Saturday, October 3, 2009

TRUNG QUỐC CỦA MAO 60 TUỔI


Project Syndicate
Trung Quốc của Mao 60 tuổi
Mao’s China at 60
Chris Patten*
September 2009
http://www.project-syndicate.org/commentary/patten21

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Đăng bởi
anhbasam on 02/10/2009
http://anhbasam.com/2009/10/02/315-trung-qu%e1%bb%91c-c%e1%bb%a7a-mao-60-tu%e1%bb%95i/#respond

Từ LONDON – Mọi quốc gia đều được hình thành bằng lịch sử của mình, thế nhưng cũng có những quốc gia lại bịa đặt và viết lại lịch sử của họ.
Câu chuyện về việc bằng cách nào mà chúng ta trở thành những con người như hiện nay cần phải xét đến ý thức của chúng ta về tính thống nhất trong bộ lạc và tài nghệ có được. Những thành tựu và ưu điểm của chúng ta được phóng đại lên; những tên tội đồ trong chúng ta đã lộ diện; những thất bại của chúng ta đã bị che đậy. Tất cả những điều này làm cho việc nghiên cứu lịch sử trở nên rối loạn mang tính tiềm tàng, song lại có giá trị to lớn. Các sử gia đáng tin cậy khuyến khích chúng ta hãy trung thực với chính mình. Họ triệt hạ những thói tự dối mình trong chúng ta.
Đây là một sự thật đặc biệt về những người anh hùng không hoàn thiện của chúng ta, khi ngày nay chúng ta hiểu rõ về cách đối xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Mao Trạch Đông. Tháng Mười này sáu mươi năm trước, Mao đã đứng trên diễn đàn tại Thiên An Môn, trước Cổng Hòa bình Vĩnh viễn ở Bắc Kinh, và đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân.
Thời khắc đó đã đánh dấu sự kết thúc những năm chiến tranh và gian khổ khủng khiếp; cuộc cách mạng đã giành được thắng lợi bằng máu, sự hy sinh, chủ nghĩa anh hùng, những sai lầm của kẻ thù, và sự trợ giúp lôi kéo của Stalin, với mục đích là một người bạn.
Những thập niên của chiến tranh kinh hoàng, những tên đế quốc tham lam, và những tên xâm lược Nhật đã qua rồi; Trung Quốc có thể đứng dậy – thế nhưng nhiều nỗi khốn khổ vẫn còn ở phía trước khi chính thể chuyên chế của Mao đàn áp đồng bào của mình.
Những phán xét về Mao khác biệt nhau khủng khiếp. Đối với những người Cộng sản kiên định lập trường thì ông ta là một vị anh hùng trên cả ba phương diện – lịch sử, ái quốc, và tầm cỡ thế giới. Đối với những nhà bất đồng chính kiến can đảm và có sức lôi cuốn quần chúng như Wei Jingsheng, thì Mao “gần như là tổng hòa của toàn bộ bản chất đất nước Trung Hoa nằm trong một quốc gia bạo lực, ăn ở hai lòng và nghèo khó.”
Nhận định chính thức của Đảng Cộng sản, chắc chắn là sản phẩm của những cuộc tranh cãi dữ dội về hệ tư tưởng, cho rằng ông ta là một nhà Mac-xít và cách mạng vĩ đại, từng có “những sai lầm lớn” trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa, với nhiều ảnh hưởng lớn do những đóng góp của ông đối với đất nước Trung Quốc. “Những công lao của ông,” đảng này biện luận, “là chủ yếu và những sai sót là thứ yếu.”
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không tha thứ cho bất cứ thái độ nghi ngờ nào đối với sự đánh giá này. Sự thiết lập uy quyền của Mao trên khắp đất nước Trung Hoa, lòng tự hào ái quốc được ông ta truyền vào trong một xứ sở từng bị chia cắt và làm nhục khủng khiếp bởi các thế lực trong và ngoài nước trong một thế kỷ rưỡi, và truyền thuyết lãng mạn về ông như là một nhà lãnh đạo cách mạng toàn cầu – tất cả góp phần vào tính hợp pháp chính trị và đạo lý cho những gì mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm kiếm. Điều mà họ không thể giành được thông qua các cuộc bầu cử dân chủ thì họ lại kiếm được thông qua lịch sử cách mạng và những thành tựu kinh tế của hôm nay.
Thế nhưng bộ mặt đen tối của Mao không thể xóa đi được hoàn toàn. Có quá nhiều người còn nhớ tới những gì đã xảy ra. Nó là bộ phận sâu kín trong những câu chuyện gia đình họ.
Có một cuộc Đại Nhảy vọt, dẫn tới trận đói ghê gớm và có thể đã có tới 38 triệu người chết. Tiếp đến là chứng loạn trí của cuộc Cách mạng Văn hóa, khi hàng triệu người đã chịu đau khổ khủng khiếp, nhiều người đã chết, và nhiều người hơn đã bị đối xử tàn tệ khi Mao mưu toan triệt hạ những người đã từng cứu đất nước Trung Hoa khỏi những trò điên rồ của ông ta trước đó. Cuốn tiểu sử nổi tiếng về Mao của Jung Chang, được xuất bản năm 2005, thuật lại những sự kiện kinh khủng đó dưới những chi tiết ảm đạm làm cho những kẻ tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản phải hoảng sợ – và một số nhà Hán học hàn lâm đã phê phán rằng những thành tích của Mao được công nhận quá ít trong đó.
Chắc chắn Mao là một nhân vật thú vị hơn nhiều kẻ bạo chúa – một nhà thơ, một trí thức, một sinh viên khoa lịch sử cũng như một kẻ tán gái hàng loạt, người mà theo như bác sĩ riêng của ông ta, ông Li Zhisui, thì thích xuống nước để bơi lội chứ không phải để tắm. Tôi không biết nhiều về chân dung quyến rũ “không che giấu thói xấu” của bất cứ nhà lãnh đạo chính trị nào hơn là cuốn sách của ông Li, cuốn The Private Life of Chairman Mao (Cuộc sống Riêng tư của Lãnh tụ Mao).
Tôi nhớ là đã được kể một câu chuyện về Trung Quốc, nó đem đến niềm tin về nhận định khoan dung của ban lãnh đạo Cộng sản đối với Mao. Mẹ của một nhà báo Trung Quốc (hiện đang sống ở nước ngoài) đã từng là một trong những người trở về quê hương bà sau năm 1949 cùng chồng và gia đình từ một cuộc sống tiện nghi tại một trường đại học của Mỹ. Họ đã coi việc trở về của mình như là bổn phận yêu nước.
Gia đình này đã phải hy sinh đủ thứ. Họ bị xỉ vả hết đợt này tới đợt khác trong những chiến dịch hung bạo của Mao chống lại “Những kẻ Hữu khuynh”, bắt đầu bằng việc loại bỏ những người hay phê bình sau Hoạt động Trăm hoa Đua nở năm 1956. Gia đình này đã phải sống trong cảnh cơ hàn. Người cha đã chết do bị ngược đãi trong cuộc Cách mạng Văn hóa.
Nhưng người mẹ này chưa bao giờ kêu ca. Bà đã tin là những hy sinh của gia đình bà là thích đáng cho tự do và phát triển của Trung Quốc. Đến cuối cuộc đời bà, thì tình hình đã thay đổi. Bà đã thấy bắt đầu những năm đầu 1990 sự đi lên về kinh tế của Trung Quốc – những năm đầu của thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục. Bà đã chứng kiến sự trở lại của thói hám danh lợi và tham nhũng mà bà tin là đã hủy hoại Quốc dân Đảng trong những năm 1930 và 1940. Tại sao, bà tự hỏi mình, gia đình bà đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ nếu như chỉ vì để chuẩn bị cho con đường dẫn đến tình trạng đó?
Tuy nhiên, thời kỳ kinh tế phục hưng của Trung Quốc – Những người bị ảnh hưởng đã bị quấy rầy bởi người phụ nữ yêu nước này – thời kỳ đã để lại những sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Kinh tế đã đổi chiều, bắt đầu kể từ khi dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, người vẫn còn sống sót trong chiến dịch thanh trừng của Mao và đã đi tiếp những bước đi của Mao để trở thành người sáng tạo trong việc đưa Trung Quốc thành một cường quốc trên thế giới. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đã thoát khỏi nghèo đói chính là nhờ vào những cải cách của Đặng thời đó và họ đã xem ông ta như là một anh hùng, vĩ đại hơn cả Mao.
Nhưng những thất bại khủng khiếp của Mao trong những năm tháng nắm giữ quyền lực tuyệt đối cũng chỉ là lẽ thường và tình đoàn kết cũng phải đi đôi với những thử thách cam go.
Chủ nghĩa Mao là sự pha trộn giữa kỳ dị và độc nhất, giữa giai đoạn chiến tranh và thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Tất cả chỉ được đề ra bởi một người, người được cho là những cá nhân, hay ít ra là chính ông Mao, người đã định hình lịch sử chứ không phải được lập bởi trào lưu tiến hóa.
Tôn giáo này [của Mao] rõ ràng là đã không tồn tại bởi người sáng lập ra nó. Chủ nghĩa thực dụng với bộ mặt của chủ nghĩa Lê-Nin chính là trật tự của ngày nay. Sự hưng thịnh về việc ngày càng trở nên giàu có đã chôn vùi lòng yêu nước và sự hy sinh quên mình. Đặng [Tiểu Bình] đã thành công.
Chuyện gì sẽ xảy ra đây? Vì lợi ích của mọi người, tôi hy vọng Trung Quốc sẽ không đi sai đường trong việc phát triển kinh tế, mặc dù sẽ có lắm ngạc nhiên nếu như không có sự thử thách trong hệ thống chính trị giữa chính sách cứng rắn và những nhức nhối đi kèm.

Ông Chris Patten, là Thống đốc cuối cùng của Anh ở Hồng Kông, cựu Uỷ viên Ủy ban Đối ngoại EU và là Hiệu trưởng Danh dự trường ĐH Oxford.


No comments: