Sunday, December 6, 2009

GIÁO DỤC ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo dục đóng vai trò quyết định phát triển kinh tế
Thanh Binh
Chủ Nhật, 06/12/2009
http://danluan.org/node/3537
Có rất nhiều diễn đàn hoặc các cuộc thảo luận rằng người Việt thật sự có thông minh không, vì sao nền kinh tế Việt Nam mãi vẫn không thoát khỏi nghèo đói. Xin thưa người việt rất thông minh, cứ nhìn vào những tấm huy chương trong các cuộc thi Toán, Tin, Hoá… Nếu chịu khó theo dõi thời sự trên tivi một năm ta xuất hiên không biết bao nhiêu thần đồng. Nhưng vì sao người Việt rất ít (Nếu không muốn nói là không có) những nhà kinh tế, khoa học… Mà được thế giới công nhận, theo các bác, các anh, chị nguyên nhân do đâu.
Trên thế giới nếu đất nước nào có nền kinh tế phát triển thì giáo dục phải đi tiên phong, mở đường để hướng các ngành khác theo, ngược lại các ngành kinh tế mũi nhọn cũng đóng góp rất nhiều cho giáo dục bằng tiền bạc, trang thiết bị, đóng góp những ý kiến xây dựng và phát triển giáo dục. Các phương pháp giáo dục hiệu quả nhất trên thế giới thời hiện đại thì cách giáo dục của người Do Thái, người Nhật, người Mỹ, người Đức… là hiệu quả nhất.

Phương pháp giáo dục của người Do Thái

Trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học và nghệ thuật, thế giới đã xuất hiện hàng loạt thiên tài và vĩ nhân kiệt xuất, trong đó người Do Thái hoặc có gốc Do Thái chiếm số lượng rất lớn như: nhà vật lý Albert Einstein nhà soạn nhạc Lugwig Van Beethoven, nhà sinh học Charles Robert Darwin, vua hài Charlie Chaplin… Vì vậy người do thái có nhiều cống hiến cho nhân loại. Các nhà chuyên môn về giáo dục trên thế giới đều thừa nhận rằng, việc người do thái có những thành công lớn lao đến vậy có quan hệ rất lớn đến nề nếp giáo dục từ gia đình họ.

Rèn luyện tính độc lập ngay từ nhỏ
Một em bé lên ba tuổi, cha của em mỉm cười đặt em đứng lên một gò cát rồi ông giơ hai tay ra gọi em nhảy xuống. Đứa bé vốn nhiều lần quen đùa nghịch cùng cha mình nên không ngần ngại gì tự nhảy xuống. vài lần như vậy, thì lình có lần người cho rút tay lại không đón khiến bé ngã nhào trên cát, bé khóc gọi mẹ cầu cứu, nhưng người mẹ không có phản ứng gì tỏ ra giúp đỡ mà chỉ ngồi thản nhiên theo dõi, người cha thì thản nhiên nhìn cậu con trai đang tự bò dậy. Nếu người con trai có chơi đùa té ngã thì những người mẹ đó cũng vẫn thản nhiên như không để cho con họ tự đứng lên.
Họ nói rằng, nếu ta làm việc đó nhiều lần với ý nghĩ tương tự thì sau đó đứa trẻ sẽ không dễ dàng tin vào người khác và nó càng không hề nẩy sinh tâm lý ỉ lại. Điều này sẽ tạo ra một ý niệm quán triệt trong tâm hồn đứa trẻ, đó là: Trên đời này chỉ có thể tin vào chính mình chứ không thể dựa dẫm vào người khác. Do được chú trọng rèn luyện từ nhỏ nên hầu hết thanh niên Do Thái sau 18 tuổi đều biết cách sống tự lập. Đương nhiên nếu họ muốn học tập tiếp thì sau 18 tuổi, nhà nước vẫn tài trợ miễn phí cho việc học tập của họ.

Đọc sách - Niềm đam mê ngọt ngào
Truyền thống lâu đời trong các gia đình người Do Thái đó là tủ sách luôn luôn được đặt trên đầu giường để biểu thị sự tôn trọng kho tàng kiến thức của nhân loại. Người Do Thái không bao giờ đốt sách, đồng nghĩa với việc họ coi hành vi hủy hoại sách vở như một tội lỗi. Người Do Thái rất coi trọng các học giả. Những vị giáo sư hay học giả luôn có địa vị cao trong xã hội. Do vậy các bậc cha mẹ luôn coi sự cầu tiến trong học tập của con mình là tài sản vô giá. Việc gia đình nào không có người đỗ đạt thì chẳng có gì đáng nói.
Theo điều tra của tổ chức UNESCO, người Do Thái Ixraen ở độ tuổi 14 trở lên bình quân mỗi tháng đọc một cuốc sách và cứ 5 người lại có một trang báo ở thành phố Jerusalem. Đất nước Ixraen có 5 triệu người thì có 4.500 người lại có một thư viện với số lượng sách lên tới hàng vạn cuấn. Số sách tư nhân và nhà xuất bản của họ nhiều vào loại bậc nhất thế giới.

Luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi suốt đời
Người Do Thái không chỉ xem trọng tri thức mà còn đánh giá rất cao các tài năng. Họ cho rằng, những người chỉ hiểu biết qua sách vở nhưng lại thiếu những kiến thức áp dụng vào thực tế cũng chỉ như những con lừa thồ hàng tạ sách vở trên lựng. Họ tôn sùng sự đổi mới và coi việc học tập nếu không được đổi mới sẽ giống như một khuôn mẫu rỗng, việc tự đặt câu hỏi mới chính là chìa khóa vàng mở ra cánh cửa lớn của trí tuệ. Trong học tập họ lấy tư duy làm nền tảng, dám đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm ra lý do để giải thích và cũng tự bản thân tích luỹ lấy tri thức. Các bậc cha mẹ cũng luôn luôn khuyên khích con cái biết hoài nghi bản thân mà không dạy theo một mô hình giáo dục có sẵn, nhất thiết không dựa vào bất cứ một cái gì có sẵn mà phải tìm tới chân lý.
Ham thích tư duy mở rộng, đặt ra nhiều vấn đề từ các góc độ khác nhau, biết tư duy trừu tượng cộng với lối tư duy logic, đó là chìa khoá tạo nên mô hình giáo dục thành công từ gia đình người Do Thái. Thực sự, mỗi người Do Thái đều coi trọng hiểu biết và tìm tòi phương thức vận dụng tri thức một cách độc đáo, điều đó đã trở thành ưu điểm truyền qua nhiều thế hệ của gia đình người Do Thái.
Tôi hiểu có nhiều người nói rằng, không ai thành công một mình cả, anh giúp tôi tôi giúp anh, chúng ta phải tin tưởng lẫn nhau, nhưng tính tự lập, trưởng thành, không ỉ lại còn quan trọng hơn. Người cha chơi đùa với đứa trẻ, điều đó đang mất dần trong xã hội Việt Nam, họ quá bận rộn, một ngày không thể bỏ ra 30 phút chơi đùa, và hỏi thăm con cái, làm cho đứa trẻ mất dần tình yêu thương và sự kính trọng. Người mẹ chỉ bảo cho con điều phải tránh, nhưng chỉ có người cha bảo cho con biết điều phải làm. Chúng ta luôn đặt ra câu hỏi đạo đức của học sinh, sinh viên càng ngày càng đi xuống. Đừng đổ lỗi cho xã hội đã làm hư các em, mà chính cách giáo dục trong gia đình, nhà trường góp phần không nhỏ. Người Do Thái ngược lại với người Việt Nam, các cuộc thi tuổi trẻ họ có rất ít giải thưởng, nhưng họ có rất nhiều các nhà kinh tế lỗi lạc, những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Trí tuệ luôn được coi trọng hơn tri thức, tri thức là có thể học được qua sách vở, qua kinh nghiêm của người khác đúc kết được, còn trí tuệ đã thuộc về chính bản thân con người đã thu được qua tri thức.

Nước Mỹ - Những con người tiên phong

Các bạn đã bao giờ xem một chương trình truyền hình của người Mỹ và nhận ra sự khác biệt với các chương trình của các nước khác, đó là những người đoạt giả nhất trong các ngành kinh tế, khoa học, thể thao, nghệ thuật… Luôn được mời và phỏng vấn với thái độ trân trọng nhất, luôn được ca ngợi, được trào đón ở khắp nơi. Họ được các công ty mời làm quảng các cho các chương trình của họ, họ dễ dàng kiếm được cả triệu dola, tiền tài, danh vọng, nổi tiếng và giầu có. Còn những người về nhì, ba gần như không tồn tại. có câu nói bất thành văn tồn tại trong xã hội, hoặc là anh về nhất và anh có tất cả hoặc là anh không là gì cả. Vì vậy ta thấy lịch sử nước Mỹ có rất nhiều con người đi đầu, những con người tiên phong trong nhiều lĩnh vực, họ góp phần quyết định để biến nước mỹ thành cường quốc số 1 trên thế giới.
Nhiều khi ta thấy người Mỹ rất thực dụng, không mầu mè, miễn sao có hiệu quả trong công việc nhiều khi thấy họ giản đơn hết mức có thể, miễn sao đạt được mục tiêu mình đề ra. Người Mỹ có cái tôi rất lớn nhưng khi cần họ sẽ bỏ qua để hy sinh vì tập thể, để hoàn thành công việc. Khi làm việc sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp, hoàn thành tốt công việc của mình nếu cấp trên hoặc nhóm giao cho. Tôn trọng cấp trên, tôn trọng quyết định của nhóm, họ cố gắng làm việc độc lập, tự giải quyết công việc trong giới hạn cho phép. Họ cũng luôn tự chủ và đề cao kỷ luật,
Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng nước Mỹ giầu có là nhờ chiến tranh, nếu ai đã tìm hiểu qua kinh tế Mỹ sẽ suy nghĩ lại. Đầu thế kỷ XX nước Mỹ sản sinh ra rất nhiều nhà kinh doanh đại tài như vua dầu lửa John D. Rockefeller được mệnh danh là người giầu nhất trong những người giầu (Ông đứng đầu bảng là người giầu nhất trong lịch sử nhân loại), vua thép Andrew Carnegie đã tạo ra đế chế sản xuất thép lớn nhất thế giới thời đó (Ông được mệnh danh là tỷ phú tạo ra nhiều triệu phú nhất trong lịch sử), Hanry Ford người đã thay đổi, là người tiên phong trong sản xuất ôtô, ông tạo ra đế chế sản xuất ôtô đứng đầu thế giới trong thế kỷ XX…
Ngày nay không phải ngẫu nhiên các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật… luôn chọn bắc Mỹ để tung ra các sản phẩm mới, tiên phong trong các ngành này, những sản phẩm tiên tiến nhất. Có lẽ chúng ta phải gọi họ là đất nước của những con người tiên phong, tìm đường và dẫn dắt nhân loại, họ là những người không ngại gian khổ để cải cách, nhiều khi phải đánh đổi cả mô hôi, nước mắt thậm trí cả máu nữa, để tạo ra những sản phẩm, đem lại sự văn minh cho nhân loại, Thời đại chúng ta có Bill Gates, Steve Jobs…

Nhật Bản - Những người thợ trình độ cao


Người Nhật nổi tiếng thế giới những sản phẩm bền, đẹp, giá cả phải chăng, đặc biệt là hiệu quả trong sử dụng. Sau chiến trang thế giớ thứ II, nước nhật bị tàn phá nặng nề về cơ sở hạ tầng, vật chất và con người, họ đã phải cái tiến toàn diện từ tổ chức hiệu quả công việc, giáo dục và đào tạo. Đổi mới là một công chuyện làm liên tục và cần phải biết đổi mới theo chiều hướng nào, thực dụng ra sao cho có hiệu quả. Trong thực tế công việc này đòi hỏi sự năng động, ý thức sáng tạo và tận tâm tiến hành chứ không phải là những lời cổ vũ xuông, luôn luôn đổi mới sản phẩm thương mại, luôn luôn buôn bán náo nhiệt khắp năm châu.
Một chủ trương thích ứng hoàn cảnh: Người Nhật đã ra nước ngoài để học hỏi, họ đã sáng ý biến chế lại thành những nguyên tắc áp dụng thích ứng hữu hiệu với hoàn cảnh cần vươn cao của mình. Trước nhất là sáng kiến được tận dụng tối đa, mở đầu giải quyết được hết những khó khăn về nhân vật lực.
+ Nền giáo dục cấp trung và đại học đã được biến cải thành một sách lược đào tạo thực dụng mà ở đó người ta biến nhứng HS – SV thành những người thợ có học và chuyên viên lỗi lạc. Sau khi tốt nghiệp những người thợ có học và chuyên viên này được tái huấn luyện, được trui rèn trong gai lửa nghiệp vụ để trở thành những kỹ thuật viên có kinh nghiệm và trách nhiệm cao.
+ Khoa giao tế nhân sự cũng được tận dụng với khoa tổ chức coi như là song song.
+ Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực (sau chiến tranh thế giới II), nền kinh tế Nhật khai sáng ra nhiều robot. Đây là một tổ chức hữu hiệu nhằm giúp cho công việc sản xuất đảm bảo được hiệu quả, nhanh gọn và có nhiều lợi ích.
+ Cải tiến phương pháp tổ chức cơ sở và quản lý xã hôi thích ứng với hoàn cảnh Nhật Bản, họ chống lại dư thừa và hạn chế tối đa hư hao, trong đó có những lãng phí về người, vật chất và thời gian, bao gồm cả việc lập kho chữa hàng và mượn người canh giữ kho. Hạn chế tối đa những khuyết tật của sản phẩm. Người thợ (Người công nhân) có trách nhiệm sữa chữa máy móc mỗi khi có trục trặc.
+ Để giải quyết và ngăn chặn những thành phẩm khuyết tật, người Nhật giao trách nhiệm cho mỗi người thọ trong phần vụ của mình chứ không giao cho một ban kiểm soát chất lượng sản phẩm mà gọi tắt là KCS. Kiểm soát sau khi sản phẩm hoàn tất như vậy là dư thừa lãng phí, quá muộn…
+ Một tổ chức được gọi là ban hay phòng tham mưu, có uy tín trách nhiệm và đắc lực được thành lập cạnh ban lao động xã hôi, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề khó khăn cho nhân viên, thợ thuyền khi làm việc. Ban tham mưu đã thực sự nâng cao đời sống vật chất và tinh thần mà cũng có trách nhiệm hướng dẫn công việc sản xuất, tráng dư thừa, lãng phí, tăng thêm hiệu năng công việc… (Vì vậy người Nhật từ khi bắt đầu đến khi nghỉ hưu họ chỉ muốn làm việc cho một công ty, coi công ty như gia đình mình)
+ Phương pháp giảm giá thành: Người Nhật có nguyên tắc có tác dụng rất lớn là làm cho giá thành càng ngày càng thấp. Họ có câu trâm ngôn cho mọi hoạt động đó là “hãy tránh xa Muri, Muda và Mura” (Nguyên tác 3M). Muri – dư thừa, Muda - tổn thất, Mura – không đồng đều. Sản xuất chỉ làm ra theo đúng yêu cầu của hợp đồng khách hàng, không dư thừa mà cũng không thiếu, không khuyết tật. Trong sản xuất phải nâng cao chất lượng và giảm thiểu phế thải, nhanh chóng khắc phục những sai sót vướng mắc. Tính toán thành phẩm, các chi phí lắp đặt, thiết bị sản xuất và chi phí thực hiện phải cố gắng không ngừng. Nguyên tăc không đồng đều là không cần dự trữ hậu vị theo phương pháp phương tây. Phát hiện nguyên tắc không đồng đều của sản phẩm và loại trừ ngay nguyên nhân phát sinh.
+ Đúng thời hạn: Mội sách lược quan trọng trong công việc tổ chức, cung cấp nguyên liệu, giao hàng hay giao dịch đều đúng luật đúng thời hạn.
Từ đó ta hiểu vì sao hàng hoá của Nhật Bản tốt như thế nào, hiệu quả sử dụng rất cao, giá cả vừa phải, bền đẹp. Ta hay nghe nói vì sao công nhân Nhật, Hàn làm việc hiệu quả hơn công nhân Việt Nam gấp hai ba lần. Khi tốt nghiệp THPT họ đã là những người thợ có tay nghề, có kiến thức, có thể tự nuôi sống bản thân, nếu vào ĐH và học cao hơn thì những kiến thức đó càng được củng cố. Vì họ là những người trực tiếp sử dụng các công cụ đó lên việc phát hiện hư hỏng dễ dàng hơn, tham gia cải tiến sản phẩm hữu hiệu, tăng năng suất lao động. Người Nhật Bản nổi tiếng về tiết kiệm, hiệu quả sử dụng nhân vật lực, chính xác trong từng sản phẩm, rất đúng hẹn, đúng thời gian.




No comments: