Friday, December 18, 2009

NHỮNG HY VỌNG về TRUNG QUỐC và ẤN ĐỘ trước COPENHAGEN

Những hy vọng về Trung Quốc và Ấn Độ trước Copenhagen
Joanna McCarthy
Nguồn
China, India and climate change
18/12/2009 - 12:00
http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%BB%A9c/nh%E1%BB%AFng-hy-v%E1%BB%8Dng-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-copenhagen
Các nước phát triển đã chờ đợi cam kết nào từ hai nước gây ra lượng ô nhiễm lớn nhất thế giới?
Các nước đang phát triển muốn các nước công nghiệp hóa dẫn đầu trong việc ngăn chặn và hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu bởi trong lịch sử những nước này xả ra một lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây nên hiện tượng trái đất ấm lên. Tuy nhiên, các nước phát triển lại chờ đợi Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước hiện gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới, đưa ra những cam kết quan trọng. Đó là sự phân chia mà các nhà lãnh đạo trên thế giới chưa thể hàn gắn kể từ khi diễn ra những cuộc đàm phán về vấn đề biến đổi khí hậu tại Bali cách đây hai năm.
Julian Wong, nhà phân tích chính sách cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết: “Nhiều người nhận đã nhận thấy, nếu theo mức độ khẩn cấp của hiện tượng biến đổi khí hậu như các nhà khoa học đã cảnh báo, thì tất cả các nước, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đều cần tham gia vào chương trình hạn chế và giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu. Thế giới sẽ không gặp những thách thức về vấn đề biến đổi khí hậu nếu không có các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Chúng ta không nhất thiết phải chuyển đổi từ nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển – nguyên tắc nền tảng của Nghị định thư Kyoto. Trên thực tế, ngay trong số các nước đang phát triển, có một số nước hiện có nền kinh tế phát triển hơn nhiều so với các nước nghèo hơn ở Châu Phi.
Những nước này cần chịu một phần trách nhiệm trong bản thỏa thuận mới tại Copenhagen”.
Tuy nhiên, ông David Karoly, nhà khoa học tại Đại học Melbourne và đồng tác giả của bản báo cáo Hội nghị Liên Chính phủ bàn về Thay đổi Khí hậu IPCC, cho biết vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về mức độ trách nhiệm của các nước.
“Hầu hết trẻ em đều hiểu nguyên tắc rằng nếu cần phân phối một số lượng hạn chế, ví dụ một chiếc bánh sô-cô-la ở một bữa tiệc sinh nhật, cách dễ nhất là chia cho mỗi người một lát bánh bằng nhau,” David Karoly nói. “Phương pháp này cũng có thể áp dụng để phân chia những nguồn có hạn định như lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển, đó là phân chia bình quân theo đầu người”.
Phương pháp chia đều lượng khí thải cho mọi người là một phương pháp công bằng và hợp lý trong việc phân chia khí thải. Úc có lượng khí thải lớn gấp sáu lần lượng khí thải trung bình ở các nước phát triển, nhiều hơn năm lần tỉ lệ khí thải bình quân đầu người ở Trung Quốc. Úc cần giảm mạnh lượng khí thải, giảm nhiều hơn so với lượng khí thải tại Trung Quốc.

Vấn đề trầm trọng hơn
Tuy nhiên, nhiều người khác, trong đó có ông Kenneth Green, nhà nghiên cứu tại Học viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng việc quy trách nhiệm hầu hết cho các nước phát triển là không hợp lí. Ông nói: “Vấn đề chỉ có thể giải quyết khi Trung Quốc và Ấn Độ hạn chế tối đa lượng khí thải, tuy nhiên tôi không nghĩ rằng họ sẽ thực hiện. Theo tôi vấn đề ưu tiên của Trung Quốc và Ấn Độ là đưa người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cuộc sống khốn cùng. Tuy nhiên, nếu hai nước này không đồng ý hạn chế lượng khí thải, các nước phát triển sẽ phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế để không ảnh hưởng mức độ biến đổi khí hậu đã được dự đoán trong tương lai”.
“Thực tế là Trung Quốc hiện đang là nước có lượng khí thải lớn nhất và sẽ là nước có lượng khí phát thải trên diện rộng. Nếu Ấn Độ tiếp tục phát triển hoặc phát triển theo đường hướng của Trung Quốc, nước này cũng sẽ thải lượng khí nhà kính khổng lồ. Họ sẽ sử dụng năng lượng nhiệt điện sản xuất từ than đá. Nếu hai nước Ấn Độ và Trung Quốc không hạn chế tốc độ phát triển, tất cả những gì các nước phát triển có thể làm chỉ như giọt nước giữa đại dương”.
Theo ông Heherson Alvarez , trưởng đoàn đàm phán của Philipines tại Copenhagen, các nước đang phát triển nhỏ hơn cũng đang kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ cam kết cắt giảm lượng khí thải.
“Ví dụ, Trung Quốc cho rằng lượng khí thải carbon ở đất nước này có tỉ lệ thấp và họ là người đến sau so với các nước thải khí CO2 khác. Điều đó có thể đúng. Tuy nhiên nếu cộng tổng số dân của Trung Quốc và Ấn Độ, tôi cho rằng lượng khí thải của hai nước sẽ vượt quá lượng khí thải của nước Mỹ, bởi vì chỉ xét riêng con số, lượng khí thải của hai nước này đã rất đáng báo động.”
Tuy nhiên, nhiều nước vẫn tranh luận gay gắt rằng các nước phát triển phải đi đầu trong việc giảm lượng khí thải. Ông Alvarez nói tiếp:
“Chúng ta hi vọng rằng, trong các cuộc đàm phán tại Copenhagen, các nước phát triển, những nước có nguồn ngân sách khá dư dả, có khả năng thực hiện những điều chỉnh này. Các nước phát triển đã tích lũy đủ tiền của do việc sử dụng nhiên liệu rẻ từ nhiên liệu hóa thạch. Bởi các nước phát triển có khả năng kỹ thuật và tài chính để ngăn chặn và hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu, chúng ta hi vọng rằng họ sẽ xây dựng một chương trình giúp cho nhân loại không phải tiếp tục chịu đựng những nỗi đau và những đợt thiên tai nặng nề do ảnh hưởng của hiện tượng ấm lên toàn cầu.”



No comments: