Chuyện của người dân thấp cổ bé họng
03:22:am 28/03/10
Kính thưa quý vị, hẳn chúng ta chẳng ai còn lạ gì việc cán bộ nhà cầm quyền cộng sản cướp đất của dân, của các tổ chức tôn giáo; để bán cho các công ty nước ngoài, làm sân gôn, làm công viên hay chia chác cho nhau, hoặc làm tài sản riêng vì thế những khoản tài sản khổng lồ đều nằm trong tay của những người quyền chức, các nhà lãnh đạo.
Năm nay nhà cầm quyền cộng sản đang rậm rịch với niềm vui lớn; chuẩn bị cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sẽ tiêu tốn bao nhiêu tỷ đồng cho ngày đại lể này từ máu xương của nhân dân, thì ở làng tôi, bao nhiêu người dân đang hoảng loạn mất ăn mất ngủ, lo lắng bởi đất đai, nguồn tài sản quý hóa duy nhất của người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn để tạo ra bát cơm, manh áo thường ngày từ ngàn xưa, nay đã đang bị cán bộ cộng sản tại địa phương cướp đọat.
Câu chuyện làng tôi
Quê tôi có một khu đất bồi bên sông, diện tích khoảng 20.000.000m2.
Từ những năm 1980-1981 người dân làng đã khai hoang để cấy lúa, khu đất này là nguồn thu đang kể để giúp bao nhiêu gia đình thoát cảnh đói nghèo. Sau này UBND xã đã quản lý vùng đất này của dân mà đáng lẽ theo quy định của pháp luật thì UBND xã phải quản lý hướng dẫn dân nộp thuế cho nhà nước. Nhưng UBND xã tôi không làm vậy mà đến năm 1991 họ lấy quyền hành buộc dân thầu và thu lệ phi hàng năm. Chính quyền xã Quảng Yên đã biến đất khai hoang của nhân dân thành của chính quyền xã không đúng theo quy định nguyên tắc sử đụng đất.
Người dân vì trình độ hạn chế cắm cúi làm ăn, họ chỉ nghĩ rằng mọi thứ là của “chính quyền” nên những người cầm quyền buộc họ làm sao thì làm vậy. Vì thế dân chúng tôi đã phải nộp các khoản thu từ năm 1991 đến nay y như là kẻ làm công trên những thước đất là của mình khai hoang mà có. Những kẻ cầm quyền không chịu dừng lại trước những việc làm bất công của chúng. Thêm điều lấn lướt chúng tước đoạt toàn quyền số tài sản đất đai do người dân đã đổ bao công sức khai phá bao năm qua.
Năm 2010 này dân chúng tôi đang cam chịu làm thuê làm mướn trên chính mảnh đất của mình những khoản thu bất công do không hiểu biết, thì NCQ xã cụ thể là UBND xã quảng Yên đã cấu kết cùng trưởng thôn để chiếm đoạt khu đất trên cho cá nhân ông thôn trưởng là Lê Văn Thanh làm, nhân dân vô cùng uất ức cùng nhau đi đến gặp chính xã Quảng Yên để yêu cầu can thiệp không được giải quyết. Oái ăm thay những người dân vì trình độ hạn chế đã từng bị chính quyền cộng sản ở địa phương xúi giục đến đập phá bờ tường phá hoại tài sản gia đình tôi những ngày tôi tiếp nhận Chúa, nay trước sự bất công đổ lên chính đầu họ, họ hiểu được sự sai trái và trở thành người cùng cảnh ngộ oan ức trước bạo quyền cộng sản.
Biết rằng với chính quyền cộng sản, dẫu có đơn từ rõ ràng chúng còn dây dưa không giải quyết thì việc họ có ý kiến bằng miệng tất nhiên là chẳng có nghĩa lý gì.
Tôi hướng dẫn bà con dân oan về viết đơn khiếu nại rõ ràng nộp đến đảng ủy, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân để mong được giải quyết, điều đáng nói rằng một lá đơn kiến nghị đơn giản thôi họ cũng sợ hãi là mang tiếng khiếu kiện “chính quyền” sẽ bị đàn áp hãm hại sau này và họ cần tôi phải ký tên cùng họ trong đơn.
Thông cảm với những gì họ phải chịu đựng tôi đã cùng đứng đơn nôp cho chính quyền xã nhưng cho tới nay vẫn không được giải quyết. Mặt khác ông Lê Văn Thanh thôn trưởng là người tranh cướp đất của dân lại còn đe dọa đánh những người làm đơn tố cáo, việc làm của ông và của UBND xã. Như vậy chính quyền địa phương đã trắng trợn biến tài sản đất đai của nhân dân thành tài sản của riêng cán bộ cộng sản và áp bức nhân dân đến cùng đường.
Theo những người dân trong cuộc cho tôi biết thì đây là một thủ đoạn vô cùng độc ác tàn nhẫn của ông trưởng thôn Lê Văn Thanh và chủ tịch UBND xã Lê Quang Long. Hai ông bất chấp mọi phản ứng của dân và làm ngơ trước tình trạng dân nghèo thiếu đất, cố tình cấu kết với nhau để chiếm đoạt trắng trợn mồ hôi công sức và cuộc sống của nhân dân.
Than ôi cho những người dân Việt, khi xương máu đã phải đổ xuống quá nhiều cho Tổ Quốc chỉ mong được sống một cuộc đời thật sự bình yên có được quyền tự do dân chủ, để làm ăn ngay trên mảnh đất quê hương mình, mà nay lũ cướp ngày này để mất đất đai của tổ tiên vào tay Trung Cộng, cướp đất của dân để làm giầu cho chính mình. Một chủ nghĩa vô thần chỉ tập trung vào vật chất và địa vị mà tán tận lương tâm, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích đê hèn ích kỷ. Thật như nhận xét của nhiều người “đảng Công Sản hèn với giặc ác với dân”
Người dân chúng tôi chỉ biết nai lưng chịu đựng, Có người dân nói chuyện với tôi: Có phải “Chính quyền Cộng Sản” là họ có quyền cộng tài sản của nhiều người dân thích lấy lúc nào là quyền của họ không? Tại sao chính quyền hứa hẹn là trong vòng 60 ngày thì có quyết định giải quyết mà không thấy gì? Tôi thật sự đau lòng trước câu hỏi tội nghiệp của người dân.
Chúng tôi đưa sự việc này lên công luận mong nhà cầm quyền cộng sản Việt nam thuộc các cấp hãy suy nghĩ trước khái niệm “chính quyền” và hành quyền của các ông các bà Cộng Sản đối với dân chúng. Đôi với tôi, tôi còn biết nói gì hơn với nhân dân là đưa ra những lời lẽ mà lúc nào tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ trung ương đến địa phương cứ lảm nhảm trên thông tin đại chúng là “Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” Và nhà nước đang ra sức “xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh…”. Đem luật đất đai cho họ biết việc làm của những người cầm quyền là sai trái để dân chúng hiểu rõ bộ mặt thật chế độ cộng sản. Chứng minh cho họ hiểu rằng nhà cầm quyền cộng sản nói một đường làm một nẻo.
Vì không biết phải làm thế nào trước tình cảnh mất đất canh tác, lại không quen viết đơn từ, một phần do sợ bị trả thù nên những người dân đã tới nhờ tôi viết hộ lá đơn dưới đây để gửi tới các cấp chính quyền cộng sản Việt Nam, để xem cấp huyện, tỉnh giải quyết thế nào trong trường hợp này. Chẳng nhẽ chuyện sờ sờ giữa ban ngày như vậy mà họ có thể tiếp tục làm ngơ? Những người dân tiếp tục đề nghị tôi cùng ký tên vào đơn để phần nào có thêm tiếng nói cùng họ.
Điều đáng buồn thay lá đơn viết xong rồi họ không dám tự cầm đi nộp nên tôi lại phải cùng họ lên đường.
Chúng tôi, không ai có thể biết được đến bao giờ thì người dân Việt
Nay tôi xin gửi nguyên văn lá đơn mà tôi đã viết cho dân để mọi người cùng biết và theo dõi sự việc.
———————————————————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ông chủ tịch UBND huyện Quảng Xương.
Ông chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Trung Luyến.
2. Lê Văn Trường.
3. Nguyễn Trung Tôn.
4. Lê Văn Nhiễu.
5. Nguyễn Thế Thành.
Đại diện cho 48 hộ dân tại thôn Yên Cổ xã Quảng Yên, Cùng viết lá đơn này gửi tới quý cấp để đề nghị giải quyết việc sau:
Thôn Yên Cổ chúng tôi có một khu vực miên, nằm mé ngoài đê sông Yên.
Trước đây bị bom đạn nên có nhiều hố bom và cồn bãi, không ai sử dụng. Cho mãi đến những năm 1980- 1981 có một số hộ dân đã khai hoang để trồng lúa, nhưng sau đó lại bỏ hoang hóa. Đến năm 1990 hay 1991 vào thời anh Nguyễn Viết Dỵ làm thôn trưởng, sau đó là anh Nguyễn Huy Phúc thay thế, trong thời gian nay anh Phúc đã nhận với UBND xã để cho một số người dân thầu khu đất này khai hoang và dần dần đưa vào sản xuất lúa ổn đinh từ đó tới nay. Mức giá thâu mà người dân lâu nay phải nộp là 30kg thóc trên một sào một năm, nhưng đến năm 2008 nhân dân phát hiện ra là thức tế giá thầu mà UBND xã thu của những người dân làm miên chỉ là 25kg thóc trên một sao một năm. Tuy vây trong năm 2008 và 2009 những người làm miên vẫn nộp đầy đủ thuế miên như mức cũ, chỉ có hộ anh Lê Văn Trường, Nguyễn Viết Linh và Lê Văn Lượt không nộp số thóc anh Phúc thu thêm (5kg trên sào).
Do khóa này anh Phúc không trúng thôn trưởng mà chuyển sang làm bí thư chi bộ vậy là anh đã tự ý đem hợp đồng giữa dân Yên Cổ và UBND xã trả lại cho cán bộ ngân sách xã.
Việc làm trên của anh Nguyễn Huy Phúc đã khiến cho nhiều người dân vô cùng phẫn nộ. Bởi trên thực tế thì đa số chúng tôi rất cần có thêm đất để sản xuất vì các cháu trong gia đình của chúng tôi sinh sau năm 1994 đều không có khẩu ruộng, nên khu miên lâu nay đã là nguồn thu nhập đáng kể để các gia đình nuôi con cái học hành và đóng góp các khoản thu tại thôn.
Khi nghe có thông báo xã tiếp tục cho dân thâu miền thì anh Nguyễn Trung Luyên, anh Đàm Văn Hà và anh Lê Văn Thanh (thôn trưởng) cùng một vài người nữa cũng nộp đơn lên xã và được bộ ngân sách xã cho biết răng nếu ai muốn thầu khu này thì phải đặt cọc ngay lập tức 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) thì mới được thầu. Vì là dân nghèo thiếu đất chúng tôi mới phải xin thầu ruộng để làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình để nuôi con thì lấy đâu ra ngay lập tức 50.000.000đ để đặt cọc?
Nhiều người đã ký vào biên bản là không có tiền đặt cọc nên rút lui không thầu nữa.
Duy chỉ có anh Lê Văn Thanh là thôn trưởng và lúc này đang là mùa thu sản nên có thể anh có sẵn tiền của dân nộp thuế mới có điều kiện nộp. Chúng tôi nghỉ là anh Thanh đã đại diện cho dân Yên Cổ để thâu miên cho dân tiếp tục làm. Nhưng không ngờ đến vụ cày bừa chúng tôi thấy gia đình anh Thanh cho máy cày thông khu cả miên và cấy lúa.
Trong khi đó do không được thông báo nên chúng tôi đã ra giống để chuẩn bị cấy miên. Chúng tôi được tin từ ông Nguyễn Viết Đồng (phó chủ tich UBCD xã) cho biết là số tiền 50.000.000 không được đưa vào ngân sách xã mà thực tế đã trả lại cho anh Lê Văn Thanh ngay sau khi anh đặt cọc để thầu miên.
Chúng tôi những người dân nghèo thấp cổ bé miệng đang vồ cùng buồn lắm vì không hiểu lý do nào mà mồ hôi công sức của chúng tôi đã đổ ra khu miên rất nhiều, nay UBND xã thu hồi lại cho anh Lê Văn Thanh thôn trưởng làm mà không có một thông báo chính thức nào cho chúng tôi.
Chính sánh của nhà nước là xóa đói giảm nghèo cho dân mà sao nay lại thu đi cả những mảnh đất chúng tôi đã bỏ bao công sức san lấp mới có được để tập trung cho một cán bộ đảng viên làm giầu cá thể?
Có phải chăng trong việc đưa ra mức đấu thầu và cách thức thu tiền cũng như trả lại tiền cho anh Lê Văn Thanh là một vở kịch đã được dàn dựng từ giữa anh Thanh và cán bộ của UBND xã từ trước?
Vào ngày 21/1/2010 Anh Lê Văn Trường và anh Nguyễn Trung Luyến đã cùng nhau làm lá đơn đề nghị đảng ủy, ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân xã Quảng Yên Sơm có câu trả lời chính thức về những thắc mắc của chúng tôi và có hướng giải quyết rỏ ràng từng phần một:
1. mức thu thóc thâu miên.
2. cách thức cho đâu thầu miên.
3. Việc thu hồi đất mà không thông báo cụ thể.
4. Việc anh Lê Văn Thanh tự ý thông khu bờ bụi phần ruộng mà chúng tôi đang làm để gieo cấy.
5. Số lúa giống chúng tôi đã ra để cấy miên.
6. Anh Lê Văn Thanh với tư cách là người can bộ lo cho dân như vậy có xứng đáng không?
Nội dung lá đơn này anh Lê Văn Trường và Nguyễn Trung Luyến đã lấy chữ ký của tất cả các hộ dân làm miên tại thôn Yên Cổ và gửi tới các cấp của xã nói trên, vào đêm 18/2 anh Lê Văn Thanh đã chưởi rủa các anh Trường và Luyến vì đã làm đơn này, anh còn đe dọa đánh hại người. Thế nhưng cho tới nay thời gian đã 60 ngày nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía xã,
Vì vậy này chúng tôi cùng nhau thống nhất gửi đơn này tới ông chủ tịch UBND huyện Quảng Xương để đề nghị ông có chỉ đạo cụ thể về địa phương yêu cầu làm rỏ sự việc và trả lời những thắc mắc của dân.
Xin Chân Thành cám ơn!
Yên Cổ ngày 21/3/2010
Nguyễn Trung Tôn
Những người trên đã ký vào đơn!
1.Lê Văn Trường
2. Nguyễn Trung Luyến
3. Nguyễn Trung Tôn
4 . Lê Văn Nhiễu
5. Nguyễn Thế Thành
© Nguyễn Trung Tôn
© Đàn Chim Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment