Đế chế kế tiếp (1)
Nguồn: Howard W. French, The Atlantic số tháng Năm
neofob, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 05/04/2010 - 09:43
http://www.x-cafevn.org/node/252
Dọc ngang Châu Phi, những đường rầy mới đang được đặt, đường cao tốc được xây, cảng được nạo sâu, hợp đồng thương mại được ký -- tất cả diễn ra trong mức độ chưa từng có, và được dẫn dắt bởi Trung Quốc. Sự thèm muốn nguyên liệu của họ dường như bất tận. Liệu kế hoạch hoành tráng của Trung Quốc có hứa hẹn sự biến đổi cho lục địa xấu số? Hay đó chỉ là bóc lột? Tác giả đi đến hang cùng ngõ hẻm của Châu Phi để tìm câu trả lời.
-------------------------------
Người phu khuân vác mang giúp tôi những túi xách trong lúc tôi đi vã mồ hôi vào ga
Ở đó, một đồng hồ được treo cao trên tường, các kim đồng hồ đứng trơ tự bao giờ. Quanh phòng, trên những ghế nệm, những bức tường vàng ố dường như chứa đựng cả hàng thế hệ của những vết dầu loang lổ, sắp xếp theo từng tầng lớp của những cái đầu và vai của những người dựa vào, như tôi chẳng hạn, đâm chồi từ cái nóng chiều ngột ngạt và sự đợi chờ tiếng gọi lên tàu.
Tôi sắp sửa lao vào một trong những chuyến tàu tuyệt nhất thế giới, một chuyến đi từ thành phố cảng Ấn Độ dương oi bức, thủ phủ thương mại của Tanzania, đến rìa của Vành Đai Đồng Zambia, sâu thẳm trong phía nam của Châu Phi. Nhân viên bán vé cho tôi có vẻ như lúng túng khi tôi hỏi khi nào tàu sẽ đến trạm cuối cùng. Anh ta quyết không đoán; trong những năm gần đây, chặng đường 1,156 dặm được biết đến là có thể tốn hai ngày như dự định cho đến có khi cả tuần.
Con đường xe lửa -- còn được biết với tên đường Tazara -- được xây dựng bởi Trung Quốc vào đầu thập niên bảy mươi, với giá gần 500 triệu đô, một sự chi tiêu đặc biệt giữa lúc Cách Mạng Văn Hóa ác liệt nhất, và là một biểu tượng quyết tâm của Bắc Kinh nhằm giành phần với Washington và Moscow trong thời kỳ mà cạnh tranh Chiến Tranh Lạnh ở Châu Phi nổi lên ác liệt. Vào lúc xây dựng con đường xe lửa, nó là dự án cấu trúc hạ tầng lớn thứ ba từng được xây dựng ở Châu Phi sau đập
Tazara ngày nay là bùa ngải của những hy vọng tàn phai và những kế hoạch kinh tế đổ vỡ, một hệ thống đường rầy cũ kỹ và chập choạng với vài đầu tàu còn chạy. Một huyết mạch giao thương thịnh vượng trong chớp nhoáng, nó thu nhỏ bởi tàn phai của chính nó và bởi những con đường bộ và đường không từng xuất hiện quanh nó. Giá thành bảo trì chất gánh nặng lên
Dẫu vậy con đường xe lửa đi theo một lối đi băng qua một vùng mà những hy vọng lại bắt nguồn lần nữa, nhen nhúm bởi một loại mở mang dẫn đầu bởi Trung Quốc -- ở một độ chưa từng thấy. Dọc ngang lục địa, các công ty Trung Quốc đang ký kết những giao kèo làm lu mờ kế hoạch [xây dựng] tuyến đường xe lửa khi xưa. Hầu hết là liên quan đến chế xuất dầu hỏa; kể từ thiên niên kỷ mới, các công ty Trung Quốc xâm nhập những thị trường dầu hỏa béo bở ở những nơi như
Ở hầu hết các đô thành Châu Phi và các trung tâm thương mại, thật khó mà bỏ qua sự hiện diện và ảnh hưởng mới của Trung Quốc. Ở Dar, một buổi sáng trước khi tôi bắt đầu chuyến đi, tôi lên sân thượng khách sạn tôi trọ để nhìn toàn cảnh thành phố phía dưới. Một anh đốc công Ăng Lê, ở đó để trông nom việc mở rộng khách sạn, chỉ cho thấy cảng hình chữ V mà hải quân Anh chiếm lấy sau một trận chiến ngắn ngủi với quân Đức đầu Đệ Nhất Thế Chiến. Từ chỗ ấy, khu do Anh xây dựng của thành phố mở rộng chủ yếu vào đất liền dọc theo những đại lộ. Phần lớn khu buôn bán của Dar được xây cất từ lâu. Những tòa nhà bê tông thấp tè, trầm mình trong ẩm thấp của nhiệt đới, mang một màu xám mốc meo.
"Anh có thấy những tòa nhà đang lên đằng kia?" anh đốc công hỏi, có hàm ý ghen tỵ trong giọng nói trong lúc cánh tay anh ta vẽ một vòng cung dọc theo dòng nước lờ mờ tận chân trời. "Đó là Dar es Salaam mới, và hầu hết là do Trung Quốc xây."
Tôi đếm đến gần một tá cần cẩu lớn ẩn hiện ở những địa điểm xây dựng dọc theo bờ biển Bán Đảo Msasani. Đó là những nơi nghỉ mát tràn lan và những nhà hàng phục vụ chủ yếu du khách phương Tây. Gần đó, ẩn mình e lệ đằng sau những bức tường cao, là những nhà thổ cấp cao của gái điếm Trung Hoa. Ở tiền cảnh, về phía tây bắc, Kariakoo, là một xóm nhà lá đông đúc mà các thương gia Hoa kiều bán tủ lạnh, máy lạnh, điện thoại di động, và những đồ phụ tùng [điện tử] rẻ tiền từ những cửa hàng chật hẹp. Về phía nam là sân vận động mới toanh của Tanzania, hàng đỉnh, 60000 ghế ngồi, tài trợ bởi Trung Quốc và khánh thành vào tháng Hai 2009 bởi chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
"Thật khó mà có đầy đủ con số thống kê nhưng Trung Quốc có lẽ là nhà đầu tư lớn nhất ở Châu Phi," theo Martyn Davies, giám đốc Hệ thống Trung Quốc Châu Phi ở trường Đại Học Pretoria. "Họ là những nhà xây dựng lớn nhất về cơ sở hạ tầng. Họ là những nhà cho vay lớn nhất đối với Châu Phi, và mậu dịch Hoa-Phi vừa vượt qua mức 100 tỷ đô hàng năm."
Davies gọi sự bùng nổ Trung Hoa là "một câu chuyện thành công phi thường đối với Châu Phi," và coi chuyện đó tiếp tục vô tận. "Châu Phi là mỏ của ít nhất một phần ba nguyên liệu của thế giới" -- nguyên liệu mà Trung Quốc sẽ cần, khi mà nền kinh tế sản xuất tiếp tục phát triển -- "và một khi bạn nhận ra điều đó, bạn [sẽ] hiểu quyết tâm của Trung Quốc trong việc làm đường, cảng, và đường xe lửa khắp Châu Phi."
Davies chẳng phải là người nhiệt tình duy nhất. "Chẳng có quốc gia nào từng có ảnh hưởng to lớn về chính trị, kinh tế, và kết cấu xã hội của Châu Phi như Trung Quốc có kể từ thiên niên kỷ mới," Dambisa Moyo viết, một kinh tế gia ở London, trong quyển sách gây tiếng vang "Viện Trợ Tắt Ngấm: Tại sao viện trợ không có hiệu quả và làm thế nào để có cách tốt hơn cho Châu Phi." Moyo, một người Zambian ở tuổi 40 đã từng là nhà investment banker cho Goldman Sachs và là nhà tư vấn cho Ngân Hàng Thế Giới, cho là viện trợ nước ngoài là lời nguyền từng làm què quặt và đồi bại Châu Phi -- rằng là Trung Quốc đưa ra một giải pháp cho mớ bòng bong mà phương Tây tạo ra.
"Giữa 1970 và 1998," bà viết, "khi viện trợ đổ vào Châu Phi ở đỉnh cao, túng bần tăng từ 11 phần trăm lên đến mức choáng người 66 phần trăm." Trợ cấp vay tiền, bà viết, khuyến khích các chính phủ Châu Phi đưa ra các quyết định tùy tiện và lãng phí. Nó tạo ra tham nhũng, bằng cách cho phép các chính trị gia bòn rút các quỹ được giám sát lỏng lẻo. Và nó làm trì trệ phát triển quốc gia, mà theo bà nó bắt đầu với thiết kế một hệ thống thuế và thu hút tư bản ngoại quốc. Theo quan điểm của Moyo, ngay cả sự "say mê với dân chủ" của phương Tây là có hại. Ở những nước nghèo, bà viết, "các chính phủ dân chủ nhận thấy khó mà thông qua các pháp chế có lợi về kinh tế giữa các đảng phái cạnh tranh và những lợi ích lừa phỉnh." Dân chủ bền vững, bà cảm nhận, chỉ có thể sau khi một tầng lớp trung lưu vững chắc xuất hiện.
Trong cách tiếp cận Châu Phi gần đây, Trung Quốc không thể khác hơn phương Tây. Họ tập trung vào giao hương và đầu tư có toan tính thương mại hơn là viện trợ tiền và cho vay có trợ cấp nhiều. Họ quyết không bảo các chính phủ Châu Phi phải điều hành đất nước ra sao, hay đầu tư tiếp tục vào cải cách chính phủ. Họ hành động nhanh chóng và dứt khoát, đặc biệt là so với nhiều tổ chức viện trợ phương Tây. Thái độ của Moyo về sự bùng nổ kinh doanh của Trung Quốc ở Châu Phi được tỏ rõ bởi tên của một chương trong quyển sách của bà: "Người Trung Quốc là bạn của chúng ta." Có lẽ cái Châu Phi cần, bà nhận thấy, là một bạn hàng khả tín, chứ không phải là một bà già kiêu ngạo. Và có lẽ Châu Phi nên học lấy bài học từ một nước mà vừa kéo chính nó ra khỏi đói nghèo, không phải từ những nước mà đã giàu có tự bao đời.
"Tôi cho rằng lúc này là thời khắc trọng đại đối với Châu Phi," Moyo cho tôi biết như vậy từ
Ngay cả tính luôn sự suy thoái toàn cầu gần đây, lúc này là thời khắc hy vọng cho một lục địa từng bị áp bức. Thu nhập bình quân cho vùng hạ Sahara Châu Phi gần như tăng gấp đôi từ 1997 đến 2008. Tăng trưởng là do sự tăng vọt giá nguyên liệu, là do bớt chiến tranh, và bởi những tiến bộ đều đặn trong quản lý. Và cho dù sự suy thoái kéo theo giá nguyên liệu xuống vào lúc này, có một cảm giác lo âu rằng lục địa nghèo nhất thế giới đang trở thành sân khấu cho một màn tiếp theo của toàn cầu hóa. Đối với nhiều người, Trung Quốc nhiều tiền, đói nguyên liệu, và kiên định về nhuệ khí -- dường như là tác nhân thích hợp hơn cả cho sự thay đổi này.
Tuy vậy, Châu Phi đã từng có những khoảnh khắc hy vọng trước đó, đáng chú ý là đầu thập niên 60, vào bước đầu của kỷ nguyên độc lập, khi mà nhiều chính phủ áp dụng các chương trình kinh tế quốc doanh cỡ lớn. Một lần nữa vào thập niên 70, thêm một kỷ nguyên nữa của bùng nổ giá cả nguyên liệu, khi mà tham nhũng lan tràn, nợ nần chồng chất, và xung đột võ trang kết liễu bất cứ hy vọng nào cho sự phát triển kinh tế.
Việc bắt đầu làm ăn của Trung Quốc với Châu Phi gây nhiều thắc mắc quan trọng: Phải chăng cách tiếp cận không can thiệp vào nội bộ chính quyền là đúng đắn? Tiền và tham vọng của Trung Quốc có thể thành công khi mà cách làm của phương Tây hiển nhiên thất bại? Hay là Trung Quốc sẽ trở thành kẻ mới nhất trong dãy những kẻ thực dân và thực dân kiểu mới ở Châu Phi, chịu số phận như những kẻ khác để lại di sản của chính nó với cay đắng và thất vọng? Tôi đi về phương nam của Tazara -- băng qua quá khứ và vào tương lai, đến những địa điểm của những nỗ lực tham vọng nhất của Trung Quốc tại lục địa -- để tìm lấy những cảm nhận đầu tiên của kế hoạch hoành tráng đang tiến hành ra sao.
Tiếng gọi lên tàu đến sớm và tôi sắp hàng ngay tắp ở ga đi, sau rốt đi bộ đến sân ga trung tâm và băng qua đống sắt vụn rối bời khủng khiếp của một xe lửa bất động. Ở đường ray kế bên, xe lửa tôi đi, con tàu Kilimanjaro Tốc Hành (thật lạ kỳ, chẳng đi đâu đến gần Kilimanjaro), so ra trông duyên dáng gớm, màu sơn ô liu sẫm không hen gỉ. Tôi leo lên tàu, sau một lúc lộn xộn về chỗ ngồi, và an tọa với ba vị hành khách trong không gian nhỏ bé với hai giường xếp dọc theo thành tàu và một bàn ở giữa.
Isaac Mpotia, một kỹ sư điện
Xóm nhà lá ở rìa phía tây nam của Dar, nơi phụ nữ giã bữa ăn tối trong những cái cối và trẻ con gần như trần truồng vẫy tay, đi qua nhanh chóng, nhường chỗ cho rừng cây dày đặc. Với màn đêm buông xuống, chúng tôi sẽ đi đến Khu Bảo Tồn Thú Selous, một trong những nơi lớn nhất ở Châu Phi. (Tôi từng nghe những câu chuyện về việc va chạm với voi khiến tàu trật đường rầy.) Dọc theo chuyến đi, đống đổ nát được rải kế bên đường rầy -- những toa tàu được kéo đi từ chỗ chúng trật đường rầy hay hư hỏng, và để đó mục nát như những con thú khổng lồ bất động.
Trong lúc chúng tôi ngắm những xác chết gỉ sét, những người bạn đồng hành của tôi bắt đầu nói chuyện về con đường sắt và những gì nó ảnh hưởng đến đời sống của họ. "Con tàu này ngon đấy," Isaac nói vậy, với một chút chua xót, "thế nhưng nó cần bảo dưỡng như những bất kỳ máy móc nào khác." Daniel Simwinga, một người
"Ngay khi chúng ta gặp trục trặc, chúng ta nhờ người khác lo chuyện đó cho chúng ta," Isaac tiếp tục. Chúng ta nhờ người Châu Âu. Chúng ta nhờ người Mỹ. Chúng ta nhờ người Trung Quốc. Chúng ta sẽ xài con tàu này cho đến lúc nó hư và chúng ta nói với người Trung Quốc là chúng ta cần một cái khác. Thế này không phải là phát triển." Tôi nghĩ đến đống sắt vụn đổ nát bên đường rầy. Ở Trung Quốc, không có chuyện bỏ phíkim loại như vậy. Hàng đống dân lao động nhập cư lùng sục đồng quê với búa và đục. Họ thu nhặt và bán mọi thứ đồng nát cho những người nấu kim loại cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp ở Trung Quốc. Ở đây, thật khác hẳn, là một vùng đất chẳng có nền công nghiệp.
Ngân hàng Thế Giới và Liên Hiệp Quốc làm những khảo sát cho những con đường như Tazara vào đầu thập niên 60. Và cả hai đều kết luận là một con đường sắt như vậy sẽ không khả thi cũng như bền vững về kinh tế. Thế nhưng Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt, giữa 1970 và 1975, theo chỉ thị của hai nhà lãnh đạo Châu Phi, Julius Kambarage Nyerere, tổng thống đầu tiên của Tanzania, người muốn mở mang miền nam hẻo lánh và thúc đẩy những ý tưởng Liên Phi của mình; tổng thống Zambia Kenneth Kauda, đất nước không có biển, đang tìm một con đường cho giao thông thương mại về phía nam qua Rhodesia do người da trắng cầm quyền.
...
(còn tiếp)
.
.
.
No comments:
Post a Comment