Monday, December 21, 2009

XUNG ĐỘT GIỮA VIỆT NAM và TRUNG QUỐC (2-1979)

Xung Đột Giữa Việt Nam - Trung Quốc
The Conflict between China and Vietnam (February 1979)
Giáo Sư Carl Thayer
ViAn, X-Cafe chuyển ngữ
21-12-2009
http://www.x-cafevn.org/node/2494
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, mười lăm tuần lễ sau khi Việt Nam và Liên bang Xô viết ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hợp tác, và sáu tuần sau khi Việt Nam xâm chiếm Campuchia, Trung Quốc đã tuyên bố một cuộc tấn công chống lại Việt Nam dọc theo hầu hết khắp 480 dặm biên giới chia cắt hai quốc gia.
Trong khi Tổng thống Carter và Tổng bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev lên án hành động của Trung Quốc, chính là những nguyên nhân trực tiếp của sự bất ổn cho khu vực Đông Nam Á.
Cuộc xâm lược đã giúp phương Tây khám phá ra một lịch sử trên 20 thế kỷ của những biến cố như vậy, mà trong đó, sự hiện diện của Việt Nam mang tính cách lịch sử, như là một trở ngại đối với kẻ bành trướng Trung Quốc nhắm tới Đông Nam Á. (Tương tự như vậy, cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam nêu bật những thù hận lịch sử của những người láng giềng này).
Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh rằng cuộc xâm lược đã không nhằm mục đích để chiếm đóng Việt Nam, mà chỉ đơn giản là để dạy một bài học cho Việt Nam.
Bài học có vẻ như muốn nhắn gửi thông điệp chống lại cuộc xâm lược của Việt Nam gần đây, đối với đồng minh của Trung Quốc là Campuchia, kể cả hiệp ước của Việt Nam với kẻ thù của Trung Quốc, là Liên Xô, cùng với cuộc đàn áp trên 4.200.000 người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam khiến gây ra một cuộc di cư của cả 180.000 người, và sau cùng phải kể đến cuộc tranh chấp (chủ quyền) trên (hai quần đảo) Hoàng Sa và Trường Sa tại vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông).

Trung Quốc đã xâm nhập chỉ có 25 dặm (khoảng 40 cây số) vào trong lãnh thổ Việt Nam bởi vì chạm trán phải sức kháng cự mãnh liệt của Việt Nam.
Làng xã, trường học, nhà máy điện và đường giao thông công cộng tất cả đã bị phá hủy trong chiến cuộc, như lời Việt Nam tuyên bố thì phía Trung Quốc chịu tổn thất 62.500 quân và Việt Nam có 15.000 quân đã bị thiệt mạng trong cuộc giao tranh.

Ngày 05 Tháng 3, sau ba tuần lễ giao tranh dữ dội, Bắc Kinh đã tuyên bố kết thúc cuộc xâm lăng và ra kế hoạch rút quân của mình về phía lãnh thổ Trung Quốc. Ngày hôm sau, Việt Nam đã nói rằng họ sẽ mở các cuộc thảo luận hòa bình với Trung Quốc, nếu của Trung Quốc giử lời hứa rút quân toàn bộ. Sau đó, Việt Nam đã từ chối cả ba đề nghị thương thuyết hòa bình mà Trung Quốc đưa ra, họ luôn nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn trong lãnh thổ Việt Nam.

Cuối cùng, ngày 19 tháng 4, những viên chức Trung Quốc và Việt Nam gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về những đề nghị hòa bình, nhưng rốt cuộc không bên nào chấp nhận một điều nào cả.
Những cuộc khiêu khích tiếp tục xảy ra dọc theo biên giới cho đến tận ngày nay.

(Thử) thảo luận các câu hỏi sau:
1. Việt Nam đã nghĩ gì về Trung Quốc vào tháng 2 năm 1979 rằng Trung Quốc muốn thay đổi?
2. Mục tiêu dạy dổ của các nỗ lực quân sự của Trung Quốc để "dạy cho Việt Nam một bài học" là gì? Nó có hiệu quả hay không?
3. Trong những xung đột quốc tế hiện tại hoặc các mối quan hệ song phương nào, mà đang có một hoặc cả hai bên đều nỗ lực nhằm để dạy dổ kẻ khác? Chiến lược của họ là gì? Tác dụng của nó ra sao?

Những Nhân Vật Trong Cuộc Xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam

Leonid Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Jimmy Carter, Tổng thống Hoa Kỳ
Andrei Gromyko, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô
Li Hsien-nien, Phó Thủ tướng Trung Quốc
Thanh Nga, nữ diễn viên nổi tiếng Việt Nam
Pol Pot, Thủ tướng Campuchia dưới thời Khmer Đỏ, bị lật đổ do cuộc xâm lược của Việt Nam.
Heng Samrin, Thủ tướng Campuchia thân Việt Nam sau khi Pol Pot bị lật đổ
Hsu Shih-yu, Tư lệnh lực lượng của Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị
Yang Teh-Mer, Tư lệnh quân đội Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên
Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam
Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam
Kurt Waldheim, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Deng Xiaoping, Phó Thủ tướng Trung Quốc
Đại tướng Wu Xiuguan, Phó Tham mưu trưởng quân đội Trung quốc

Mốc Thời Gian: Những xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam

1957 đảng Cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt Nam đồng ý tôn trọng các đường biên giới và duy trì nguyên trạng.

1975: ngày 17 tháng 4: Campuchia rơi vào tay quân Khmer Đỏ. Đài phát thanh Phnôm Pênh tuyên bố, "chiến thắng vĩ đại của Campuchia là một thắng lợi vĩ đại đối với nhân dân Trung Quốc"; cho thấy tình hữu nghị với Trung Quốc và tình trạng thù nghịch với Việt Nam.

30 Tháng Tư: miền Nam Việt Nam rơi vào tay quân đội Bắc Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Tháng Mười Một: Bắc Kinh công khai gia tăng tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam đối với Quần đảo Trường Sa.

1978 - từ tháng Tư- đến tháng Năm: 50.000 người Việt gốc Hoa vượt biên giới để tìm điều kiện sống tốt hơn tại Trung Quốc. Cuộc di cư với tổng số gần 200.000 người.

Tháng Sáu: Trung Quốc cắt tất cả viện trợ kinh tế cho Việt Nam, triệu hồi Đại sứ, đóng tất cả ba lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc, để đáp lại cuộc đàn áp của Việt Nam và cuộc di cư của người Việt gốc Hoa.

Ngày 03 tháng 11: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác.

Ngày 28 Tháng Mười Một: Thanh Nga, nữ diễn viên tài năng và nổi tiếng nhất của miền Nam Việt Nam, bị ám sát tại Sài Gòn do đóng những vai lãnh tụ anh hùng trong kháng chiến của Việt Nam để chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc.

Ngày 24 tháng 12: Việt Nam xâm chiếm Campuchia, mở chiến dịch chống chế độ Pol Pot.

1979 Ngày 07 tháng 1: Quân đội Mặt trận Thống Nhất Cúu Nguy Dân Tộc Campuchia, do Heng Samrin, hành quân tiến vào Phnôm Pênh, lật đổ chính phủ Khmer Đỏ của Pol Pot, và thiết lập Chính phủ thân Việt Nam.

Ngày 08 đến ngày 12 tháng 1: Việt Nam lên án Trung Quốc với chín hành vi vi phạm biên giới, trong đó có hai người bị thiệt mạng và ba người bị thương.

Ngày 25 tháng 1: Việt Nam chào mừng kỷ niệm 190 năm, ngày chiến thắng Bắc Kinh vào năm 1789 (Chiến thắng Đống Đa).

Ngày 30 tháng 1: Trung Quốc bắt đầu các hành động quân sự tấn công sấm sét, nhanh chóng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam.

Ngày 31 tháng 1: Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói về Việt Nam trong bài diễn văn tại Washington như sau:"Nếu bạn không dạy cho họ vài bài học cần thiết, thì không được."

Tháng Hai: Phó Thủ tướng Trung Quốc Deng Xiaoping kêu gọi sự hỗ trợ của Nhật Bản chống Việt Nam nhưng đã thất bại.

Tháng 2 từ ngày 01 đến ngày 13: Trung Quốc triển khai 300.000 quân tới biên giới.

Ngày 17 tháng 2: Có từ 100.000 đến 170.000 binh sĩ Trung Quốc được hỗ trợ bởi xe tăng, pháo binh và máy bay xâm lược Việt Nam trãi dọc theo 480 dặm biên giới để "dạy cho Viêt Nam một bài học."

Trung Quốc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam mở đàm phán hòa bình, phía Việt Nam từ chối các cuộc đàm phán và gọi chúng là " thủ đoạn đánh lừa của kẻ cướp"

Ngày 05 Tháng Ba: Bắc Kinh tuyên bố kết thúc cuộc xâm lược Việt Nam và chuẩn bị rút quân về lãnh thổ Trung Quốc.

Ngày 06 tháng 3: Hà Nội thông báo sẽ tổ chức các cuộc thảo luận về việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc nếu quân đội Trung Quốc thực hiện kế hoạch rút lui.

Ngày 07 tháng 3: Trung Quốc tuyên bố chiến thắng. Việt Nam tuyên bố quân đội Trung Quốc bị đánh bại nặng nề.

Ngày 18 tháng 3: Kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi ngày được tuyên bố của Bắc Kinh; thu hồi tất cả lực lượng quân đội về lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố quân đội Trung Quốc vẫn còn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 04 tháng Tư: Việt Nam, sau khi có một số phản đối, đã chấp nhận đề nghị của Trung Quốc cho các cuộc đàm phán để khôi phục lại quan hệ bình thường giữa hai quốc gia, nhấn mạnh tới việc rút quân hoàn toàn của quân đội Trung Quốc.

Ngày 19 tháng 4 họp tại Hà Nội: Trung Quốc và Việt Nam đều từ chối lẫn nhau về những đề nghị hòa bình.

Ngày 01 tháng 5: Phó Thủ tướng Trung Quốc Deng Xiaoping nói với ông Kurt Waldheim, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, rằng Trung Quốc sẽ tấn công một lần nữa nếu sự khiêu khích (của Việt Nam) vẫn tiếp tục.

1987 Tháng Giêng Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc gây tổn thất nhân mạng cao nhất, kể từ sau cuộc chiến tranh 1979.


Nguồn tham khảo:


The Conflict between China and Vietnam

Kaushik, R.P. and Susheela. Back to the Front, The Unfinished Story in Vietnam, New Delhi: Orient Longman Limited (1979)

Lawson, Eugene K. The Sino-Vietnamese Conflict, New York: Praeger Publishers (1984)

Ray, Herman. China's Vietnam War, New Delhi: Radiant Publishers (1983) Tretiak, "China's Vietnam War"; see also: Eugene K. Lawson, "Comment" on Tretiak article, The China Quarterly 86 (June 1981)

Nguồn:
Scribd




No comments: