Friday, December 18, 2009

NHIỆT ĐỘ TRÁI ĐẤT SẼ TĂNG THÊM 3 ĐỘ C

Nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 3 độ C
Sarah Clarke
Nguồn
Temps to rise 3C even with a deal: leak
18/12/2009 - 12:40
http://www.bayvut.com.au/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n/nhi%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BB%99-tr%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%A5t-s%E1%BA%BD-t%C4%83ng-th%C3%AAm-3-%C4%91%E1%BB%99-c
Theo một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc bị lộ trong quá trình diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu diễn ra tại Copenhagen, nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên trung bình 3 độ C kể cả khi các kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính được triển khai.
Bản báo cáo này được tờ Guardian của Anh đưa ra, đã bác bỏ những tuyên bố của chính phủ các nước về mục tiêu cắt giảm khí thải. Các nước tuyên bố sẽ cắt giảm lượng khí thải tới mức đủ đảm bảo cho nhiệt độ trái đất sẽ không tăng lên quá 2 độ C trong thế kỉ tới.
Theo thông tin được tờ Guardian đưa ra, bản báo cáo mật bị lộ của Liên Hợp Quốc được đưa ra trong một cuộc thảo luận vào lúc 11 giờ đêm ngày thứ Ba vừa qua. Bản báo cáo được gửi cho hai bên đàm phán nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chung hoặc đưa ra được một văn bản chính thức tại cuộc họp kín đặc biệt này.
Bản báo cáo cho biết kế hoạch cắt giảm khí thải đang được đưa ra vẫn khiến cho nhiệt độ trái đất tăng lên trung bình khoảng 3 độ C.
Con số này cao hơn so với mức dự báo mà trưởng hội đồng khoa học của Liên Hợp Quốc – Hội đồng Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) - dự báo.

Việc trái đất ấm lên 3 độ C có thể khiến cho tương lai thế giới rơi vào viễn cảnh tồi tệ nhất từ trước tới nay như việc gia tăng các thảm họa tự nhiên và mực nước biển tăng cao có thể nhấn chìm các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương.
Trong bản báo cáo về biến đổi khí hậu năm 2006 doTiến sĩ Lord Stern, chuyên gia kinh tế hàng đầu người Anh đưa ra, nhiệt độ trái đất tăng lên thêm 3 độ C đồng nghĩa với việc có tới 170 triệu người đang sinh sống ở các khu vực duyên hải phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của lũ lụt và sẽ có thêm 550 triệu người trên thế giới có nguy cơ bị rơi vào nạn đói.
Thượng Nghị sĩ đảng Xanh Christine Milne cho biết, bản báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy các quốc gia phát triển cần có những cam kết mạnh mẽ hơn nữa về cắt giảm khí thải.
“Thế giới hiện nay đang trải qua những hiểm họa thảm khốc của việc thay đổi khí hậu vì con người vẫn chưa có được khát vọng mạnh mẽ về mục tiêu cắt giảm khí thải”, bà nói.

Chạy đua với thời gian

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Copenhagen chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa sẽ đi đến hồi kết thúc. Các nước đang nỗ lực để tìm cách đạt được mục tiêu về một bản thỏa thuận chung cũng như tìm cách hạn chế sự gia tăng nhiệt độ của trái đất ở mức tối đa 2 độ C trong thế kỉ tới.
Các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương hiện đang thảo luận về việc hạn chế gia tăng nhiệt độ trái đất ở mức 1,5 độ C trong thế kỉ tới. Điều này cho thấy việc tìm cách giải quyết các vấn đề về thay đổi khí hậu diễn tiến rất chậm chạp tại hôi nghị lần này. Vì vậy, trong khoảng thời gian gần 24 tiếng ít ỏi còn lại thì các nước sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Tổng thống Tuvalu, ông Apisai Ielemia đã lặp lại rằng Úc đang gây áp lực lớn đối với các đảo quốc nhằm thuyết phục họ thay đổi mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trái đất ở mức 1,5 độ C.
Ông cho biết: “Tôi biết các đảo quốc nhỏ nói Úc đang cố gắng thuyết phục họ về mức tăng tối đa là 2 độ C và nếu họ đồng ý thì Úc sẽ trả tiền cho họ. Đó là sự lựa chọn của họ. Tuy nhiên, Tuvalu sẽ không đồng ý với đề xuất này. Như tôi đã phát biểu, 1,5 độ C là con số cuối cùng mà chúng tôi đưa ra.”
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã cảnh báo về nguy cơ tan vỡ hội nghị. Mỹ cũng nhấn mạnh rằng sẽ tốt hơn cho thế giới nếu như hội nghị lần này không đạt được một thỏa thuận chung thay vì đưa ra một bản thỏa thuận kém hiệu quả.
Ông Sarkozy cho biết: “Chỉ còn 24 giờ nữa là hội nghị đến hồi kết thúc. Nếu như các nước tiếp tục đàm phán theo cách như hiện nay hội nghị sẽ thất bại. Sự thất bại này rất thê thảm với tất cả các nước thành viên.”
Trong nỗ lực chạy đua với thời gian, Liên minh Châu Âu (EU) đã kêu gọi tiến hành một cuộc họp mặt khẩn cấp giữa các ‘thành viên thích hợp’ tham gia vào hội nghị lần này.
Hơn 120 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hướng về ngày họp cuối cùng vào Thứ Sáu, 18/12/2009. Tuy nhiên, tất cả các nước đều không hy vọng có thể cứu vãn được hội nghị kéo dài 12 ngày này.


Thảo luận do BBC tổ chức ở ĐH Cần Thơ bàn về biến đổi khí hậu
XemThời lượng: 02:54
Cập nhật: 15:51 GMT - thứ năm, 17 tháng 12, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/12/091216_duongvanchinh_clip1.shtml
Lần đầu tiên BBC Việt ngữ tổ chức một cuộc thảo luận về đề tài Biến đổi khí hậu, với cử tọa là các chuyên gia và sinh viên tại Đại học Cần Thơ hôm 05/12.
Đây là một phần của chuyến đi đến vùng Mekong của đoàn phóng viên quốc tế BBC tìm hiểu tác động của Biến đổi Khí hậu nhân hội nghị thượng đỉnh Copenhagen.
Trong video clip này, Tiến sĩ Dương Văn Chính, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, trả lời câu hỏi của độc giả BBC về nguy cơ mức nước biển dâng lên một mét làm đồng bằng Mekong có thể mất hàng triệu ha đất trồng lúa.
Theo ông, Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu.
"Tại đồng bằng Sông Cửu Long, nước ngập dâng ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nếu theo kịch bản đến cuối thế kỷ 21 tăng 75cm, nhưng không loại trừ khả năng tăng một mét, chỉ sau một tháng, 1.7 triệu ha sẽ ngập."
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng những cách như xây dựng đê vĩnh cửu dọc ĐBSCL, trồng rừng ngập mặn, hoặc thiết kế cơ sở hạ tầng để điều tiết ngăn nước mặn xâm nhập nội đồng.

Xem Trang đặc biệt về cuộc thảo luận ở ĐH Cần Thơ



No comments: