Wednesday, June 2, 2010

NGƯỜI TA DẠY BẠN NHỮNG GÌ TRONG MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở VN ?

Người ta dạy bạn những gì trong môn học Kinh tế chính trị ở Việt Nam?

YesMan2008 gửi từ diễn đàn X-cafevn

Thứ Ba, 01/06/2010

http://danluan.org/node/5244

Các bạn sinh viên Việt Nam đều phải học môn học Kinh tế chính trị vì nó là yêu cầu bắt buộc của Bộ giáo dục Đào tạo. Thậm chí kể cả SV hệ trung cấp cũng không thoát khỏi việc học những lý thuyết kinh tế chính trị này. Các giờ học này thường chán ngắt và đa số là thày đọc trò ghi, thày thường thao thao độc diễn ở trên bảng. Vậy những lý thuyết kinh tế chính trị đó có điều gì ghê gớm hoặc hay ho tới mức phải phổ cập cho toàn bộ sinh viên Việt Nam vậy?

.

Marx xuất thân vốn không phải là dân nghiên cứu kinh tế mà chỉ tìm đến kinh tế học để chứng minh cho luận điểm tư bản bóc lột công nhân để lấy đó làm cách mạng thế giới. Mục tiêu của ông đặt ra rất lớn. Đầu tiên chúng ta hãy nghe qua xem ông muốn gì đã:

Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.

Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848)

.

Marx đã viết ra những điều này trước khi ông hiểu được nền kinh tế vận hành ra sao cho nên toàn bộ cuốn Tư bản được ông viết nhằm chứng minh cho 1 luận điểm: tư bản đang ăn cướp lao động của công nhân. Vì vậy phải lật đổ tư bản. Và Marx viết Tư bản là nhằm chứng minh cho 1 cái ông định hình sẵn trong đầu. 17 năm sau khi bắt đầu nghiên cứu về kinh tế học, ông mới cho ra đời được Tư bản.

Thuyết giá trị lao động mới là nền tảng của toàn bộ học thuyết kinh tế của ông. Thuyết đó ông phát minh ra nhằm chứng minh rằng: tư bản trả cho công nhân đồng lương thấp hơn giá trị của cái thực mà công nhân tạo ra rất nhiều.

.

Giống như Smith và đặc biệt là Ricardo, Marx "chứng minh" rằng giá trị của một sản phẩm được quyết định bởi lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó. Máy móc chỉ là lao động quá khứ được tích lũy lại dưới dạng sắt thép. Một bộ dàn nghe stereo tiêu tốn hết mười giờ lao động thì nó có giá trị gấp đôi so với giá trị của một cái khác chỉ mất có năm giờ lao động.

Thế nhưng ngay từ đầu, Marx đã sai hoàn toàn khi sử dụng lao động để đo lường giá trị của 1 sản phẩm.

.

Chúng ta hãy coi ví dụ sau:

Giả sử một người nông dân về quê cày ruộng, người nông dân nghèo chỉ cày bằng sức mình, sản lượng là 10 tạ thóc.

http://danluan.org/files/u1/sub01/4583235619_0b5bedf8bf_o.jpg

.

Sau ông ta mua thêm trâu vào, sản lượng là 20 tạ.

http://danluan.org/files/u1/sub01/4583235609_1e8d2ca380_o.jpg

.

Thế hóa ra là con trâu của ông nông dân mỗi tháng nó phải được ăn 10 tạ thóc nhỉ? Nhưng mà không có người nông dân, con trâu nó không có người dẫn cày cho. Vứt 1 con trâu vào 1 ruộng lúa thì không thể ra được cái sản lượng 10 tạ thóc kia được.

http://danluan.org/files/u1/sub01/4583235617_15ff0682d7_o.jpg

.

Chẳng nhẽ công lao động của bác nông dân vẫn là 10 tạ?

.

Vậy học thuyết giá trị lao động có thể giải thích được vì sao có thêm con trâu thì sản lượng lại tăng thêm 10 tạ trong khi 1 con trâu + 1 ruộng lúa chắc gì đã ra tạ thóc nào?

.

Vốn dĩ có việc tăng thêm sản lượng như vậy bởi vì bác nông dân đã chuyển đổi vị trí từ người bỏ ra lao động chính, bác nông dân thành người điều hành con trâu. Cái mà bác nông dân cộng thêm vào giá trị sản phẩm là 1 thứ vô hình, có nó mới phân biệt được bác nông + trâu + ruộng với thằng bé 5 tuổi + trâu + ruộng. Đó là human capital (vốn nhân lực). Tức là tri thức, tài khéo léo hay kỹ năng quản lý đều rất quan trọng đối với lợi nhuận.

.

Thử ném con trâu cho thằng bé con 5 tuổi xem cùng con trâu, cùng mảnh ruộng nó có ra được sản lượng 20 tạ không?

http://danluan.org/files/u1/sub01/4583235615_24e1b5b358_o.jpg

.

Marx quên không tính nhiều thứ góp phần tạo nên giá trị của sản phẩm. Tiền đề cho rằng chỉ duy nhất lao động tạo ra giá trị thặng dư, trong bối cảnh đó chỉ là một bộ phận các yếu tố tham gia vào quá trình đầu vào của hoạt động tạo ra giá trị, về mặt khoa học mà nói, tự thân nó đã cho thấy đó là một quan niệm siêu hình không đầy đủ.

.

Marx nói lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nói cách khác, mọi thứ giá trị của hàng hóa (nói cách khác, sản phẩm của quá trình lao động) đều được quy về một thước đo cụ thể nhất (nhưng cũng mù mờ nhất) là lao động. Thước đo ấy là gì? Marx không phải là một nhà toán học, nên đã đưa ra một thứ gọi là thước đo nhưng cũng đồng thời hoàn toàn không phải thước đo. Lao động chỉ có thể đo lường bằng thời gian (số giờ lao động trong một ngày, hoặc đơn vị thời gian để tạo ra một sản phẩm...).

.

Phân tích nhỏ sau đây sẽ cho thấy tính vô nghĩa đối với thước đo cảm tính này của Marx. Lý do, số giờ lao động không phản ánh năng suất lao động, chẳng hạn A có năng suất cao gấp đôi B thì cùng giờ lao động A sẽ làm ra sản phẩm nhiều gấp đôi B, do đó việc định hình tổn phí lao động theo thời gian trở lên vô giá trị.

.

Phương trình sẽ càng phức tạp thêm nếu đưa thêm vào các tham số khác, chẳng hạn như kỹ năng chuyên môn, và lại càng trở lên phức tạp hơn nữa khi đem so sánh những hình thức lao động hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn không thể so sánh lao động của một nhà khoa học với lao động của một người nông dân cày ruộng.

.

Marx đưa ra một khái niệm để làm nguồn gốc tạo ra giá trị, đồng thời cũng là tiêu chuẩn định lượng giá trị của sản phẩm, nhưng hóa ra, cái thước đo ấy hoàn toàn bằng nước bọt, và rốt lại chỉ là một sự tưởng tượng hão huyền. Lao động theo Marx là nguồn gốc tạo ra giá trị, nói cách khác, mọi giá trị đều có thể quy về lao động, nhưng hóa ra lại không thể dùng thước đo lao động để đo lường giá trị. Cuối cùng, lý luận của Marx chỉ là một sự suy diễn thuần túy và không thể kiểm chứng về mặt khoa học.

.

Lấy chính từ ví dụ trên. Bác nông dân làm ruộng , sản phẩm thóc chỉ có giá trị do chính lao động của bác tạo ra. Ở đây có hai mặt. Một mặt tham gia vào quá trình đó có chủ thể là lao động, mặt khác là tư bản. Để tạo ra thóc, trước hết phải có A - ruộng lúa, B - con trâu và cuối cùng là C - lao động. Thiếu một trong ba nhân tố đó không thể tạo ra được sản phẩm. Lao động thuần túy một mình nó không tạo ra một cái gì. Trên quan niệm đó, cả ba nhân tố ấy đều tham gia cấu thành nên giá trị của sản phẩm cuối cùng là thóc. Marx nói chỉ duy nhất có lao động tạo ra, chính vì tư duy của Marx được đặt trên nền tảng của việc dựng ra một thước đo (lao động) nhưng lại chẳng thể đo được cái gì. Nói cách khác đó giống như một lối nói suy diễn thuần túy. Trong cùng sự việc này, cách tư duy khoa học sẽ rất khác:

Tiền đề : A + B + C tạo ra D

Sự kiện:

Thiếu A ---- > không thể có D
Thiếu B -----> không thể có D
Thiếu C -----> không thể có D

Về mặt toán học mà nói hệ số tương quan giữa A với D = hệ số tương quan giữa B với D = hệ số tương quan giữa C với D

Tương quan này có tính lặp lại và kiểm chứng được với 100% mọi trường hợp chọn mẫu.

Kết luận: A, B, C đều tham gia vào quá trình tạo ra D. Nói cách khác cả A, B, C đều tham gia vào quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Lý do: do không có bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

.

Câu hỏi đặt ra là, vậy thì suy diễn của Marx khi quy mọi thứ giá trị và giá trị thặng dư đều có nguồn gốc từ lao động có ý nghĩa gì ở đây? Câu trả lời đã quá hiển nhiên và rõ ràng: Marx xuất phát từ một ý tưởng có tính suy diễn, quy đổi tất cả về một tiền đề, nhưng để rồi không ứng dụng (đo lường được) cái gì cả. Cái được Marx dựng lên như là một tiêu chuẩn, nhưng lại không thể sử dụng để đo lường chính thứ mà nó là tiêu chuẩn để sinh ra, thử hỏi cái tiêu chuẩn ấy có giá trị gì?

.

Theo cách tư duy suy diễn đầy cảm tính của Marx, có thể suy diễn một cách rất có lý thế này: "Không khí là nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Vì lao động cần đến con người, con người cần đến không khí, nên cuối cùng không khí mới là thứ tạo ra giá trị". Ví dụ này để nêu bật tính vô nghĩa của lối tư duy dựa trên suy diễn mà không gắn với tư duy khoa học.

.

Nói một cách tổng quát, tư duy của Marx là thứ tư duy không định lượng được, do đó nó vô nghĩa về mặt khoa học.

Tuy nhiên thứ tư duy kinh tế này vẫn được dạy tràn lan ở các đại học Việt Nam, nhồi sọ cho sinh viên thứ tư duy tụng xưng, coi những thứ Marx viết là thánh kinh, cẩm nang ,thiếu óc phê phán. Họ cố nhét chữ "khoa học" vào những thứ Marx viết thì cũng không thể làm cho nó trở nên khoa học được.

.

.

.

No comments: