Friday, December 18, 2009

ẶM TINH NHUỆ của HẢI QUÂN TRUNG QUỐC ĐƯỢC THỔI PHÒNG QUÁ MỨC

Sự tinh nhuệ của hải quân Trung Quốc được thổi phồng quá mức
Đăng bởi anhbasam on 19/12/2009
http://anhbasam.com/2009/12/19/398-s%e1%bb%b1-tinh-nhu%e1%bb%87-c%e1%bb%a7a-h%e1%ba%a3i-quan-trung-qu%e1%bb%91c-d%c6%b0%e1%bb%a3c-th%e1%bb%95i-ph%e1%bb%93ng-qua-m%e1%bb%a9c/

ASIA TIMES
Sự tinh nhuệ của hải quân Trung Quốc được thổi phồng quá mức
Peter J Brown
Ngày 18-12-2009

Một bài báo gây hoang mang có tựa đề “Hoa Kỳ sẽ thất bại trong Cuộc chiến Hải quân năm 2015 như thế nào” miêu tả tình trạng bị phá hủy của một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, chiếc USS George Washington, trên Biển Đông Trung Hoa. Bản mô tả hư cấu này xuất hiện trong số ra gần đây của tờ Orbis, một tạp chí hàng đầu về quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ xuất bản mỗi quý, được Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại tại Philadelphia ấn hành, cho thấy Trung Quốc được mô tả như là một quốc gia thù nghịch sẵn sàng tấn công bất ngờ một cách dễ dàng như thế nào.
Tác giả bài báo là James Kraska, một cựu cố vấn cho giám đốc Ban lãnh đạo Hoa Kỳ về kế hoạch và chính sách chiến lược, hiện đang làm việc tại Trung tâm Chính sách Hải quân thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải ở Woods Hole.
Trong khi Kraska đưa ra nhiều luận cứ vững chắc, thế nhưng đó không phải là điều mà ông đang muốn nói về những vấn đề đó trong bài báo của mình, mà là cách ông ta nói về nó như thế nào.
Bằng việc xác nhận Trung Quốc đang suy tính những hành động chiến tranh, trong đó có một cuộc tấn công bất ngờ vào Hải quân Hoa Kỳ trong tương lai gần, Kraska kết thúc năm 2009 bằng một lưu ý gây tranh cãi.
Tác giả không phải đang bẻ gãy lý lẽ mới bằng việc nêu bật sự nguy hiểm ngày càng tăng của Hải quân Hoa Kỳ và nhấn mạnh rằng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ có thể rơi vào tình tình trạng mất cảnh giác trong một cuộc tấn công bất ngờ của Trung Quốc. Đây là những mối quan ngại được thừa nhận công khai và thường xuyên được bàn luận.

Bản tóm tắt đang trở nên nghiêm túc hơn.
Tóm tắt: Những năm tháng với những hành động sai lầm chiến lược về chính sách trên biển, chiến lược hải quân và cơ cấu lực lượng suy sụp làm cho Hoa Kỳ bị thất bại trên biển vào năm 2015. Sau nhiều thập kỷ gia tăng ngân sách lên hai con số, (Hải quân) Quân Giải phóng Nhân dân [Trung Quốc] đang sử dụng những hệ thống gây ấn tượng nhất trên thế giới, bao gồm một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung có thể bắn trúng một hàng không mẫu hạm đang di chuyển và một tàu ngầm động cơ điện diesel hoạt động rất êm, kín đáo hơn cả những tàu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ. Kết nối lực lượng hải quân mới không cân xứng này vào chiến lược biển và chính sách đại dương hư ảo, Trung Quốc đảm bảo rằng tất cả các nhân tố trong sức mạnh quốc gia đã đẩy mạnh mục tiêu thống trị Biển Đông Trung Hoa. Ngược lại, Hoa Kỳ chỉ có một lực lượng hải quân đang xuống dốc, quanh đi quẩn lại chỉ có được 10 chiếc hàng không mẫu hạm bị căng ra thưa thớt trên khắp địa cầu.
Với chiến lược trên biển tập trung vào những đối tác thấp kém hơn, và một chính sách đại dương quốc gia làm giảm giá trị của những lợi ích chiến lược về tự do đi lại trên biển, bối cảnh đã được sắp đặt cho sự thất bại trên biển. Bài báo này thuật lại chi tiết cách mà Trung Quốc đã phá hủy tuần dương hạm USS George Washington như thế nào trên Biển Đông Trung Hoa vào năm 2015. Hậu quả chính trị từ thảm họa đã chấm dứt 75 năm giữ địa vị thống trị của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương và thắt chặt địa vị thống trị của Trung Quốc ở châu Á.

Có lẽ viên cựu Đô đốc tổng chỉ huy hải quân QGPND [Trung Quốc], ông Liu Huaqing, người đã gắn nhãn “kỷ nguyên trên biển của Trung Quốc” trong thế kỷ 21, là kẻ phải chịu trách nhiệm trong việc mở ra những chuyện rắc rối và phức tạp như thế.
Bởi vì Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đã nói về tiềm năng cho sự hợp tác Hoa Kỳ-Trung Quốc về không gian vũ trụ, và bởi vì các bản báo cáo về những hoạt động được cho là tình báo kinh tế của Trung Quốc tại Hoa Kỳ đang nổi lên, công luận Mỹ được thấy tất cả mọi thông điệp mâu thuẫn về Trung Quốc và những ý định của nước này.
Trong trường hợp này, biên tập viên của tờ Orbis, Mackubin (Mac) Owens là một trợ lý trưởng và là giáo sư về các vấn đề an ninh quốc gia thuộc Trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho bạn đọc bài báo của Kraska trong mục “Editor’s Corner” [Góc của Biên tập viên] của mình bằng cách nói rằng ông Obama đã mở ra một chương mới nguy hiểm trong lịch sử Hoa Kỳ.
“Không như những người tiền nhiệm của mình ở cả hai đảng kể từ khi Đệ nhị Thế chiến, Tổng thống Obama đã lao vào một chiến lược rất to lớn dường như nhằm chuyển Hoa Kỳ vào vị thế như là ‘một trong số nhiều nước khác’. Tổng thống đã kiên quyết loại bỏ ý tưởng về chủ nghĩa phân lập Mỹ và về địa vị của Hoa Kỳ như là quốc gia tuyệt đối không thể thiếu,” Owens viết. “Đây là một sự chuyển hướng mạnh mẽ và một sự chuyển hướng nguy hiểm. Dĩ nhiên Tổng thống Obama, giống như những người tiền nhiệm, cũng mong muốn hòa bình và thịnh vượng, song ông sẽ phát hiện ra rằng trật tự thế giới tự do vốn đem tới hòa bình và thịnh vượng không thể tự nhiên mà có. Nó phải được bảo đảm bởi sức mạnh của Mỹ”.
Tuyên bố này có lẽ là mục tiêu trong ít tháng trước, còn giờ đây, ông Obama và các thành viên cao cấp trong nội các của mình có thể đang suy nghĩ lại và dần dần xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận của mình về chính sách đối ngoại.
“Phát hiện” mà Owens thảo luận có lẽ đã xảy ra. Không được xem như là người có những thành tích diều hâu (hiếu chiến) trong quá khứ, ông Obama đã thực hiện vài bước đi nho nhỏ theo hướng đó. Quyết định gửi thêm quân tới Afghanistan của ông được xem như là bằng chứng cho thấy rằng ông có xu hướng suy nghĩ lại về quan điểm của mình.
“Có lẽ chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất là Jimmy Carter, những người tiền nhiệm của Obama đã nhận ra rằng chìa khóa dẫn tới hòa bình và thịnh vượng là nên để cho Hoa Kỳ duy trì một địa vị sức mạnh vượt trội. Những mục tiêu giống nhau của chiến lược to lớn này đã cam kết cho một trật tự thế giới mới bằng việc đem tới an ninh, trong lúc ngăn ngừa sự xuất hiện một đối thủ mới như Liên bang Sô Viết trước đây”, ông Owens viết. “Địa vị đứng đầu của Mỹ dựa vào giả định rằng sức mạnh của Hoa Kỳ là chắc chắn không phải chỉ cho bản thân Hoa Kỳ mà còn cho phần còn lại của thế giới”.
Ông Kraska đã sử dụng kịch bản hư cấu của mình để đặt nghi vấn về tầm mức sức mạnh này của Hoa Kỳ trong đoạn tuyên bố sau đây về chiến lược và việc lập kế hoạch của Hải quân Hoa Kỳ.
“Khi Trung Quốc đã hành động, nó là cực điểm của một con bệnh và được tập trung vào kế hoạch quốc gia nhằm nối kết công nghệ và các nguồn lực khác về hải quân cho một chiến lược chính trị, pháp lý và ngoại giao tương ứng trên đại dương. Các kế hoạch của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã bị xáo trộn trong mấy thập kỷ. Đất nước này đang thực hiện một chiến lược ‘hợp tác’ hải quân được thiết kế cho hòa bình – ngăn ngừa chiến tranh, hơn là ngăn chặn xung đột cường quốc”, ông Kraska viết.
Sự xáo trộn trong nhiều thập niên? Hải quân Hoa Kỳ có thể không hoàn hảo nhưng nó vượt trội hơn so với hải quân của tất cả các nước khác trong những vấn đề thường nhật. Một quốc gia nên suy nghĩ hai lần trước khi làm bất cứ điều gì có thể dẫn đến việc Hải quân Hoa Kỳ biểu dương lực lượng một cách tương đối hoàn chỉnh và toàn diện [như đã cho thấy] trong vài năm qua. Hải quân Hoa Kỳ đang và sẽ giữ vững sự đáp trả một cách xuất sắc với sức chiến đấu ghê gớm trên biển cho dù các nhà phê bình đã cố nêu ra những kém cỏi và suy yếu của nó.
Mặc dù Trung Quốc có thói quen phô trương sức mạnh trong khu vực và [làm cho khu vực] không ngơi nghỉ, cách này mời gọi và mong muốn có sự leo thang ngay lập tức, dường như giỏi lắm chỉ là cường điệu hoá.
Kinh nghiệm của Trung Quốc với một cuộc chiến tranh tàn phá trên đất nước của mình – một quá khứ mà nó đã chia xẻ với Nga – giúp giải thích tại sao cả hai thường xuyên từ chối chấp nhận bất cứ điều gì có sự chống đối từ xa hoặc là gần với biên giới hay bờ biển của họ.
Giống như nhiều người khác đã bỏ nhiều thời gian vào hải quân và hàng hải, Kraska thất bại trong việc đưa ra bất kỳ thông tin quan trọng nào về vai trò và khả năng ghê gớm của Không quân và Quân đội Hoa Kỳ, mà [ông ta] chỉ nói tới các lực lượng chiến lược đóng trên bộ của Mỹ, nói chung. Đây là một lỗ hổng lớn trong bài viết của ông ta.
“Máy bay ném bom B-2 thay đổi vị trí ném bom tới đảo Guam,” là một nhận xét đơn độc của Kraska về một phản ứng giả định của Không quân Hoa Kỳ ở đây.
Bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc có tầm quan trọng như thế đòi hỏi những cuộc tấn công đồng bộ và chớp nhoáng của hai nước khác là Nhật và Cộng hoà Triều Tiên (Hàn Quốc). Danh sách [nước tham gia] thật sự lớn hơn bởi vì chắc chắn Ấn Độ, và có lẽ Úc và Việt Nam – và các nước đã tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm cả Singapore – buộc phải hành động. Cũng cần tính thêm Đài Loan ở đây.
Kraska đã viết rải rác trong bài viết của ông với một đoạn như sau: “Hải quân Hoa Kỳ đã sống dựa vào di sản của mình. Việc không ngừng tìm kiếm các quan hệ đối tác hải quân ” -’không có quốc gia nào có thể làm một mình “- là một sự thừa nhận ngầm rằng kế hoạch 600 tàu hải quân của Tổng thống Regan (1) là một cái vỏ bao bọc bên ngoài vinh quang trước đây. Quốc gia đang nằm trong sự ảo tưởng có [lực lượng] hải quân mạnh hơn, nhưng đó chỉ là ảo vọng.”
Ảo vọng? Nhãn hiệu này có nghĩa rất rộng. Hải quân Hoa Kỳ ngày nay chắc chắn chịu đựng sự quá tải vì đa nhiệm vụ, nhưng để nói rằng nó duy trì một “ảo tưởng về [lực lượng] hải quân chiếm ưu thế”là gợi ý rằng hải quân của nước nào đó khá hơn. Nếu Kraska thấy Trung Quốc làm được vai trò này trên toàn cầu, hay bất kỳ quốc gia nào khác làm được vấn đề này, ông ta không nêu lại tuyên bố này.

Hải quân Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại trong một cuộc tấn công bất ngờ? Tất nhiên, không có câu hỏi về vấn đề này.
Bởi vì tác giả là một cựu cố vấn Bộ Quốc phòng Mỹ, những ẩn ý và những điểm quan trọng trong bài viết của ông không thể hoàn toàn tách khỏi mối liên kết trước đây của ông. Orbis là một ấn phẩm được đánh giá cao.

Một trao đổi gần đây ở Việt Nam cần phải được đề cập. Nó minh họa cho cuộc nói chuyện về chiến tranh nhanh như thế nào – ngay cả khi thực hiện với rất ít hoặc không có luận chứng gì qua Internet – có thể gây kích động một khán giả cũng như các cuộc thảo luận giữa các quốc gia.
Những trích đoạn này lấy ra từ một cuộc phỏng vấn dài hồi tháng trước tại Hà Nội. Ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ của Trung Quốc tại Việt Nam, đã được ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo VietNamNet hỏi một loạt các câu hỏi.

Ông Tuấn: Người dân Việt Nam rất thân thiện với nhân dân Trung Quốc. Đảng, chính quyền và nhân dân luôn đặt các nỗ lực lớn vào việc duy trì tình hữu nghị với Trung Quốc.
[Một số] trang web Trung Quốc đăng bài viết có những tác động tiêu cực đến mối quan hệ song phương. Sina.com đăng tải kế hoạch tấn công Việt Nam trong vòng 31 ngày.
Lãnh đạo Trung Quốc có giải pháp gì để chấm dứt tình trạng này?
Đại sứ Tôn: Cả hai nước có những người đưa ra những thông tin không thích hợp, thiếu trách nhiệm về mối quan hệ giữa hai nước trên Web.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong vấn đề này rất rõ ràng. Mục tiêu của chúng tôi là để đối phó với vấn đề này. Chúng tôi đã và đang làm những công việc để hướng dẫn báo chí đưa tin phù hợp với quan hệ hai nước, những câu chuyện thúc đẩy quan hệ song phương của chúng ta.

Ông Tuấn: Thật là xấu hổ khi mà một trang web lớn như Sina.com thỉnh thoảng lại đưa những câu chuyện như thế. [Trước đó ông đặc biệt cáo buộc The Global Times, một trang tiếng Anh từ tờ Nhân dân Nhật báo, cũng đã đăng tải nội dung bôi nhọ Việt Nam.]
Đại sứ Tôn: Đây là những phát biểu có tính cách cá nhân, không phải đứng trên quan điểm của Chính phủ Trung Quốc. Việt Nam cũng có những blog đăng bài không phù hợp với quan hệ song phương giữa hai nước. May mắn thay, các quan điểm của (cả hai chính phủ là) để (thúc đẩy) thêm các mối quan hệ song phương.

Thêm nữa, Việt Nam trong tuần này đã tuyên bố mua tàu tuần tra, tàu khu trục, tàu ngầm và máy bay từ Nga, trong số những thứ khác. Đặc biệt, Việt Nam sẽ chi gần 6 tỷ đô la (2) để mua sáu tàu ngầm, loại Kilo 636, loại được thiết kế cho các hoạt động tàng hình trên biển.
Vấn đề ở đây là người Việt Nam đang được báo động bởi các tín hiệu rằng nhiều người Trung Quốc đang gửi ra và họ muốn rằng phải làm một cái gì đó.

Phản ứng về bài viết này sẽ mang lại điều gì thì chưa rõ. Tuy nhiên, có thể kể nó là một bài viết mạnh mẽ. Trung Quốc và Mỹ đã có một mối quan hệ không bằng phẳng và điều này đòi hỏi cần một sự chú ý liên tục để giảm thiểu nguy cơ xung đột. Một [sự xung đột] không cần phải nhận chìm tàu sân bay Mỹ tại vùng Biển Đông Trung Quốc cũng kêu gọi chú ý đến điều này.

Peter J Brown là một nhà báo tự do từ tiểu bang Maine.

Người dịch N.T.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

1- 600-ship Navy: là kế hoạch mà Tổng thống Ronald Reagan đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 1980. Kế hoạch này nhằm củng cố lại lưc lượng hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 80 sau chiến tranh Việt Nam, để đối trọng với Liên Xô cũ.
2- Theo tin báo chí trong nước là $1.8 tỷ đô la.



No comments: