Khánh An, phóng viên RFA
2010-03-26
Vào chiều 24/3, Trung tâm An Ninh vì một nước Mỹ mới (CNAS) đã tổ chức buổi họp báo về tự do internet toàn cầu tại
Chủ đề của hội thảo xoay quanh việc vận dụng hiệu quả internet trong quan hệ ngoại giao, đồng thời nêu ra những mối đe dọa hiện nay đối với thông tin điện tử ở một số quốc gia đặc biệt.
Trong buổi họp báo của Trung tâm An Ninh vì một nước Mỹ mới (CNAS) có sự tham gia của Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về vấn đề dân chủ, nhân quyền và nhân lực – ông Michael Posner; Đại sứ Mark Palmer, nguyên Phó Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Âu Châu; chuyên viên nghiên cứu cao cấp Richard Fontaine của Trung tâm An Ninh vì một nước Mỹ mới, Phó Giám đốc chương trình của Tổ chức nhân quyền Freedom House – ông Danial Calingaert, chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm chính sách kỹ thuật thông tin của Trường Đại học Princeton – bà Rebecca MacKinnon và đặc biệt, đại diện của công ty Google – Giám đốc chính sách công Alan Davidson.
An ninh hay tự do?
Theo nhận định của các diễn giả, cùng với các phương tiện thông tin khác, internet đang trở thành một công cụ quan trọng trong quan hệ ngoại giao. Chính vì vậy, tự do internet toàn cầu được xem là một trong những vấn đề hàng đầu của chính sách ưu tiên ngoại giao của Hoa Kỳ.
Mở đầu, bà Rebecca MacKinnon đặt ra vấn đề căn bản của một nền dân chủ áp dụng trong thời đại internet:
Sự thật là nền dân chủ của Hoa Kỳ luôn đứng trước sự giằng co căng thẳng giữa hai vấn đề: an ninh và tự do. Hãy khoan nói đến internet, chỉ trong chuyện tự vệ thôi, điều gì mà một cảnh sát có thể làm và điều gì thì không thể? Đây là một vấn đề rất căn bản trong xã hội loài người. Dân chủ chính là tìm ra sự cân bằng mà trong đó internet không do những kẻ xấu làm chủ, nhưng là để phục vụ cho mục đích hoà bình. Đây thật sự là một thách thức cho thời đại chúng ta, đó là làm thế nào để có được sự cân bằng giữa tự do và an ninh. Trong thời đại internet toàn cầu, chúng ta cần phải đối thoại để tìm ra cách đạt được sự cân bằng này bởi vì cũng đã có những tranh cãi về dân chủ đấy thôi. Chẳng hạn như Trung Quốc và một số nước khác, họ cho rằng lý do cần phải kiểm duyệt internet là lý do an ninh, phải ngăn chặn tội phạm và khủng bố.
Từ đó, câu chuyện công ty Google rút ra khỏi Trung Quốc được xem là một trường hợp điển hình để phân tích, nghiên cứu và tìm ra phương pháp chống lại tình trạng kiểm soát internet. Đại sứ Mark Palmer, Nguyên Phó trợ lý Ngoại Trưởng về các vấn đề Âu Châu đặt ra vấn đề hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Ông nói:
Tôi cho rằng có hai vấn đề cần phải làm. Thứ nhất, việc Google gặp rắc rối và phải rút ra khỏi Trung Quốc là chuyện có thể xảy ra với bất kỳ công ty nào. Vì vậy, chính phủ cần phải đứng sau lưng họ, bằng cách thương lượng hay áp lực chính trị… để chống lại việc kiểm soát internet. Thứ hai, đây không chỉ là chuyện hợp tác giữa doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội, mà còn là nỗ lực ngoại giao giữa các nước.
Cần chính phủ hỗ trợ
Chia sẻ quan điểm trên, Giám đốc chính sách công của công ty Google – ông Alan Davidson, cho rằng chỉ một công ty đơn lẻ không thể đứng lên đấu tranh cho quyền tự do internet được, mà họ cần có sự hỗ trợ của chính phủ. Ông nói:
Tất cả chúng ta – các công ty, tổ chức hay chính phủ - đều phải chia sẻ trách nhiệm này và cần phải hành động nhiều hơn nữa. Một công ty hay một tập đoàn đơn lẻ không thể làm nên sự thay đổi, mà nhất thiết cần phải có sự trợ giúp của chính phủ.
Đứng trên quan điểm của người đại diện cho chính phủ, ông Michael Posner, cho rằng:
Chính phủ cần phải mạnh tay hơn nữa. Chúng ta đã làm được nhiều việc và chúng ta cần làm thêm nữa. Cần phải có sự hợp tác của châu Âu và một số nước châu Á, cần thêm những sáng kiến về mặt ngoại giao. Các công ty cần hợp tác với đại sứ của mình ở các nước để biết cần phải làm gì khi chính phủ các nước tìm cách kiểm soát hay phá hoại họ. Tất cả các biện pháp trên cần phải thực hiện đồng loạt. Một điều quan trọng nữa là chính phủ không thể thực hiện công cuộc này một mình, cũng như các công ty cũng không thể đấu tranh một mình. Vì vậy, không phải chỉ riêng Google, mà Yahoo, Microsoft và các công ty mạng toàn cầu khác cần phải lên tiếng trước khi nhờ đến chính phủ. Những nỗ lực đó sẽ tạo nên một chuẩn mực cho quyền tự do diễn đạt. Đồng thời, các công ty cũng cần phối hợp một cách khéo léo để cùng hành động. Đây là cơ hội để chính phủ và các công ty phải làm việc nhiều hơn nữa.
Hai quốc gia được nhắc đến nhiều về tình trạng kiểm duyệt internet là Trung Quốc và
Ở những nước như Iran chẳng hạn, chúng ta biết rằng một khi họ tiếp nhận được những kỹ thuật kiểm soát hiệu quả, họ sẽ dễ dàng đàn áp những tiếng nói đối lập và những nhà bất đồng chính kiến sẽ chính là nạn nhân. Vì vậy, điều quan trọng, theo tôi, là không để những kỹ thuật tiên tiến lọt vào tay các chính quyền độc tài mà chúng ta biết chắc rằng họ sẽ lạm dụng chúng.
Ngoài ra, một số đề nghị về việc chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính cho các nhóm đấu tranh vì quyền tự do internet cũng đã đặt ra nhằm đưa công cuộc đấu tranh cho quyền tự do internet toàn cầu đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo dòng thời sự:
Ngày thế giới chống kiểm soát internet
Lợi hại trong việc sử dụng Internet
Google ‘tuyên chiến’ với Trung Quốc?
RFS: các thể chế đàn áp gia tăng kiểm duyệt Internet
“Quần chúng tự phát” bạo hành trên Internet
Sử dụng hackers đánh phá trí thức?
Tin tặc đã lấy cắp nhiều thông tin quan trọng từ Google
Trung Quốc bác bỏ mọi liên can đến vụ phá rối các trang mạng của Google
Google chưa đưa ra biện pháp với chính quyền TQ
Google và Twitter giải trình việc TQ kiểm soát Internet
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment