Buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm Nhìn Xuống Cuộc Đời
Tác giả: Huy Phương
http://tvvn.org/tvvn/index.php?categoryid=67&p2_articleid=338
Thư Mời
Trân trọng kính mời Quý Ðộc Giả và Thân Hữu
vui lòng đến tham dự buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm mới:
NHÌN XUỐNG CUỘC ÐỜI
tuyển tập tạp ghi của Nhà Văn HUY PHƯƠNG
http://tvvn.org/tvvn/images/images04/NhinXuongCuocDoi.jpg
tổ chức vào ngày thứ Bảy 9 tháng 5-2009, vào lúc 1:00 PM tại
Hội Quán Saigon Houston Radio
10613 Bellaire Blvd.-Phòng 600. Lầu 2
ÐT: (713) 917- 0650
Diễn giả:
* Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh
* Nhà văn Triều Giang * Nhà văn Lê Tạ Bích Đào
Điều hợp chương trình & văn Nghệ: Cô Phan Duy
Sự hiện diện của quý vị là một niềm khích lệ cho
Ban Tổ Chức và tác giả.
TM. Ban Tổ chức: BS. Trần Văn Thuần (713) 249-2670
*Tác Giả Huy Phương: (949) 241-0488
******
TẠP GHI HUY PHUONG (*)
“TÔI BIẾT THẾ NÀO ANH CŨNG ÐẾN”
Trong một trận chiến xẩy ra vào thời Ðệ I Thế Chiến, một chiến binh bị thương nặng không rút theo đơn vị mình về lại phòng tuyến được, phải nằm lại một vùng đất không người, đầy bom đạn. Một đồng đội của anh, vì tình chiến hữu, muốn xin phép viên chỉ huy rời hầm chiến đấu để phóng người ra chỗ nguy hiểm dìu bạn mình về, nhưng người chỉ huy từ chối lời thỉnh cầu đó vì lý do họ đang ở trong một tình trạng rất nguy hiểm mà người lính trẻ đi cứu bạn có thể mất mạng.
Thừa lúc cấp chỉ huy không để ý, người lính rời chỗ ẩn nấp, chạy băng qua phòng tuyến không người, đến nơi người bạn bị thương. Mặc dầu dưới hỏa lực dầy đặc, anh cũng đã đến nơi người bạn bị thương nằm và tìm cách dìu bạn về phòng tuyến của mình.
Trên đường trở lại, khi kéo người bạn bị thương đằng sau, anh đã bị trúng một phát đạn vào người. Dùng hết sức lực trong nỗi đau đớn tận cùng, anh vừa bò vừa kéo theo người bạn về phòng tuyến mình. Khi cả hai cùng rơi xuống giao thông hào, anh quay lại định nói với bạn điều gì đó và kinh hãi nhận ra bạn mình đã chết từ lúc nào.
Viên chỉ huy giận dữ nói: -“Tôi đã bảo anh đừng liều mạng làm một việc điên rồ như vậy, anh thấy không? Giờ anh bị thương mà bạn anh cũng đã chết. Anh đã làm một việc vô ích!”
Người lính trẻ bị thương thều thào đáp: -“Thưa trung úy, việc ấy đáng làm lắm chứ! Khi tôi đến thì anh ta chưa chết và anh đã nói với tôi: -Jim, tôi biết thế nào anh cũng đến!”
“Tôi biết thế nào anh cũng đến!” Câu nói ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Tình chiến hữu đẹp đẽ biết bao! Người lính tên Jim đã bất tuân lệnh cấp chỉ huy để lăn mình đi cứu bạn. Anh biết bạn mình đang chờ và sự chờ đợi ấy sẽ kinh khủng như thế nào khi người lính bị thương ấy biết mình đang bị bỏ rơi giữa một “vùng đất không người”. Jim có thể hy sinh tính mạng của mình để chứng tỏ cho một chiến hữu biết không hề bị đồng đội bỏ rơi”.
Ðây câu chuyện của ông Robert L. Funseth, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thương thuyết gia của chính phủ Hoa kỳ trong việc giúp hàng nghìn cựu tù nhân chính trị được đến định cư tại Hoa Kỳ, trong bài nói chuyện với gia đình tù nhân chính trị Việt Nam vào tối ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Virginia, trong bữa cơm “Ðồng Tâm và Hội Ngộ” chào đón những người tù “cải tạo” đầu tiên đặt chân đến Mỹ.
Từ câu chuyện của người lính tên Jim, ông Funseth đã tỏ sự hối tiếc do sự chậm trễ của chính phủ Hoa Kỳ trong việc thương thảo khó khăn với chính phủ CSVN đã kéo dài 8 năm, nhiều tù nhân đã chết trong trại tập trung của Cộng Sản hoặc sau khi ra tù. Nhưng với những việc làm của ông, ông Funseth tin rằng, trước khi gục ngã, nhiều người tù “cải tạo” đã tin rằng họ đã không bị bỏ rơi, và chương trình nhân đạo này đã dìu được bao nhiêu người tuyệt vọng giữa “vùng đất không người” về được một nơi chốn an toàn.
Thật ra điều kinh khủng ở trong các trại tù không phải là bị bỏ đói, lao động khổ sai hay bị hành hạ mà chính là thấy tháng ngày vô vọng, và nỗi đau đớn thấy mình bị bỏ quên, mất hết lòng tin về những chiến hữu hay những đồng minh đã kề vai sát cánh cùng nhau ngày trước.
Chúng ta cũng biết chính sách của nhà tù Cộng Sản là cô lập người tù với thế giới bên ngoài để họ không còn trông mong, hy vọng gì nữa. Bà Ginetta Sagan, một tù nhân của Phát Xít Ðức đã nói rằng chế độ lao tù Cộng Sản đối với tù binh miền Nam không khác gì Phát Xít.
Khi phỏng vấn hằng nghìn cựu tù nhân “cải tạo” để làm một bản tường trình về chế độ lao tù Cộng Sản, bà đã kinh hãi nhận ra rằng nỗi khổ của những người tù trong các trại tập trung này không phải là bị đối xử khắc nghiệt mà vì hoàn toàn bị cô lập, cắt đứt với thế giới bên ngoài, để họ không còn hy vọng, không còn niềm tin gì nữa.
Hiện nay nỗi khổ đau của hàng chục nghìn thương phế binh VNCH không phải chỉ do sự đói nghèo, tủi nhục mà do cái cảm tưởng mình đã bị bỏ quên. Biết bao nhiêu tướng lãnh, cấp chỉ huy và đồng đội ngày trước đã làm được gì cho những người bất hạnh ở lại để họ có thể nói như người lính bị thương kẹt lại giữ chiến trường, nói với người bạn tên Jim trong câu chuyện trên: “Tôi biết thế nào anh cũng đến!”
Cũng nhờ trong chúng ta có những người đã có lòng và biết nói lời “Cám ơn anh, người thương binh VNCH” mà có những người bạn thương binh của chúng ta, trước khi qua đời đã có đôi chút hạnh phúc khi nghĩ rằng mình chưa bị bỏ quên.
Hải ngoại hiện nay không quên những người dân thấp cổ bé miệng đang bị bóc lột và đàn áp đến tận cùng ở quê nhà, những người đang cần đến tự do, dân chủ và nhân quyền. Chúng ta cầu mong sao, một này nào đó, những người này có thể nói một lời như trong câu chuyện người lính trẻ cứu bạn-“Tôi biết thế nào anh cũng đến!”
Trên thế giới có bao nhiêu người hiện đang sống trong nỗi tuyệt vọng vô bờ vì nỗi thống khổ, đọa đày và chết đi với niềm xót xa bị quên lãng. Thiên An Môn, Darfur, Miến Ðiện trong cùng tận bi thảm, ước mong có thể nói được câu:- “Tôi biết thế nào anh cũng đến!”
No comments:
Post a Comment