Sunday, December 20, 2009

RAU CẢI THEO KIỂU XHCN

Rau cải theo kiểu XHCN
Saigonecho sưu tầm
Thứ Bảy, ngày 19 tháng 12 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20091219_02.htm
Anh Trần Minh Điền, chủ một ruộng rau, nói khẽ: "Trời! đám trồng rau tụi tôi không đời nào ăn rau mình trồng. Muốn ăn, chúng tôi để một chỗ riêng không phun thuốc hoặc hái rau muống mọc ở bờ mương. Hôm qua có ai đó cắt trộm rau ngay khi tôi vừa phun thuốc xong. Lo quá, không biết họ có chết không?".
Còn chị Trần Ngọc Mai, 40 tuổi, cho biết: "Nhà ở sát ruộng rau muống nhưng mỗi khi muốn ăn, tôi phải men theo bờ ruộng để hái rau ven bờ chứ không dám mua. Người không biết chuyện hỏi: 2.000 đồng một bó thôi, sao phải cực thế? Thế nhưng nhìn thấy cách họ trồng rau có gan lắm cũng không dám đụng đến".

Vì sao rau xanh thế?
Phía sau những bó rau muống xanh ngắt, tươi ngon và giòn rụm là cả một công nghệ trồng rau muống đầy "vấn đề"...
"Thôi! Ăn gì thì ăn, đừng ăn rau muống!", vừa định gọi đĩa rau muống xào tỏi, tôi liền bị người bạn đi cùng gạt ngang.
Chưa hết bỡ ngỡ, tôi đã nghe anh nói tiếp: "Tôi mà chỉ cho chị xem cách họ trồng rau muống ở gần nhà, chị sẽ không dám đụng đến món rau này nữa đâu. Không tin tôi đưa đi xem thử cho biết".
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20091219_01-01.jpg

Đi xem họ tưới nhớt cặn lên rau
Hôm sau, chúng tôi có mặt tại khu vực trồng rau muống ở xã Thạnh Lộc, Q. 12, TP. HCM. Trời bắt đầu về chiều. Con đường vào ruộng rau ngoằn ngoèo, uốn khúc, bụi tung mù mịt mỗi khi có một chiếc xe chạy qua.
Phía góc đường có một quán nước nhỏ đang xập xình nhạc. Trong quán chỉ có dăm ba người khách. Tôi tìm cách bắt chuyện với chị chủ quán có dáng người khá đậm: "Nhìn ruộng rau muống xanh mướt phát ham chị nhỉ? Rau này bóp gỏi hay xào tỏi thì bắt cơm phải biết".
Chị Hồng, chủ quán, bĩu môi: "Được cãi mã ngoài thôi, em ơi. Ngày nào cũng bơm thuốc, tưới nhớt cặn liên tục, làm sao rau không đẹp được. Ra xem là thấy liền!".
Chị dẫn tôi ra con mương nhỏ dẫn xuống ruộng rau .Trong ánh chiều, ở một ruộng vừa mới cắt gốc, tôi thấy loang loáng những vệt dầu. Tôi đưa tay bốc một nắm đất, mùi bùn và dầu nhớt pha lẫn nhau xộc lên mũi.

Bốn giờ sáng, trong vai người đi tìm mối mua rau muống, chúng tôi tiếp xúc với những người trồng. Lúc này, hầu hết các ruộng rau đều lố nhố người cắt rau. Thấy một người phụ nữ đang lúi húi pha nhớt trên bờ ruộng, tôi hỏi: "Sao phải dùng nhớt vậy chị?".
Chị đưa mắt nhìn tôi vẻ dò xét, nhưng khi biết tôi là mối lái, chị vui vẻ nói: "Nhớt diệt rầy tốt lắm. Chỉ cần đổ xuống một chút, đám sâu rầy coi như chết chắc! Nhớt cũng là "dinh dưỡng" cho rau đấy em ạ!".
Vừa nói chị vừa liên tục tát nước pha nhớt lên phần rau non. Xung quanh chị, vài người khác cũng đang cặm cụi pha nhớt để đổ xuống ruộng. Cả không gian nồng nặc mùi dầu nhớt.
Theo lời chị Thanh Hoa, tên người phụ nữ, đầu tiên, khi rau được cắt vài ngày, họ sẽ dẫn nước vào cho ngập ruộng. Sau đó họ dùng nhớt pha với nước, cho thêm chút nước rửa chén để nhớt dễ tan rồi đổ xuống. Theo công thức này, chỉ cần một lít nhớt cặn là có thể dùng cho 1.000 m2 trồng rau muống. Điều đáng nói hơn là loại nhớt họ dùng không phải nhớt sạch mà là nhớt cặn mua từ các cửa hàng sửa xe máy, giá khoảng 8.000 đồng/lít.
Sau khi đó, họ đợi vài giờ cho dầu nhớt loang khắp mặt ruộng, sẽ tháo nước ra. Lúc này nhớt sẽ nằm lại trên bề mặt rau và đất, rầy nâu không thể nào bay lên được.
Khi rau muống lớn, sắp thu hoạch, nếu thấy sâu nhiều quá, rau không non và đẹp, "tuyệt chiêu" dùng dầu nhớt lại tung ra và lặp lại y như cũ.
Nếu như việc đổ nhớt lần đầu có công dụng chống rầy, lần thứ hai, lại có tác dụng làm thân rau mềm, giữ nước, cọng rau xanh hơn. Thế nên người trồng rau muống nào cũng áp dụng chiêu này cả.

"Tắm" rau bằng đủ loại thuốc hóa học
Chưa hết sửng sốt về việc dùng dầu nhớt tưới rau, chúng tôi lại càng kinh ngạc hơn khi chứng kiến việc dùng thuốc trừ sâu của một số nông dân.
Để có được rau muống như ý, họ dùng thuốc trừ sâu vô tội vạ, thượng vàng hạ cám, đủ các loại thuốc được người trồng tận dụng. Cứ mỗi thời kỳ rau lại được "tắm tưới" một loại thuốc khác nhau. Chưa kể, nhiều người còn dùng cả loại thuốc trừ sâu đã được nhà nước liệt vào danh mục cấm sử dụng.

Hôm sau, chúng tôi sang xã Thạnh Xuân, Q. 12, TP. HCM, cũng là một vựa cung cấp rau muống của thành phố.
Mặt trời lên cao, đứng trên một đám ruộng rau muống vừa được "tạt thuốc", cái nắng nóng khiến mùi thuốc bốc lên nồng nặc, xộc vào mũi đến mức ngạt thở. Trên bờ ruộng rau, hàng chục bao, bình thuốc ngổn ngang.
Chị Đặng Thị Hồng, 32 tuổi, cư dân ở đây, vừa nói vừa đưa tay chỉ đám ruộng trước mặt: "Cứ khoảng 6 giờ sáng, tôi chở các con đi học qua đám ruộng là phải bưng mặt, bịt mũi vì mùi thuốc trừ sâu xông lên. Đám ruộng này không biết được tưới bằng loại thuốc gì, chỉ cần hai ngày sau quay lại là khác hẳn. Lá rau xanh mượt, cọng mềm và giòn rụm. Có thấy không, rau lớn thế này họ vẫn tiếp tục phun thuốc đấy!".
Điểm đặc biệt tại các khu vực trồng rau chúng tôi đi qua là không người dân nào ở đây dám ăn rau muống do chính họ trồng.
Anh Trần Minh Điền, chủ một ruộng rau, nói khẽ: "Trời! đám trồng rau tụi tôi không đời nào ăn rau mình trồng. Muốn ăn, chúng tôi để một chỗ riêng không phun thuốc hoặc hái rau muống mọc ở bờ mương. Hôm qua có ai đó cắt trộm rau ngay khi tôi vừa phun thuốc xong. Lo quá, không biết họ có chết không?".
Còn chị Trần Ngọc Mai, 40 tuổi, cho biết: "Nhà ở sát ruộng rau muống nhưng mỗi khi muốn ăn, tôi phải men theo bờ ruộng để hái rau ven bờ chứ không dám mua. Người không biết chuyện hỏi: 2.000 đồng một bó thôi, sao phải cực thế? Thế nhưng nhìn thấy cách họ trồng rau có gan lắm cũng không dám đụng đến".

Dầu nhớt rửa nước là sạch ngay...
Có thể thấy đa số những người trồng rau đều "điếc không sợ súng". Mặc dù biết trồng rau như thế là sai quy cách, có thể gây hại cho người mua... nhưng họ vẫn trồng.
Ngoài yếu tố vì mục đích lợi nhuận cá nhân, một nghịch lý đang diễn ra là đa số người trồng rau lại không hề biết đến kỹ thuật trồng rau.
Anh Điền, một người trồng rau muống đã gần mười năm nay cho biết: "Quê tôi ở tận Thái Bình, cả đời chỉ biết trồng lúa, vào TP. HCM thấy trồng rau muống có lời nên vợ chồng tôi thuê đất làm đại luôn".

Hiện nay, đa số người trồng rau tại các khu vực như Q. Gò Vấp và Q. 12, TP. HCM, là dân nhập cư. Họ trồng rau muống dựa theo công thức "truyền miệng".
Họ cứ găm rau xuống đất. Ai bảo thuốc này tốt, thuốc kia được là họ đổ xô nhau dùng chứ không quan tâm đến quy định dùng bao nhiêu. Có khi họ còn kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Với họ, việc đổ nhớt lại càng là chuyện "nhỏ như con thỏ".

Để có rau như ý, người ta không chỉ dùng đủ các loại thuốc mà còn dùng cả nhớt cặn
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20091219_01-02.jpg

Một người dân ở đây cho biết: "Nhớt chỉ đọng ở gốc rau, trong bùn chứ có lên thân hay ngọn đâu mà lo. Mua về ngâm nước muối là sạch ngay. Nhớt và thuốc trừ sâu chỉ ở ngoài chứ có ngấm vào trong đâu. Nó chỉ độc khi ăn mà không rửa".

Với những suy nghĩ như thế họ đã không nghĩ đến lợi ích của người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Thị Thoa, Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. HCM, cho biết: "Việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại phân bón là điều cần thiết khi trồng rau, thế nhưng phải sử dụng đúng liều lượng quy định để tránh tác động đến sức khỏe".
"Còn về việc phun nhớt lên rau, Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. HCM đã tiến hành một số thí nghiệm để kiểm tra hàm lượng chì trên rau muống sau khi phun nhớt nhưng kết quả cho thấy lượng chì tồn dư rất ít, dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm vẫn còn nhiều khó khăn. Vì thế chưa có xét nghiệm nào cho kết quả khẳng định việc tưới nhớt có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người dân".

Trong khi đó, ông Huỳnh Kỳ Phương Hạ, giảng viên khoa Công nghệ Hóa học và Dầu khí trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, cho biết: "Bản thân nhớt có chứa các hợp chất thơm, chất kim loại nặng... Khi đã sử dụng, qua quá trình đót nóng, nhớt còn nhiệt phân ra những hợp chất trung gian khác có khả năng gây độc hơn bình thường gấp nhiều lần. Rau muống lại là một trong những loại rau dễ hấp thụ nhiều chất độc. Khi phun nhớt đã qua sử dụng lên rau, chất độc hại cũng được hấp thụ vào rau gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những chất độc này về lâu dài khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể có thể gây ung thư".

Rất khó để phát hiện và quản lý
Được biết, Chi cục Bảo vệ Thực vật dù đã nhắc nhở nhiều lần về việc dùng nhớt cặn tưới rau muống, nhưng nhiều người vẫn cố tình làm. Tuy nhiên, hành vi này không dễ ngăn chặn.
Cứ nhìn thấy xe của chi cục Bảo vệ Thực vật xuống là họ bỏ chạy. Thanh tra vừa xuất hiện, họ đã thông báo cho nhau. Việc tưới nhớt lại thường được thực hiện vào ban đêm, sáng sớm họ đã kịp tháo nước ra khỏi ruộng và về nhà.
Nhiều năm nay, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tìm mọi biện pháp để hạn chế tình trạng dùng hóa chất độc hại để trồng rau. Một trong những biện pháp khả thi nhất đang được áp dụng là nông dân được cung cấp các loại bao bì in tên vựa rau, chủ sản xuất rõ ràng. Tuy nhiên, số bao này không được nông dân tận dụng.
Nguyên nhân một phần vì người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề này. Với một số bà nội trợ, nếu phải chọn giữa rau đóng gói và rau xanh mát mắt, ngắt giòn tay ngoài chợ, họ vẫn sẽ chọn loại thứ hai, mặc kệ nguồn gốc của rau. Tất nhiên, yếu tố an toàn thực phẩm cũng bị bỏ qua. Người mua như thế nên người trồng cũng rũ bỏ trách nhiệm ngay khi rau được bán ra.
Trong lúc đợi các cơ quan chức năng có biện pháp chế tài với các hộ trồng rau, bản thân người mua phải học cách bảo vệ mình để là người tiêu dùng thông minh.
Đại diện Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. HCM khuyên người tiêu dùng nên mua rau có nguồn gốc rõ ràng, bên ngoài bao bì có thông tin cơ sở sản xuất.
Hiện nay, Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. HCM đã triển khai chương trình phát các bao ni-lông, loại có in đầy đủ thông tin địa chỉ người trồng rau dùng để đóng gói rau muống đến tận tay nông dân. Thế nhưng, nhiều người vẫn không sử dụng chỉ vì họ sợ... lỡ có chuyện gì, họ phải gánh trách nhiệm.
Việc người tiêu dùng từ chối mua rau không có nguồn gốc sẽ buộc người trồng rau phải có ý thức, trách nhiệm hơn với sản phẩm họ làm ra, đồng thời là cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

“Kỹ nghệ” trồng rau muống: Thấy mà lo
Hiện mỗi ngày TPHCM cần hàng trăm tấn rau muống để phục vụ sinh hoạt cho người dân. Để thỏa mãn nhu cầu đó, với cả chục loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng được các nhà nông ven đô sử dụng như một “bửu bối” để gặt hái rau quanh năm.
Chưa kể đến dầu nhớt thải cũng được dùng để cứu rau muống khỏi bị rầy tàn phá...

Cứ vô tư, miễn rau đẹp!

Đến phường Thạnh Xuân, quận 12, dù trời đã đứng bóng nhưng trên hàng trăm hecta rau muống nước, nhiều nông dân vẫn đang chăm sóc, tưới tắm cho ruộng rau của mình bằng nguồn nước ô nhiễm từ các kênh rạch chảy vào.

Nước bị ô nhiễm được dùng để tưới rau. (Ảnh: T.G)
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20091219_01-03.jpg

Trên bờ ruộng, vô số bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng đủ nhãn hiệu ta, tàu vứt lăn lóc. Anh T.V. T vừa lúi húi gom lại để đốt, vừa mau miệng: “Thời gian thu hoạch rau muống này là từ 20 – 25 ngày, những lúc nhu cầu thị trường tăng mạnh thì “tạt” nhiều thuốc tăng trưởng, siêu vượt để gặt sớm hơn. Ngọn và thân rau của ruộng nào dài, nhọn và soắn là do tạt nhiều thuốc tăng trưởng, siêu vượt đấy”.
Quan sát các ruộng liền kề ruộng rau của anh T, chúng tôi thấy ruộng nào rau cũng xanh um, tươi tốt. Tuy nhiên, nước trên các ruộng rau này đều lờ nhờ váng của dầu nhớt, có ruộng còn bốc mùi hôi. Chúng tôi đề nghị anh T cho biết “kỹ nghệ” trồng rau của mình, anh vô tư kể: “Lúc rau vừa cắt còn gốc thì phải tưới nhớt pha với nước rửa chén theo tỷ lệ: 1.000m² cần từ 4 – 5 lít nhớt thải xe máy và một ít nước rửa chén, như vậy “hỗn hợp” mới tan đều trong nước. Công đoạn này dùng để xử lý các con rầy trên ruộng. Sau khi rau được khoảng 8 - 9 ngày, dùng ngay các loại thuốc trừ sâu như: Fortazeb, Mexyl MZ... Nếu không có những loại này, dùng “thuốc” (vô danh) của Trung Quốc cũng được. Nếu vẫn không hết sâu bệnh, tiếp tục “tạt” thuốc “nặng đô” hơn. Gần ngày thu hoạch hoặc trước khi thu hoạch 1 ngày thì “tạt” thêm thuốc làm đẹp rau. Thuốc này sẽ cho thành quả: Rau trắng, đều cọng, đứng cây...”.
Sau khi tìm hiểu được “kỹ nghệ”, chúng tôi hỏi anh T: “Vậy còn các quy định về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì sao?”. Anh T cho biết, các hộ nông dân không mấy quan tâm đến vấn đề này. Cứ “tạt” thuốc nếu thấy còn sâu bệnh, thuốc này không được thì xài thuốc khác. “Hiệu quả là “tạt” thôi. Thậm chí, có khi phải kết hợp nhiều loại thuốc mới có tác dụng”, anh T nói.
Theo thông tin từ Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM, tình trạng sâu bệnh kháng thuốc là rất hiếm, chủ yếu do người dân không nhận “mặt” được sâu, hoặc “tạt” thuốc khi sâu đã quá lớn nên khi dùng thuốc (trong danh mục cho phép) mới không hoặc ít tác dụng. Còn việc dùng thuốc bừa bãi như nông dân một số nơi đang làm, với thời gian cách ly không đủ như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Có thể không bị ngộ độc ngay lập tức, nhưng ăn nhiều, thời gian kéo dài rất dễ bị tích tụ chất độc trong cơ thể...

Chính quyền “bó tay”?
Tình trạng người dân lạm dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và dùng cả nhớt xe trong quá trình trồng rau đã diễn ra nhiều năm nay. Nhưng việc quản lý, xử lý thì vẫn còn khá lỏng lẻo. Phường Thạnh Xuân, quận 12, với diện tích trồng rau muống khoảng 200 hecta (chiếm 20% diện tích phường), là một điển hình.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch phường Thạnh Xuân đã thừa nhận: “Nhiều năm qua, việc đổ nhớt và sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trong trồng rau muống vẫn phổ biến. Đa số người trồng rau đều là dân nhập cư, có khi ngụ ở phường hoặc quận khác qua đây làm rau vào ban đêm, nên khó quản lý”.

Vỏ các chai thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20091219_01-04.jpg

Theo ông Hùng, phường đã từng tổ chức phổ biến kiến thức trồng rau sạch cho nông dân 4 lần, nhưng số người đến dự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù các cơ quan chức năng cũng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Những lần thấy đoàn kiểm tra xuống là người dân bỏ đi hết. Thậm chí bây giờ họ đã “nhẵn mặt” mấy ông thanh tra. Điều đó rất khó cho cơ quan quản lý. Bên cạnh đó thì việc xét nghiệm các loại thuốc có độc hay không độc, nằm trong danh mục cho phép hay không, chuyên môn của cán bộ phường cũng khó mà nắm bắt(!?)
Vậy là câu chuyện trồng rau với “kỹ nghệ” đáng lo ngại như trên vẫn chưa có hồi kết. Người tiêu dùng vẫn từng ngày, từng giờ bị đe dọa đến sức khỏe.

Rau muống trên dòng nước thải
Hà Nội có những con sông đã ô nhiễm ở mức báo động, đến tôm, cá cũng không thể sinh sống được như: Tô Lịch, sông Nhuệ; những hồ ao bốc mùi mỗi khi tiết trời nắng nóng. Song, trên những dòng nước đen ngòm, bốc mùi thối ấy, rau muống vẫn mọc tươi non, hàng ngày, người dân vẫn thu hoạch rồi chở ra chợ tiêu thụ.

Nước càng ô nhiễm, rau càng xanh non
Đồng hồ đã điểm hơn 9h sáng, thời điểm mà phiên chợ sáng dần vãn người mua bán, song số người dân chèo thuyền ra hồ Hào Nam (Ô Chợ Dừa, Đống Đa) để hái rau muống đem đi tiêu thụ vẫn đông. Chúng tôi không khỏi giật mình bởi những bè rau muống tươi tốt, xanh non mà người dân đang bó thành từng bó ở đây lại “sinh sôi” trên mặt nước đen ngòm, đặc sệt.
Một phụ nữ sống gần khu vực hồ Hào Nam cho biết, hồ này do HTX Nông nghiệp Hào Nam quản lý đã chia cho mấy chục hộ gia đình để trồng rau muống. Với diện tích tương đối rộng, mỗi ngày lượng rau muống được thu hái từ đây để cung ứng cho thị trường là không ít.
Không riêng hồ Hào Nam, mà hiện nay, người dân tận dụng tất cả diện tích mặt nước có thể để trồng rau muống. Những khu vực hồ ao xen kẹt chưa giải phóng hết trên đường Lạc Long Quân, đường Xuân Diệu... đều được dùng để trồng rau muống. Một số hộ dân sống xung quanh những khu vực này cho biết, nước ở những hồ ao xen kẹt gần như 100% là nước thải sinh hoạt, xung quanh 2 bên bờ là nơi tập kết rác thải, còn lại mặt nước là nơi trồng rau, cung cấp rau ra thị trường hàng ngày cho người tiêu dùng.
Nếu như trồng rau muống ở trên ruộng phải chăm sóc, bón phân... để rau sinh trưởng tốt thì dường như trồng thả rau muống trên các dòng sông, hồ ô nhiễm lại không tốn công sức cũng như phân bón. Dễ dàng nhận ra, khu vực nước sông, hồ càng ô nhiễm, càng đen sánh và bốc mùi thì dường như rau muống lại xanh tốt lạ thường.
Dọc chiều dài tuyến sông Nhuệ, người dân sống 2 bên bờ sông đã tận dụng triệt để mặt nước ô nhiễm để trồng rau muống. Tại sông Nhuệ đoạn đi qua địa phận 2 xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa (huyện Thanh Trì), người dân địa phương trồng rau muống dọc 2 bên bờ sông.
Hai bên sông, nhiều cống nước thải vẫn liên tục xả những dòng nước đen kịt, bốc mùi tanh. Ngay phía dưới là hàng loạt bè rau muống thi nhau mọc lên. Mỗi bè có một chiếc xuồng nhỏ phục vụ việc thu hoạch. Và, những bè rau tươi tốt trên những dòng nước thải này sẽ được mang ra các chợ, mang vào nội thành để tiêu thụ.
Chị Đỗ Thị Lựu, xã Tả Thanh Oai cho biết, cách đây 2 năm, chị đã trồng được 1 khúc rau muống tại bờ tả của sông Nhuệ, đoạn chảy qua xã. Càng ngày, rau xanh càng đắt đỏ, có giá, ban đầu chị chỉ trồng ven bờ, thì giờ đây, bè rau của chị đã lan rộng ra đến giữa lòng sông. Giờ đây, thu nhập chính của gia đình chị dựa vào bè rau trên sông Nhuệ, cấy lúa làm ruộng cho thu nhập không cao bằng bè rau này. Mỗi ngày chị cũng hái được 20-40 bó mang đi bỏ mối ở các chợ, bỏ mối cho những người buôn cũng có 40-50 nghìn đồng.

Rau muống liệu có nhiễm độc tố?
Đoạn sông Nhuệ khu vực huyện Thanh Trì được “tiếp sức” bởi một nhánh sông nước đen kịt và bốc mùi nồng nặc là sông Tô Lịch. Hầu hết những ai qua khu vực này đều phải nhăn mặt, bịt mũi vì mùi hôi thối. Bất chấp việc ô nhiễm trầm trọng đó, tại đây đã xuất hiện hàng trăm mét vuông rau muống được trồng trên mặt nước sát hai bên bờ. Dường như người dân vẫn thờ ơ với nguy cơ phát sinh dịch bệnh từ những bè rau muống trồng ở dòng sông này.

Rau muống được hái và rửa trên dòng sông nước đen ngòm
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20091219_01-05.jpg

Bác Đào Thị Mận, một hộ dân sống gần khu vực trạm bơm xã Cự Khê, Thanh Oai cho biết, mỗi lần bơm nước từ sông Nhuệ phục vụ canh tác thì người dân xung quanh phải “sơ tán” hết người già và trẻ em vì không chịu nổi mùi hôi thối. Nhưng, trên dòng nước đen nhờ nhờ, quá mức ô nhiễm đấy, người ta lại trồng rau để tiêu dùng?
Tình trạng tận dụng mặt nước ô nhiễm, nước thải để trồng rau muống đã diễn ra từ rất lâu, song rau có đảm bảo chất lượng hay không thì đến nay vẫn chưa ai khẳng định được. Và hiện tại, tình trạng tận dụng mặt nước của một số hồ, ao để trồng rau muống đã thành phổ biến.
Việc trồng rau muống trên diện tích mặt nước bị rác, phế thải “tấn công” đang đặt ra câu hỏi: Liệu chất lượng của sản phẩm này sau khi bán ra thị trường có đảm bảo các tiêu chí về VSATTP? Bởi trên thực tế, theo cảm quan ban đầu, cứ nhìn vào mặt nước ngập ngụa rác thải, ai cũng e ngại đến những sản phẩm được trồng trên đó. Song, đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu về môi trường đã cho thấy, rau muống trồng trên những dòng sông, hồ ô nhiễm có khả năng làm sạch nước, hút độc tố và kim loại nặng. Như vậy, liệu những độc tố và kim loại nặng này còn tồn tại trong cây rau và gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng?

Saigonecho sưu tầm



No comments: