Saturday, December 19, 2009

CÁC ĐẬP NƯỚC CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐE DOẠ VÙNG MEKONG

Các đập nước cùng với sự phát triển kinh tế đe doạ vùng Mekong
Đăng bởi anhbasam on 19/12/2009
http://anhbasam.com/2009/12/19/400-cac-d%e1%ba%adp-n%c6%b0%e1%bb%9bc-cung-v%e1%bb%9bi-s%e1%bb%b1-phat-tri%e1%bb%83n-kinh-t%e1%ba%bf-de-do%e1%ba%a1-vung-mekong/

The New York Times
Các đập nước cùng với sự phát triển kinh tế đe doạ vùng Mekong
By
THOMAS FULLER
Ngày 17-12-2009

SOP RUAK, Thailand- Giỏ đầy cá, dân làng tắm dọc hai bờ sông, chợ của người nông dân bày bán những của ngon vật lạ từ rừng núi – đó là những kỷ niệm thời thơ ấu của Pornlert Prompanya về cái thời hoang dã và nguyên sơ ở vùng sông Mekong.
Ông Pornlert – bây giờ đã 32 tuổi và chủ sở hữu một công ty chuyên tổ chức dạo chơi bằng thuyền máy tốc độ cao cho khách du lịch trong làng ở miền bắc Thái Lan, nơi giao nhau giữa Lào và Myanmar – ngày nay nằm vắt ngang qua sông Mekong với một hình ảnh hiện đại hơn: Một sòng bạc mới được xây với mái vòm bằng vàng, nơi những con bạc giàu có lái xe dọc theo bờ sông ở Bentley với chiếc limousine hiệu Cadillac được nối dài.
Khu vực sông Mekong từ lâu đã được tổ chức những trò bí ẩn cho người ngoài, cho dù họ là những lính Mỹ ở Đồng bằng sông [Cửu Long] suốt thời kỳ Chiến tranh Việt Nam hay các nhà thám hiểm xấu số người Pháp hồi thế kỷ 19, tìm kiếm các nguồn tài nguyên trên sông ở Tây Tạng. Các du khách đến sớm nhất nhận ra rằng con sông khó có thể chế ngự cùng với sự nguy hiểm, thác nước chảy và độ dốc của nó chắc chắn rằng con sông này không thể nào trở thành Sông Rhine (1) hay Mississippi (2) của Đông Nam Á.
Nhưng ngày nay, con sông trải dài 3.032 dặm, chảy qua nhiều vùng ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông, nhanh chóng được chuyển sang phát triển kinh tế, khu vực đang khát về điện cùng với ước muốn sử dụng con sông như là con đường lưu thông hàng hóa. Sông Mekong đã bị ô nhiễm và làm đen nhiều con sông ở châu Á, nhưng nó không phải là chỗ nước tù đọng lại trong nhiều thế kỷ qua.
Trung Quốc đã xây dựng ba đập thủy điện trên sông MeKong (còn gọi là Lancang ở Trung Quốc) riêng đập Tiểu Loan đã xây được từ ¼ cho tới một nửa, thuộc tỉnh Vân Nam, con đập mà khi hoàn thành sẽ trở thành con đập cao nhất thế giới, theo như Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết.
Lào cũng đang quy hoạch rất nhiều đập nước trên sông Mekong và các nhánh của sông Mekong – 7 trong số 70 đập đã được hoàn thành – như các quan chức chính phủ đã nói tham vọng của họ là muốn biến đất nước này thành “pin (năng lượng) ở châu Á”. Campuchia đang có kế hoạch xây hai đập. Cùng lúc, các giấc mơ không thành của thực dân Pháp muốn sử dụng con sông như là một cửa ngõ phía Nam để vào Trung Quốc đang phần nào thể hiện rõ: sau khi các kỹ sư Trung Quốc phá hủy một loạt thác ghềnh và đá hồi đầu thập niên này, mua bán trên sông giữa Thailand và Trung Quốc gia tăng, gần 50%.
Việc vận chuyển hàng hóa đi qua các khu vực dân cư ngày càng gia tăng, các thành phố ở Lào trước kia ngủ quên, giờ đây đầy ắp khách du lịch bất chấp sự suy thoái kinh tế cùng với việc xây dựng đang diễn ra. Nhiều phần của sông Mekong đã từng là giấc mơ của một nhà thiên văn học; bây giờ vào ban đêm trên sông này đang ngày càng có nhiều ánh đèn điện chiếu sáng.
Các nhà hoạt động môi trường lo lắng về việc vội vã chạy theo cơn sốt phát triển trên sông Mekong, đặc biệt là các đập nước, không những thay đổi bức tranh toàn cảnh của con sông này mà còn có thể phá hủy cả kế sinh nhai của những người phụ thuộc vào nó [để kiếm sống] trong nhiều thế kỷ. Một trong những con sông có nguồn tài nguyên dồi dào đang bị đe doạ, hàng loạt báo cáo đã cảnh báo bởi Liên Hiệp Quốc, bởi các nhóm hoạt động môi trường và các học giả.
Những khía cạnh gây tranh cãi nhiều nhất về các đập nước chính là tác động của những con đập này đối với việc di cư của các loài cá và cả việc trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, nơi sản xuất phân nửa số lương thực trên cả nước. Đồng bằng phụ thuộc vào đất đai giàu phù sa, đã bị các đập nước của Trung Quốc phần nào chặn lại. Các chuyên gia nói rằng các đập nước mới sẽ ngăn chặn các chất trầm tích và nhiều loại cá cần có khoảng cách để đẻ trứng, làm hư hỏng những gì mà Ủy ban Sông Mekong, một cơ quan tư vấn do chính phủ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam thành lập năm 1995, đã ước lượng là ngành công nghiệp đánh bắt cá thu nhập khoảng $2 tỉ đô la.
Trong số hàng trăm loài cá sống dưới sông, 87 phần trăm là di cư, theo như một nghiên cứu hồi năm 2006.
“Cá sẽ không còn chỗ nào để đi”, ông Kaew Suanpad nói. Ông là một nông ngư dân 78 tuổi sống ở làng Nagrasang, Lào, ngôi làng ở bên trên thác lớn Khone của con sông.
“Những con đập là một vấn đề rất lớn cho 60 triệu người ở lưu vực sông Mekong,” ông Milton Osborne nói, khi đến thăm người bạn ở Viện Chính sách Quốc tế Lowy tại Sydney, Úc, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách về sông Mekong. “Con người phụ thuộc rất nhiều vào sự hào phóng của sông Mekong.”
Một số nhà phân tích thấy cội nguồn của sự xung đột quốc tế trong việc vội vàng xây đập trên sông. Các nhóm hoạt động cộng đồng ở Thái Lan nói rằng họ rất bực tức khi thấy Trung Quốc chẳng quan tâm tới những con đập kia ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân ở hạ nguồn.
Trong tháng Tám, tỉnh An Giang, Việt Nam đã bắt đầu một chiến dịch “Hãy cứu lấy sông Mekong”, chiến dịch này phản đối việc xây dựng các đập nước ở hạ lưu con sông, theo Carl Middleton, người đứng đầu chương trình Mekong thuộc tổ chức Những con Sông Quốc tế, một tổ chức vận động chống lại các đập nước trên sông Mekong.
Cả Trung Quốc lẫn quốc gia độc tài quân sự Myanmar, hai nước có sông chảy qua ở cực bắc, không là thành viên của Ủy ban sông MeKong, nên họ không cần phải có nghĩa vụ tham khảo ý kiến của các quốc gia khác về các vấn đề như xây dựng đập và chia sẻ nguồn nước. Chưa kể đến việc hiện nay các đập nước không phải là các mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nước nào dọc con sông. “Hầu hết những tiếng nói vốn đang không còn có ảnh hưởng lớn nữa đối với các con đập này thì nay rất ít khi được lắng nghe bên ngoài các bàn tròn hội luận mang tính học thuật”, ông Osbourne nói.
Không có những cuộc biểu tình lớn, và đối với nhiều người dân sống trong khu vực, những con đập lại là biểu tượng của sự tiến bộ. Sự phát triển của sông MeKong cũng khẳng định một châu Á mới không còn có sự bảo thủ do cuộc xung đột tư tưởng.
Jeremy Bird, Giám đốc Điều hành Ủy ban Sông Mekong nói rằng, các đập nước có nhiều khả năng làm cho các dòng chảy của các con sông bớt độ dốc, làm giảm nhẹ ngập lụt và thậm chí làm cho tàu bè trên sông đi lại dễ dàng. “Bạn có thể sử dụng những con thuyền lớn như bạn sử dụng trên sông Rhine” ông Bird cho biết. Ông nói thêm: “Với các đập nước, luôn có những cái lợi và những cái hại.”
Đối với ông Pornlert, một cư dân đã trải qua thời thơ ấu ở ngôi làng Sop Ruak, bây giờ đã trở thành một thị xã với khu du lịch năm sao và nhà hàng phục vụ du khách, thì cảm giác mất mác có vẻ lớn hơn là được lợi.
Ông nói rằng sông nước có nhiều chuyện không thể dự đoán được, bắt được cá thì khó khăn hơn, và ông rất khó chịu khi bơi lội trên sông vì có “quá nhiều rác và ô nhiễm.”
“Mực nước sử dụng phụ thuộc vào mùa”, ông Pornlert nói. “Nhưng bây giờ nó phụ thuộc vào lượng nước mà Trung Quốc muốn và cần.”

Người dịch N.T.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009



No comments: