Lại Siết Internet Nữa
VI ANH
Việt Báo Thứ Sáu, 12/4/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=152753
Thông tấn xã Pháp AFP gần đây loan tải người VN than phiền rất khó và không vào được Facebook suốt nhiều tuần qua của tháng 11 năm 2009. Phối kiểm, AFP vào ngày 19 tháng 11 cho biết thêm các công ty dịch vụ Internet cho biết nhà cầm quyền Hà Nội gần đây đã ra lệnh chặn luôn cả việc truy cập vào Facebook.
VN ước lượng hiện nay có 22 triệu người sử dụng Internet trên tổng số dân số 86 triệu người. Facebook là một trang mạng xã hội có hơn 1 triệu người Việt ở VN sử dụng. Facebook rất thuận lợi để liên lạc với thân nhân, bạn bè xa gần, gởi qua lại hình ảnh, địa chỉ trang web và trang blog. Giới trẻ VN rất thích. Số người sử dụng Facebook tăng vọt từ khi trang mạng xã hội này thêm tiếng Việt.
Nhưng vào ngày hôm sau tức 20 tháng 11, AFP loan tải tiếp FPT, tức công ty Nhà nước VN cung cấp dịch vụ Internet đã bác bỏ tin nói trên, khẳng định là họ "đang làm việc với các công ty ngoại quốc để giải quyết sự cố kỹ thuật đang ngăn chận việc truy cập vào các máy chủ của Facebook đặt ở Mỹ".
Trong thời gian CS Hà nội gọi là "sự cố kỹ thuật" không vào được Facebook này, cái gọi là Quốc Hội của VNCS họp khoáng đại định kỳ. Một "đại biểu nhân dân" chất vấn. Ong Lê Doãn Hợp Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông trả lời nhà nước phải tăng cường kiểm soát mạng Internet vì Internet đang bị một số người lợi dụng để phát tán những thông tin ''độc hại và có dụng ý xấu'', cũng như để tập hợp những ''thế lực thù địch '' với Nhà nước.
Câu trả lời của Ong Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông chẳng có gì mới. Chỉ là bổn cũ soạn lại, như con két thôi. Trước sau như một, dưới hình thức này hay hình thức khác, kiểm soát Internet là đường lối cố hữu của CS. Tin học có phát minh gì mới để kiện toàn truyền thông đại chúng, mở rộng thêm xa lộ thông tin, giải thoát con người ra khỏi sự kềm kẹp, thì Đảng Nhà Nước tìm cách kiểm soát, ngăn chận.
Lý do mà Đảng Nhà Nước CS - ở Hà nội, ở Băc Kinh, ở Bình Nhưỡng hay ở Havana - viện dẫn vẫn là một, giống như lời Ong Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của VNCS nói: Internet đang bị một số người lợi dụng để phát tán những thông tin ''độc hại và có dụng ý xấu'', cũng như để tập hợp những ''thế lực thù địch'' với Nhà nước.
CS Hà nội gần đây đã đưa ra rất nhiều luật lệ, qui định cưỡng hành để kiểm soát Internet. Văn kiện sau kiểm soát gắt gao hơn văn kiện trước. Chưa thấy một văn kiện nào nới tay nhẹ hơn cái trước. Như tháng 8/2008, chánh phủ VNCS ban hành Nghị định 97 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Khoảng nửa năm sau vào tháng 3/2009, chánh phủ lại ban hành thêm một Nghị định 28 nữa. Văn kiện này quy định phạt không cần đưa ra toà - phạt hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Nghị định này cố ý giết những blog chánh trị. Theo tinh thần và văn tự của quy định mới này, các trang blog chỉ được đăng những chuyện cá nhân, chứ không được bàn chuyện chính trị. Nhiều blogger đã bị bắt, thậm chí bị kết án tù chỉ vì dám đụng đến những chủ đề chính trị nhạy cảm, như quan hệ với Trung Quốc.
Thế vẫn chưa đủ đâu, đã có tin trên bàn Ô Bộ Trưởng Thông tin và Truyền thông của VNCS có sẵn một dự thảo văn kiện gọi là thông tư hướng dẫn Nghị định số 97 về hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Thông tư này sẽ do Ô, Bộ Trưởng ký để gọi là cụ thể hóa NĐ 97, nhưng thực tế là siết chặt cứng Internet.
Ở xứ CS, chánh phủ gần như toàn quyền cấm đoán, tước đoạt những quyền lợi bất khả tương nhượng của người dân, những quyền lợi mà hiến pháp CS ấn định như quyền tự do phát biểu, tự do tư tưởng, không cần luật của Quốc Hội, chỉ cần một nghị định của Thủ Tướng hay Bộ Trưởng hay thông tư hướng dẫn có tính hành chánh là hạn chế, là cấm chỉ được rồi!
Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền, nhiều dân biểu am hiều tình hình CS Hà nội đã cố gắng hết mình đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở VN, tự do Internet. Nhưng kết quả không có gì nhiều. Ủy ban bảo vệ ký giả tức CPJ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak bày tỏ sự quan ngại trước hành động đàn áp báo chí và hạn chế quyền tự do ngôn luận, thời gian gần đây. Giám đốc bộ phận châu Á của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ, ông Bob Dietz vẫn lên án CSVN là "một trong những nước vi phạm quyền tự do thông tin internet trầm trọng nhất trên thế giới". Tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch từ New York, lên tiếng kêu gọi CS Hà nội hủy bỏ hết các tội danh quy chụp cho ba nhà báo mạng điện tử. Tất cả, CS Hà nội không đếm xỉa tới.
Còn báo chí trong nước, lương tâm một số nhà báo đã trổi dậy nhưng CS Hà nội diệt không nương tay. Ở VN có 702 cơ quan báo chí, 813 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử, và hơn 15.000 nhà báo; tất cả là của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Tất cả đều thuộc một ông chủ, một chủ nhiệm, một chủ bút -- là Đảng CS và người cọp rằng là Nhà Nước. Không có một tờ báo của tư nhân. Tất cả nhà báo từ chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập, phóng viên, ký giả, bình luận, quản trị đều là cán bộ đảng viên, công nhân viên, của Đảng Nhà Nước tuyển dụng, trả lương, thưởng phạt như công chức. Bất cứ nhà báo nào lương tâm một nhà báo đã trổi dậy nhưng CS Hà nội diệt không nương tay. Internet là nơi duy nhứt còn lại mà người dân còn có thể tự do phát biểu công khai. "Báo đài" có cả 700 tờ Đảng nắm tất cả.
Dù dân Internet VN chưa nhờ Internet làm một cú như ở TC. Cô Đặng Ngọc Kiều, 21 tuổi, được tha bổng vào ngày 16-6 trong vụ án Cô đã đâm chết một đảng viên TC có chức, có quyền an ninh cách đây 10 tháng. Nếu không có giới bloggers đã vận động, huy động được hàng triệu người có Internet ở TC, đưa bằng cớ ngược lại những điều nhà cầm quyền cáo buộc để bắt giam Cô, thì kể như Cô không bị tử hình thì cũng tù mọt gông. Qua Internet, hàng triệu người chứng minh cho Cô bị đảng viên CS và bè lũ của y ép buộc, mưu toan hãm hiếp Cô dù Cô cự tuyệt cho biết Cô không có bán dâm. Cô phải dùng cây dao làm bếp để tự vệ, để chống lại đảng viên muốn phá hoại đời Cô. Nhờ thế Cô trở thành tấm gương của cô gái Trung Hoa lương thiện, lấy tiết hạnh làm đầu, đem sức lao động ra để mưu cầu sự sống. Cô trở thành một liệt nữ trừ gian diệt bạo với cây dao làm bếp, giết tên cán bộ háo sắc, ác ôn, tham ô, lộng quyền của nhà cầm quyền CS độc tài toàn trị coi dân như cỏ rác.
Dù dân Internet VN chưa nhờ Internet như ở Iran huy động một cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người, kéo dài cả tuần lễ chống bầu cử gian lận. Theo nhận xét của báo chí Tây Phương một phần lớn là do trang blog Twitter. Trang blog này trở thành một loa phóng thanh kêu gọi, vận động, phối họp của cuộc biểu tình tràn ngập đường phố Teheran, thủ đô của Iran. Iran là một nước có 72 triệu dân nhưng có gần 21 triệu người sử dụng Internet.
Nhưng CS Hà nội quá sợ Internet, nên siết chặt thêm nữa. CS Hà nội nghĩ siết Internet chặt thêm nữa là hết đường, hết chỗ nói cho người dân VN. Rõ ràng như đã thấy CS Hà nội đã liên tiếp đưa ra các quy định, luật lệ để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa mạng Internet. Facebook cũng sẽ không thoát khỏi bàn tay của CS Hà nội đâu. Nhưng CS muốn là một chuyện, còn sáng kiến của con người, tiến bộ khoa học kỹ thuật giải thoát con người ra khỏi sự kềm kẹp của nhà cầm quyền là một chuyện khác. Nhứt là trong thời đại Tin Học.
No comments:
Post a Comment