CHỦ NHẬT 7/12
CHIỀU:
TRẦN THANH HIỆP
Đề tài: Về Nhóm Sáng Tạo
Tiểu sử: Luật sư, một trong những thành viên trong nhóm Sáng Tạo. Từng đăng thơ và tiểu luận phê bình trên tạp chí Sáng Tạo. Sau này hoạt động nhiều trong lãnh vực văn hoá và chính trị.
TRƯƠNG VŨ
Đề tài: Vai trò của Sáng Tạo trong việc phát triển văn học Miền Nam sau 1954
Tiểu sử: Tên thật Trương Hồng Sơn, Tiến Sĩ Khoa Học. Tốt nghiệp Đại Học Sài Gòn, University of Pennsylvania, và The George Washington University về toán, vật lý hạt nhân, và kỹ sư điện trong kỹ thuật không gian. Dạy toán tại Đại Học Duyên Hải Nha Trang trước 1975. Vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ từ 1976. Chuyên gia nghiên cứu cho NASA từ 1980 cho đến khi nghỉ hưu, năm 2006. Nguyên đồng chủ biên tập san Việt học The Vietnam Review, đồng chủ biên tuyển tập văn chương chiến tranh The Other Side of Heaven (do Curbstone Press xuất bản, 1995), và chủ bút tạp chí Đối Thoại (1994-1995). Hiện cư ngụ tại Maryland, USA, chú tâm vào chuyện vẽ và viết.
NGỰ THUYẾT (Tôn Thất Ngự)
Đề tài: Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ tiên phong
Tiểu sử: Sinh tại Huế. Học tại Đà Lạt, Huế, Sài Gòn. Nhập ngũ theo lệnh động viên, dạy học tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Sài Gòn, biệt phái làm việc cho Công Ty Dầu Hỏa Esso, Sài Gòn. Tù cải tạo sau biến cố 1975. Dạy học tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Sài Gòn và các Trung Tâm Sinh Ngữ khác.
Sau khi định cư tại Nam California, Hoa Kỳ, cuối năm 1990, làm việc cho cơ quan Tìm Việc Làm cho Người Tỵ Nạn. Và bắt đầu viết, cộng tác với các tạp chí văn học như Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề... và các báo mạng Tiền Vệ, Diễn Đàn Thế Kỷ, Da Màu.
Tác phẩm đã xuất bản: Sóng Trôi, Đào Thoát, Lưu Đày và Quê Nhà, Dấu Chân I, Dấu Chân II, Tuyển Tập Ngự Thuyết, Bắc Hành và Những Truyện Khác.
PHÙNG NGUYỄN
Đề tài: Văn học Miền Nam 1954-75: Đường về gian nan
Tiểu sử: Tên thật Nguyễn Đức Phùng. Lính Cộng hòa từ năm 1968. Giải ngũ 1974 với cấp độ tàn phế 60%. Đến Hoa Kỳ năm 1984.
Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh và Tin Học (California State University). Làm việc trong ngành tin học từ năm 1990
Bắt đầu viết từ năm 1994, đã cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, VHNT Liên Mạng, talawas.org, tienve.org, damau.org…
Chủ bút tạp chí Hợp Lưu (năm 2002)
Chủ trương tạp chí mạng Da Màu http://damau.org (năm 2006) cùng với Đặng Thơ Thơ & Đỗ Lê Anhdao.
TRANGĐÀI GLASSEY-TRẦNGUYỄN
Đề tài: 40 năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi
Tiểu sử: Trangđài Glassey-Trầnguyễn, một chuyên gia nghiên cứu về Cộng đồng người Việt hải ngoại, là học giả duy nhất trên thế giới đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu với người Việt ở cả bốn châu lục: Á, u, Úc, và Mỹ. Một tác giả song ngữ đoạt nhiều giải thưởng, Trangđài tiên phong ghi lại lịch sử của người Việt tại Quận Cam qua Dự án Vietnamese American Project từ thập niên 1990 bằng chính student loans của mình, và đoạt giải quán quân tại cuộc tranh tài nghiên cứu của CSU năm 2004 với bài viết “Quận Cam, Sử Vàng.” Cô là người Việt duy nhất được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cấp học bổng Fulbright tòan phần, bậc tối ưu, để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô tốt nghiệp 4 cử nhân cùng lúc, là thủ khoa 2 ngành và cũng tốt nghiệp cao học Sử Học với hai giải thủ khoa tại CSUF. Trangđài tốt nghiệp Cao học ngành Nhân chủng học tại Đại học Stanford, và hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.
- Thứ Bảy 6-12: tại hội trường Người Việt, 14771 Moran St.
- Chủ Nhật 7-12: tại hội trường Việt Báo, 14841 Moran St.
Với 20 nhà văn, nhà phê bình tại Mỹ, Canada, Pháp, Úc phân tích về văn học miền Nam bị truy bức sau ngày 30-4-1975.
Dự kiến mỗi thuyết trình viên có tổng cộng 40 phút, bao gồm 25-30 cho phần trình bày và 10-15 cho phần thảo luận.
Sau đây là đề tài và tiểu sử các thuyết trình viên trong hội thảo.
THỨ BẢY 6/12
SÁNG:
NGUYỄN HƯNG QUỐC
Đề tài: Văn học miền Nam 1954-1975 trong tiến trình hiện đại hoá của văn học dân tộc.
Tiểu sử: Chủ nhiệm Ban Việt ngữ và Việt học tại Đại học Victoria, Úc; đồng chủ bút trang báo mạng Tiền Vệ; tác giả của gần 20 tác phẩm phê bình và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chính trị Việt Nam. Ba cuốn mới nhất xuất bản trong năm 2014 này là: Văn học Việt Nam tại Úc, Viết vu vơ và Những ý nghĩ rời. Cả ba đều do Người Việt xuất bản.
BÙI VĨNH PHÚC
Đề tài: Văn học miền Nam, 1954-1975: Phẩm tính và ý nghĩa
Tiểu sử: Dạy về Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, cũng như Anh văn, tại hệ thống Cal State University và Golden West College từ năm 1989.
Hoạt động trong ngành phiên & biên dịch từ 1986. Đã chuyển dịch nhiều tài liệu cho tiểu bang California và các trung tâm nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ. Cũng dịch văn chương như một thú tiêu khiển.
Từ 1981, đã xuất bản 7 tác phẩm; hai cuốn gần đây nhất là Lý Luận và Phê Bình: hai mươi năm văn học Việt ngoài nước, 1975-1995 (1996) và Trịnh Công Sơn / Ngôn Ngữ & Những Ám Ảnh Nghệ Thuật (2005, 2008, 2012).
Trong ban chủ biên cũng như đã cộng tác với nhiều tạp chí văn học và nghiên cứu ở ngoài nước. Cũng cùng viết chung trong một số công trình nghiên cứu văn học Việt Nam hải ngoại như: 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (1995), Tuyển Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (1995)...
TRẦN DOÃN NHO
Đề tài: Tính văn học trong văn học miền Nam
Tiểu sử: Trần Doãn Nho là bút hiệu. Tên thật Trần Hữu Thục. Sinh trưởng tại Huế. Học ở Huế và Sài Gòn. Tốt nghiệp đại học, ngành triết. Trước 1975, dạy học, đi lính, viết văn viết báo. Nguyên phụ khảo triết tại Đại Học Văn Khoa Huế 1970-1975. Cộng tác với các tạp chí văn học Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện.
Sau tháng 4/1975, ở tù cho đến năm 1981. Năm 1993, định cư tại Hoa Kỳ. Hiện sống cùng gia đình tại thành phố Worcester, bang Massachusetts và làm việc cho Sở Giáo Dục Thành Phố. Đã xuất bản 7 tác phẩm gồm có truyện ngắn, truyện dài, tùy bút và biên khảo văn học.
THỨ BẢY 6/12
CHIỀU
DU TỬ LÊ
Đề tài: Vài khía cạnh đặc thù của 20 năm văn học miền Nam
Tiểu sử: Du Tử Lê bắt đầu viết văn làm thơ từ sớm. Trước 1975, xuất bản khoảng 15 tác phẩm, gồm thơ và truyện ngắn. Năm 1973, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Từ năm 1975 đến nay ông sống tại Hoa Kỳ, tiếp tục làm thơ và viết văn. Tác phẩm mới nhất của ông là tập 1 cuốn Phác hoạ toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam.
HOÀNG NGỌC-TUẤN
Đề tài: Ảnh hưởng của Tây phương trong văn học miền Nam
Tiểu sử: Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, kịch tác gia, và dịch giả. Hiện sống tại Úc.
Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny [phê bình mỹ thuật] (Sydney: The University of Sydney, 2002); In-Between 1.5 Generation [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000); The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing [biên tập và giới thiệu] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004); From the Editors: Migrant Communities and Emerging Australian Literature [tiểu luận in chung với Jose Wendell P. Capili, Sumana Viravong, và Noonee Doronila; do Jose Wendell P. Capili biên tập] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2007).
Đã sử dụng một số bút hiệu khác: (cho truyện ngắn) Trần Nhật Thổ, Hoàng Từ Dương, Hoàng Nha Trang; (cho thơ tình) Bỉ Ngạn; (cho tiểu luận và dịch thuật) Văn Phục, Hoặc Ngữ, và Trần Tuệ Minh.
PHẠM PHÚ MINH
Đề tài: Tình hình xuất bản và phát hành tại miền Nam 1954-1975
Tiểu sử: Phạm Phú Minh, sinh năm 1940, bút hiệu Phạm Xuân Đài, người làng Đông Bàn, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Học trung học các trường Trần Quý Cáp (Hội An), Trương Vĩnh Ký và Chu Văn An (Sài Gòn).
Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Sư Phạm ban Triết học tại Viện Đại Học Đà Lạt. Tốt nghiệp Sư Phạm năm 1964.
Dạy học và hoạt động thanh niên. Từ năm 1966 làm việc trong Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) của bộ Giáo Dục. Biệt phái sang Phủ Tổng Ủy Dân Vận năm 1973. Từ 1975 đi tù cải tạo, ở các trại Long Thành, Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Xuân Lộc. Ra khỏi tù năm 1988.
Đi tị nạn tại Mỹ cuối năm 1992. Từ 1993 đến 2007 làm việc với tạp chí Thế Kỷ 21 trong các nhiệm vụ Thư ký Tòa soạn, Chủ nhiệm và Chủ bút.
Hiện nay (bắt đầu từ tháng Bảy 2010) Chủ bút tạp chí online Diễn Đàn Thế Kỷ (diendantheky.net).
Đã xuất bản: Hà Nội Trong Mắt Tôi (tùy bút, 1994).
TRỊNH THANH THUỶ
Đề tài: Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến 1975
Tiểu sử: Sinh quán Gia Định. Định cư tại Nam California, Hoa Kỳ. Cộng tác với Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Người Việt hải ngoại, Việt Báo, Trẻ, Khoa Học dot net, Hoa Đàm, Việt tide, Viễn Đông, Chim Việt Cành Nam, Tiền vệ, Da Màu
Tác phẩm: Giữa L và C, Tập thơ in chung với Đinh Trường Chinh và Nguyễn Tư Phương
CHỦ NHẬT 7/12
SÁNG:
ĐINH TỪ BÍCH THUÝ
Đề tài: Những Giải Pháp Xã Hội, Giới Tính và Chính Trị Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam Trước 1975: Đọc (Truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc.
Tiểu sử: Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.
ĐẶNG THƠ THƠ
Đề tài: Khái Niệm Mẹ và Di Sản Cho Con trong Cuộc Chiến" (qua các truyện của Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Minh Quân, Nhã Ca, và Trùng Dương.)
Tiểu sử: Đặng Thơ Thơ, sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1992. Cộng tác với các tạp chí Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Chủ Đề. Thành viên trong ban biên tâp Tạp Chí Hợp Lưu từ 2003-2005. Đồng-Sáng Lập Viên tạp chí văn chương mạng Da Màu (damau.org) từ tháng 8/2006 cùng với Đỗlê Anhđào và Phùng Nguyễn. Chủ Biên đầu tiên của Da Màu từ 2006-2008. Tác phẩm đã xuất bản: Phòng Triển Lãm Mùa Đông- tuyển tập truyện ngắn (Văn Mới 2002) và Khả Thể- tuyển tập truyện ngắn (NgườiViệtBooks, 2014). Hiện là biên tập viên mục sáng tác văn xuôi trên Da Màu và làm việc cho Học Khu Giáo Dục Garden Grove – California.
ĐỖ QUÝ TOÀN
Đề tài: Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh
Tiểu sử: Nhà thơ Đỗ Quý Toàn bắt đầu viết văn làm thơ từ 1955. Bài viết của ông thường đăng ở Ngàn Khơi, Văn Nghệ, Sống, Lửa Việt, Tân Dân. Trước năm 1975, đã xuất bản hai tập thơ: Nàng (1965) và Đêm Việt Nam (1966). Sau năm 1975, đã xuất bản tập thơ Cỏ và Tuyết (1989); tập tiểu luận về thơ Tìm thơ trong tiếng nói (1992). Dưới các bút danh Vương Hữu Bột và Ngô Nhân Dụng, ông viết về kinh tế tài chính và chính trị. Tác phẩm mới nhất của ông là cuốn Đứng Vững Ngàn Năm do Người Việt xuất bản năm 2013.
CHỦ NHẬT 7/12
CHIỀU:
TRẦN THANH HIỆP
Đề tài: Về Nhóm Sáng Tạo
Tiểu sử: Luật sư, một trong những thành viên trong nhóm Sáng Tạo. Từng đăng thơ và tiểu luận phê bình trên tạp chí Sáng Tạo. Sau này hoạt động nhiều trong lãnh vực văn hoá và chính trị.
TRƯƠNG VŨ
Đề tài: Vai trò của Sáng Tạo trong việc phát triển văn học Miền Nam sau 1954
Tiểu sử: Tên thật Trương Hồng Sơn, Tiến Sĩ Khoa Học. Tốt nghiệp Đại Học Sài Gòn, University of Pennsylvania, và The George Washington University về toán, vật lý hạt nhân, và kỹ sư điện trong kỹ thuật không gian. Dạy toán tại Đại Học Duyên Hải Nha Trang trước 1975. Vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ từ 1976. Chuyên gia nghiên cứu cho NASA từ 1980 cho đến khi nghỉ hưu, năm 2006. Nguyên đồng chủ biên tập san Việt học The Vietnam Review, đồng chủ biên tuyển tập văn chương chiến tranh The Other Side of Heaven (do Curbstone Press xuất bản, 1995), và chủ bút tạp chí Đối Thoại (1994-1995). Hiện cư ngụ tại Maryland, USA, chú tâm vào chuyện vẽ và viết.
NGỰ THUYẾT (Tôn Thất Ngự)
Đề tài: Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ tiên phong
Tiểu sử: Sinh tại Huế. Học tại Đà Lạt, Huế, Sài Gòn. Nhập ngũ theo lệnh động viên, dạy học tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Sài Gòn, biệt phái làm việc cho Công Ty Dầu Hỏa Esso, Sài Gòn. Tù cải tạo sau biến cố 1975. Dạy học tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Sài Gòn và các Trung Tâm Sinh Ngữ khác.
Sau khi định cư tại Nam California, Hoa Kỳ, cuối năm 1990, làm việc cho cơ quan Tìm Việc Làm cho Người Tỵ Nạn. Và bắt đầu viết, cộng tác với các tạp chí văn học như Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề... và các báo mạng Tiền Vệ, Diễn Đàn Thế Kỷ, Da Màu.
Tác phẩm đã xuất bản: Sóng Trôi, Đào Thoát, Lưu Đày và Quê Nhà, Dấu Chân I, Dấu Chân II, Tuyển Tập Ngự Thuyết, Bắc Hành và Những Truyện Khác.
PHÙNG NGUYỄN
Đề tài: Văn học Miền Nam 1954-75: Đường về gian nan
Tiểu sử: Tên thật Nguyễn Đức Phùng. Lính Cộng hòa từ năm 1968. Giải ngũ 1974 với cấp độ tàn phế 60%. Đến Hoa Kỳ năm 1984.
Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh và Tin Học (California State University). Làm việc trong ngành tin học từ năm 1990
Bắt đầu viết từ năm 1994, đã cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, VHNT Liên Mạng, talawas.org, tienve.org, damau.org…
Chủ bút tạp chí Hợp Lưu (năm 2002)
Chủ trương tạp chí mạng Da Màu http://damau.org (năm 2006) cùng với Đặng Thơ Thơ & Đỗ Lê Anhdao.
TRANGĐÀI GLASSEY-TRẦNGUYỄN
Đề tài: 40 năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi
Tiểu sử: Trangđài Glassey-Trầnguyễn, một chuyên gia nghiên cứu về Cộng đồng người Việt hải ngoại, là học giả duy nhất trên thế giới đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu với người Việt ở cả bốn châu lục: Á, u, Úc, và Mỹ. Một tác giả song ngữ đoạt nhiều giải thưởng, Trangđài tiên phong ghi lại lịch sử của người Việt tại Quận Cam qua Dự án Vietnamese American Project từ thập niên 1990 bằng chính student loans của mình, và đoạt giải quán quân tại cuộc tranh tài nghiên cứu của CSU năm 2004 với bài viết “Quận Cam, Sử Vàng.” Cô là người Việt duy nhất được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cấp học bổng Fulbright tòan phần, bậc tối ưu, để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô tốt nghiệp 4 cử nhân cùng lúc, là thủ khoa 2 ngành và cũng tốt nghiệp cao học Sử Học với hai giải thủ khoa tại CSUF. Trangđài tốt nghiệp Cao học ngành Nhân chủng học tại Đại học Stanford, và hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.
------------------
.
HỘI
THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
.
.
Ðinh
Quang Anh Thái/Người Việt
Tuesday,
December 02, 2014 7:25:10PM
.
Người
Việt Books tái bản, 2014
Thứ Năm, ngày 27 tháng 11 năm 2014
.
Nguyễn
Hưng Quốc Thứ Bảy, ngày 29 tháng 11
năm 2014
.
Đinh
Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện) Wednesday, November
26, 2014 3:00:42 PM
.
.
Tiểu
Muội (thực hiện) Thứ Sáu, ngày 21 tháng 11 năm
2014
.
Phỏng
vấn nhà văn Trịnh
Thanh Thủy về Văn Học Miền Nam 1954 – 1975
Kalynh
Ngô/Người Việt (thực hiện) 22.11.2014
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment