Sunday, December 6, 2009

ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC và ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

Điện ảnh Trung Quốc và điện ảnh Việt Nam
talawas blog
06/12/2009 9:30 chiều
http://www.talawas.org/?p=14720

Tuần Việt Nam Net đưa tin về
cuộc chiến Hoa Mộc Lan giữa Trung Quốc và Mỹ:
“… chính nhờ bộ phim hoạt hình của Disney, nhân vật Hoa Mộc Lan đã trở thành một trong những biểu tượng rõ rệt nhất của văn hoá Trung Hoa trên thế giới. Các bé gái Trung Quốc được nhận làm con nuôi đều được bố mẹ nuôi người Mỹ đặt tên là Hoa Mộc Lan.
… Mặc dù với các khán giả ở Trung Quốc, “Hoa Mộc Lan” của Disney quá đậm chất Mỹ và doanh thu phòng vé thu về thật tệ nhưng với thế giới, nó vẫn lập kỷ lục với 300 triệu đôla Mỹ. Điều này đã không làm một số người Trung Quốc hài lòng, trong đó có Guo Shu – chủ tịch điều hành Tập đoàn truyền thông quốc tế Starlight, một công ty giải trí đóng ở Bắc Kinh. Bà phát biểu trên tờ nhật báo Nhân Dân: ‘Chúng tôi tự thấy chúng tôi là một công ty truyền thông mang trọng trách quốc gia. Ngày nay người nước ngoài có thể sản xuất một bộ phim nổi tiếng về câu chuyện nàng Hoa Mộc Lan, tại sao chúng ta, những người Trung Quốc không thể giới thiệu một Hoa Mộc Lan của chính chúng ta với thế giới?’”


Kết quả là vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm nay, bộ phim Hoa Mộc Lan made in China đã được công chiếu tại Đại lục, Singapore, Malaysia và Hồng Kông.
“Trong khi bộ phim của Disney dệt nên một câu chuyện hài mang màu sắc Disney về một cô gái trẻ phá vỡ những quy định truyền thống để theo đuổi số phận của chính mình thì bộ phim mới “Hoa Mộc Lan” do người thật đóng lại tập trung vào lòng yêu nước, sự hiếu thảo, tính lãng mạn và những khó khăn của cuộc chiến tranh. Công thức này là một phần của Trung Quốc đại lục đang chuyển mình chứng kiến các nhà làm phim kết hợp một câu chuyện mang màu sắc giải trí với nội dung yêu nước.”

Trong khi “
Trung Quốc sốt sắng làm thành viên của cộng đồng toàn cầu. Ngày nay họ quan tâm nhiều đến quyền lực mềm. Điện ảnh là một tấm gương phản chiếu tham vọng đó” thì…
Điện ảnh Việt Nam vẫn loay hoay tìm chỗ đứng.”
“Đã có rất nhiều cuộc hội thảo về ĐAVN và không cuộc nào không nhắc tới “đổi mới & hội nhập” như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng để ĐAVN có một vị trí trong nền điện ảnh khu vực và thế giới. Nhưng, điều mà ai cũng thấy, sau cuộc hội thảo, thì hình như mọi thứ vẫn không có gì thay đổi, cho dù sắp hết thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21.
Về vật chất, không phải thiếu tiền đầu tư, vì số tiền để đầu tư cho ngành ĐAVN những năm qua không hề nhỏ, nhưng cách mua sắm trang thiết bị không khoa học, không có kế hoạch chiến lược nên cho đến bây giờ vẫn là sự cũ kỹ, thiếu đồng bộ, nhiều thiết bị hiện đại tạm thời “để dành” trong kho.

Ngay cả một đạo diễn trẻ, đang làm hậu kỳ cho bộ phim truyện nhựa dài đầu tay khi trả lời phỏng vấn báo chí cũng nói muốn hướng phim của mình cho đối tượng nước ngoài vì phim của anh khó có khán giả Việt? Nhưng phim làm gọi là để dành cho công chúng Việt thì khó và không thể ra rạp bởi thiếu sự hấp dẫn với khán giả vì rất nhiều nhược điểm vừa yếu, vừa thiếu… của tiêu chuẩn một phim điện ảnh thật sự như các phim nước ngoài khác.”
[1]
------------------------------------

[1] Vậy nên có lời hát,
Phim nước Nga thì toàn tranh với đấu
Phim nước Mỹ thì toàn áo với quần
Phim nước Anh thì toàn gươm với súng
Phim Nhật phim Tàu, đấm đá tùm lum
Còn phim nước ta, như ông già leo núi
Được báo Nhân dân khen quan điểm lập trường
Rồi bỏ vô rương, đem đi gửi… chùa Hương!

Nhại lời bài “Tình đất đỏ miền Đông” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Không rõ “nhại/tác giả” là ai.




No comments: