Wednesday, April 29, 2009

30-4 : VIẾT CHO NGƯỜI NẰM XUỐNG

Viết cho người nằm xuống
03-04-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6179
DCVOnline - Xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa viết về cái chết của một đồng đội trong ngày 30 tháng Tư, 1975. Bản tiếng Việt truy cập ở
bộ nhớ của Google tại một trang của “Trung tâm Cộng đồng Việt nam San Francisco” của tác giả Nguyễn Thanh Tâm.
Bản Anh ngữ của Hoàng Nguyên.
DCVOnline biên tập, minh họa và giới thiệu đến độc giả trong và ngoài Việt Nam một thoáng suy tư của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa 30 năm sau khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng Cộng sản Việt Nam.

Viết cho người nằm xuống

Nguyễn Thanh Tâm

Bây giờ, sau 30 mươi năm, tôi kể lại sự việc này để hy vọng linh hồn người bạn của tôi nếu có linh thiêng xin chấp nhận lời tôi tạ lỗi. Cũng trong bài này, tôi xin trả lời câu mà những nhà sưu tập những câu chuyện về ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã hỏi: “ngày 30/04 năm đó bạn đang làm gì và ở đâu?”
Sau đây tôi xin kể lại những gì đã xảy ra sáng ngày 30/04/1975 tại Cần Thơ và đã đưa đến cái chết của Thiếu tá Lương Bông, một phụ tá đắc lực của tôi. Xin mời bạn đọc theo dõi câu chuyện.

Thiếu tá Lương Bông làm sĩ quan phụ tá cho tôi khi tôi phụ trách cơ quan An ninh Quân đội (ANQĐ) ở tỉnh Sa Đéc. Sa Đéc là một tỉnh nhỏ gồm có 4 quận, trước kia là tỉnh, trong thời Đệ nhất Cộng hòa trở thành quận trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến thời Đệ nhị Cộng hòa 4 quận được trở lại thành tỉnh như cũ; tuy nhiên bên phía Việt Cộng (VC) thì họ vẫn coi Sa Đéc là một huyện của tỉnh Vĩnh Long. Trong thời gian này tình hình tại tỉnh Sa Đéc tương đối có an ninh, không có những trận đánh lớn, tuy vẫn còn những trận nhỏ nhắm vào các đồn bót xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là Quận Đức Tôn (ngày xưa gọi là Cái Tàu Thượng). VC tập trung nỗ lực vào công tác Binh Địch Vận và nội tuyến để phá hoại hàng ngũ xã ấp của ta. Trong thời gian này Thiếu tá Bông phụ giúp tôi trong công tác ngăn chận và loại trừ các phần tử VC xâm nhập vào hàng ngũ ta rất là hữu hiệu.
Vào năm 1973, tôi được lệnh thuyên chuyển về tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ, đang ở một tỉnh tương đối nhỏ và có an ninh, nay về một tỉnh lớn gồm 7 quận và 2 quận của thị xã châu thành mà quận nào cũng có vấn đề. Hơn nữa, nơi đây còn có Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, Bộ Tư lệnh Hải Quân Vùng 4, Phi trường Trà Nóc, Phi trường Cần Thơ, Bộ Chỉ huy 4 Tiếp Vận và hàng chục đơn vị quân đội trú đóng rải rác khắp trong tỉnh lỵ.
Các đơn vị này đều có phòng an ninh hoặc sĩ quan an ninh (AN) đơn vị phụ trách về an ninh nội bộ, tuy nhiên về mặt an ninh lãnh thổ thì cơ quan chúng tôi phải phụ trách với sự trợ giúp của Sở 4 An ninh. Về phần VC thì họ tập trung mọi nỗ lực đánh phá về quân sự, một mặt họ tận dụng mọi cơ hội, bằng mọi cách, dưới mọi hình thức, để đưa người của họ xâm nhập làm lũng đoạn hàng ngũ các cơ quan đầu não của ta, một nơi được mệnh danh là thủ đô miền tây. Về các cán bộ tình báo cộng sản, theo tôi nhận xét, cán bộ cấp dưới thì có vẻ rất mù mờ, khờ khạo nhưng cấp trên của chúng thì rất tinh khôn, quỷ quyệt vì một số họ có sang các nước CS như Liên Sô, Đông Đức học về tình báo cũng như chúng tôi được gửi đi học ở Okinawa (Nhật Bản), Mã Lai hay ở Hoa Kỳ vậy.
Đảm nhận trọng trách rất nặng nề này, tôi thấy cần phải có một phụ tá đắc lực để đương đầu với địch, nên tôi đã đề nghị và được thượng cấp chấp thuận cho thuyên chuyển Thiếu tá Lương Bông về làm việc với tôi. Thiếu tá Bông rất có năng khiếu về tình báo, phản tình báo như đã chứng tỏ lúc còn ở Sa Đéc. Thiếu tá Bông quả thật xứng đáng để tôi tin tưởng và khi về tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ đã chứng tỏ khả năng hoạt động chuyên môn. Anh đã giúp tôi tiêu diệt và phá vỡ rất nhiều vụ binh vận, đặc công, nội tuyến rất ngoạn mục. Bông đã giúp bắt giữ nhiều cán bộ địch xâm nhập hàng ngũ ta và đặc biệt anh đã tổ chức đưa người của ta xâm nhập vào hàng ngũ địch chẳng những ở cấp tỉnh ủy mà còn lên cả Bộ chỉ huy Miền của chúng để thu lượm tin tức. Những điệp viên này cung cấp cho ta rất nhiều thông tin rất có giá trị; Cơ quan Tình báo Quốc phòng cũng như tình báo của Toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ đã đến nhờ tôi phối hợp và chia sẻ những tin tức quý báu cho họ.

Nhân tiện đây, tôi cũng xin nói thêm về cái ngành rất là bạc bẽo của chúng tôi. Chúng tôi âm thầm chiến đấu với địch, tuy không “dàn binh bố trận”như các đơn vị chiến đấu, nhưng chúng tôi đã dùng trí não để đối phó với địch, nếu thành công thì cũng chẳng được nhiều người biết nhưng để thất bại thì lãnh đủ.
Tôi còn nhớ hồi ở Sa Đéc, một buổi sáng sớm, Đại tá Tỉnh trưởng kêu tôi tháp tùng với ông đi vào thăm một đồn ở Quận Đức Tôn mà đêm trước đã bị VC tấn công nặng nề; khi trực thăng đáp xuống sân đồn, một cảnh tượng vô cùng đau thương ở trước mặt chúng tôi. Tất cả một Trung Đội hơn 30 người trú đóng trong đồn đều bị VC tiêu diệt, xác người nằm la liệt mọi nơi, chỉ duy nhất có một người còn sống sót. Đó là người nội tuyến cho địch, lợi dụng lúc canh gác đêm khuya đã mở cửa đồn cho VC vào tàn sát tất cả đồng đội rồi đi theo họ luôn. Vụ này tôi bị “xát xà phòng”nặng nề, mặc dù trước đây tôi đã khám phá rất nhiều vụ tương tợ nhưng đâu có ai biết đến. Thành ra, nếu ngăn chặn được sự việc đừng để xảy ra thì ít người biết đến, nhưng nếu vì lý do gì đó mà không ngăn chặn được thì bị trách cứ là không chu toàn nhiệm vụ.
Sáng ngày 30/04/1975, như thường lệ, tôi đến tiểu khu để họp mỗi buổi sáng; Khi tôi đến phòng họp thì thấy các sĩ quan tham mưu của tiểu khu, thay vì vào ngồi trong phòng họp như thường lệ để chờ Đại tá Tiểu khu trưởng đến chủ tọa, tụm năm, tụm ba ở ngoài hành lang hoặc rải rác trong phòng họp để xì xào bàn tán. Tuy không nghe họ bàn luận về việc gì nhưng tôi cũng đoán được là họ đang bàn tán về một sự kiện quan trọng vừa xảy ra tối hôm trước. Sau khi tôi đến bắt tay chào hỏi một số người, có người hỏi tôi, “Sao nghe anh đi đêm hôm qua rồi?” Tôi chỉ cười và đáp lại, “Chứ anh đang bắt tay ai đây?”
Số là 3 giờ sáng đêm 29 rạng ngày 30/04/1975, tôi được tin là Bộ Chỉ Huy Hải Quân Vùng 4 đã kéo cả lực lượng này ra đi và có cả Chuẩn Tướng Ch.D.Q. (Chương Dzềnh Quay - DCVOnline) là Tham Mưu Trưởng của Quân Đoàn 4 đi theo; Đặc biệt lại có tin đồn, hoàn toàn là tin vịt, là trong nhóm người đi theo Hải Quân còn có Đại tá Tỉnh trưởng (Huỳnh Ngọc Diệp ‒ DCVOnline) và tôi nữa. Đó là lý do khiến các sĩ quan tham mưu tiểu khu bàn tán như đã nói ở trên. Sau khi họp xong, Đại Tá tỉnh Trưởng gọi riêng tôi ra gần cột cờ (vì chỗ này không có ai đứng gần) để bàn chuyện. Sau khi thảo luận, chúng tôi đồng ý là với tình hình này chắc phải ra đi và chúng tôi cũng dự tính là sẽ ra đi tối hôm đó (lúc này vợ và con của tôi còn ở bên Sa Đéc). Trong lúc này, Đại Tá tỉnh Trưởng cũng ngỏ ý là đang có tin đồn ngoài dân chúng là ông và tôi đã ra đi trong đêm vừa qua, nên ông ta yêu cầu tôi đích thân lái xe đưa ông đi một vòng thành phố để trước là quan sát tình hình, sau là để trấn an dân chúng là chúng tôi vẫn còn có mặt ở đây. Sau khi đi một vòng thành phố, tôi đưa ông ta đến Tòa Hành Chánh tỉnh, còn tôi trở về cơ quan. Khi về đến văn phòng thì tôi nhận được 2 cái lệnh:
1. Của Đại Tá S. (Nguyễn Văn Sảo – DCVOnline), cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trong ngành, yêu cầu tôi kiểm soát lại tất cả các đơn vị trưởng trong thị trấn xem ai còn ở lại và ai đã ra đi
2. Lệnh từ Quân đoàn gọi tôi đến họp gấp. Tôi cũng nói thêm là lúc này chưa có lệnh đầu hàng hay buông súng gì cả.
Việc thứ nhất tôi giao cho Thiếu tá Bông thi hành, việc thứ hai tôi lại giao cho Thiếu tá Th. (một phụ tá đặc biệt khác) đại diện tôi đi họp bên Quân Đoàn. Phần tôi cố tìm cách liên lạc với gia đình ở Sa Đéc để thu xếp qua Cần Thơ cho kịp để ra đi tối hôm đó. Sau đó vì có lệnh đầu hàng, buông súng bất ngờ nên chúng tôi phải thay đổi lịch trình ra đi vào xế trưa ngày 30/04/1975. Chúng tôi gồm có: Đại tá, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phong Dinh/Cần Thơ và phần lớn các sĩ quan ở tiểu khu, các công chức bên tòa hành chánh, một số sĩ quan ở bên Quân Đoàn 4 và nhiều nữa tôi không nhớ hết vì lâu quá rồi. Một số lớn trong nhóm di tản này đều đem được gia đình theo.

Tất cả chúng tôi đều lên một chiếc ghe đò máy để đi dọc theo sông Hậu Giang hướng ra biển và chi tiết về chuyến ra đi này tôi đã có tường thuật khá đầy đủ trong một bài trước đây có liên quan đến bài viết về ngày cuối cùng của Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4. Trong khi chúng tôi còn lênh đênh trên dòng sông Hậu Giang thì có ai đó trên ghe bắt nghe được đài phát thanh Cần Thơ, đài này có loan tin là tàu của chúng tôi đã bị bắn chìm trên đường di tản rồi. Sau này kiểm chứng lại tôi được biết sự việc như sau. Số là sau khi chúng tôi rời Cần Thơ thì Thiếu tướng (Nguyễn Khoa Nam - DCVOnline) Tư lệnh Quân đoàn 4 đề cử Đại Tá Th. làm tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ để thay thế Đại Tá D. (Diệp - DCVOnline). Sau khi nhậm chức, ông này có đưa ra lời kêu gọi gì đó trên đài phát thanh Cần Thơ và cũng trong dịp này, đài Cần Thơ loan một tin giựt gân, không biết nguồn từ đâu, là chiếc tàu chở chúng tôi đi trên sông Hậu giang đã bị bắn chìm, chết hết kể cả Đại Tá D. (Diệp - DCVOnline) và cá nhân tôi.
Tôi cũng xin nói thêm, sau khi có lệnh buông súng đầu hàng, một số nhân viên đã bỏ đi về với gia đình, tôi đã tập hợp các nhân viên trong cơ quan lại và cho biết là với tình hình này thì coi như không còn gì nữa, anh em ai về nhà nấy và tùy hoàn cảnh của mỗi người mà quyết định nên ra đi hay ở lại. Ai muốn đi thì theo tôi để đi. Thật ra trong lúc này tôi cũng chưa biết phải ra đi bằng cách nào vì chúng tôi dự định đến tối hôm đó mới đi nên chưa chuẩn bị ghe tàu gì cả. Tôi có hỏi riêng Thiếu tá Bông muốn đi hay không thì anh lưỡng lự một hồi rồi trả lời với tôi là với tình trạng này anh chưa biết quyết định ra sao. Thôi thì cứ ở lại xem tình thế diễn biến như thế nào rồi sẽ tính sau và anh cầu chúc cho tôi và gia đình đi được bình an. Tôi nhớ có một số nhân viên, trong lúc hốt hoảng đã đi theo tôi, nhưng khi ghe vừa ra gần đến cửa biển thì lại tìm cách quay về vì kẹt gia đình. Hơn nữa, họ thấy với chiếc ghe cũ kỹ đó thì khó mà tới nơi tới chốn được. Một số khác vẫn theo tôi đến đảo Mã Lai rồi cũng nhớ nhà rồi theo mấy chiếc ghe để trở về. Lúc này có một số chủ ghe muốn trở về nên nhà chức trách Mã Lai đồng ý cho họ trở về Việt Nam. Nhân dịp này tôi nhờ những người quen nhắn lại giùm với gia đình là tôi đã tới nhà chú Mã (Mã Lai) bình yên.

Khi tôi qua định cư tại Hoa Kỳ, tôi có nghe đồn Thiếu tá Lương Bông đã tự sát vào chiều ngày 30/04/1975 nhưng tôi không rõ chi tiết như thế nào, mãi cho đến mấy năm sau tôi mới được Hạ Sĩ Thân (vừa là cận vệ vừa là tùy phái cho tôi) viết thư kể hết ngọn ngành về cái chết anh hùng của Thiếu tá Bông như sau (những chữ trong ngoặc là chú thích của tôi):

Thưa Thầy thân mến, (Anh này thường gọi tôi như thế)
Khi đặt bút viết thư này cho Thầy thì tự nhiên nước mắt của em lưng tròng, vì khi nhớ đến Thầy tự nhiên em phải nhớ đến người quá cố, người cao cả ấy không phải ai xa lạ là người kế Thầy đó, Anh Lương Bông (Bông là người rất bình dân nên ngoài giờ làm việc các thuộc cấp đều xưng hô anh em với nhau). Cùng một ngày (30/04/1975) mà 3 kẻ ra đi, Thầy đi miền đất lạnh, anh Bông về lòng đất mẹ còn em trở lại xứ nghèo.
Em xin viết lại ngày quan trọng đó cho Thầy rõ.
Lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30/04/1975, sau khi tài xế Như đưa Thầy qua bên tiểu khu, nơi cơ quan mình chỉ còn lại Anh Bông, Phụng (một nhân viên thân tín khác) và em, ngoài ra không còn ai khác. Đến khoảng 11 giờ 30 thì ông Ấ. (Thượng sĩ này phụ trách trại giam của cơ quan) cùng một vài người trong trại gia binh phía sau lên đập cửa nhà của Thầy (ở cạnh văn phòng làm việc của tôi) để lấy tất cả đồ đạc, kể cả các đồ vật và mấy thùng rượu mà Thầy mua để chuẩn bị khao lon. Chúng tôi chỉ đứng nhìn mà không dám nói gì. Độ 15 phút sau, Anh Bông và em cùng chú Phụng vô nhà thì đồ đạc, máy móc, quần áo, v.v... không còn gì cả, chỉ còn lại rác và những vật dụng không có giá trị nằm tung tóe khắp nhà xen lẫn cùng mấy tấm hình của cô và 2 cháu rơi rớt tùm lum. Em và anh Bông có lượm mấy tấm ảnh cất làm kỷ niệm. Sau đó Anh Bông và em lấy xe của Thầy, chiếc xe jeep có gắn cần câu và hệ thống truyền tin đặc biệt đó, chạy vòng vòng thành phố và có chạy ra phía cầu Bắc Cần Thơ. Khi đến nơi thì Bắc đã ngưng chạy, chúng em bèn quay trở về cơ quan.
Lúc ấy khoảng 4 giờ chiều, Anh Bông bảo em lo nấu cơm và vào nhà Thầy coi có gì trong tủ lạnh để lấy ra nấu. Trong nhà Thầy, đồ đạc thì tiêu hết nhưng thức ăn trong tủ lạnh vẫn còn. Sau khi nấu nướng xong, chúng em ăn uống trên đầu xe jeep đậu trong garage.
Ăn xong hơn 5 giờ chiều, Anh Bông vào phòng làm việc của Thầy mở máy lạnh và vặn đèn sáng choang cả phòng. Anh Bông lên ngồi đàng hoàng trên chiếc ghế của Thầy thường ngồi làm việc, lúc đó em còn đang dọn dẹp đồ ăn và ngó vào văn phòng xuyên qua cửa kính thì thấy Anh Bông đang “hý hoáy” viết gì đó, một lát sau tôi lại dòm vào thì thấy anh Bông lấy trái lựu đạn MK3 ra, mà Thầy thường để trên kệ để phòng thân, và ôm vào bụng. Lúc ấy em sợ quá nên chạy ra nhà xe la lớn lên cầu cứu nhưng lúc này trong cơ quan chẳng còn ai, thì ầm một tiếng rất lớn. Anh Bông đã ra đi một cách oanh liệt.
Khi em ôm anh ấy lên thì đôi mắt còn chớp lia và 2 giòng lệ còn lăn dài bên má. Em nhặt tờ giấy mà anh Bông vừa viết khi nãy; lá thư này cũng bị cháy xém hết một phần. Đại khái anh trăn trối lại với chị Bông là anh ấy xin lỗi chị ấy và cho biết là cả cuộc đời đã chiến đấu mà thất bại. Vì không thể sống để nhìn bọn cộng sản huênh hoang chiến thắng hay bắt tù làm nhục mình nên phải tìm cái chết này.
Đến sáng hôm sau, em và Phụng khiêng anh Bông ra ngoài để nằm ở nhà xe và tắm rửa, thay quần áo cho anh ấy xong, chúng em năn nỉ tài xế Năm Lùn đưa giùm thi hài anh Bông về Sa Đéc. Khi tụi này về đến Sa Đéc thì chị Bông qua Cần Thơ tìm anh Bông vì chị chưa biết tin anh Bông đã mất.
Khi được tin này và sau khi xem thư tuyệt mệnh của anh Bông để lại chị ấy ngất xỉu trong văn phòng của Thầy, lúc ấy đã hoang tàn đổ nát.

Thưa quý độc giả, ngồi viết lại chuyện này tôi tự lấy làm hổ thẹn. Xấu hổ vì sống gần suốt cuộc đời trong quân ngũ nhưng không xứng đáng là một cấp chỉ huy, dù là cấp chỉ huy nhỏ trong Quân Đội. Tôi hổ thẹn vì không có lòng cam đảm ở lại để sống chết với anh em vào lúc đất nước nguy kịch.

Anh Bông, nếu linh hồn anh có linh thiêng, xin tha thứ cho tôi.

Tôi xin hứa là khi nào tôi được trở về quê hương, tôi sẽ đến trước phần mộ của anh để đốt nén hương trước là tạ tội, sau là lạy anh 3 lạy để tỏ lòng kính phục sự cam đảm của anh. Biết tôi còn sống đến ngày ấy hay không?

(L to R) Capt. Ngu, author, Capt. Thang, Maj. Bong.

Nguồn: Nguyễn Thanh Tâm
http://www.dcvonline.net/php/images/032009/thanhtam.jpg
San Francisco, Quốc Hận 2005
Nguyễn Thanh Tâm
Ty ANQĐ/Phong Dinh/Cần Thơ
KBC 3252


Written for a fallen hero of April 30th, 1975

Hoang Nguyen

To commemorate “Quoc Han Day” (Black April or The Fall of Saigon), April 30th,1975, I write about the heroic death of my assistant, my confident, Major Luong Bong, who refused to leave the country and committed suicide instead of surrendering to the communist.
I write this story also to apologize to Mr. Bong. I escaped and left behind my friends, relatives, and associates who had worked with me for so many years. I also write this story in response to historians who have asked me where I was and what I did on April 30th, 1975.
This story tells what happened in the morning of April 30th, 1975 at Can Tho City, Phong Dinh Province that led to the death of Maj. Luong Bong.

In 1973, I was transferred to the city of Can Tho City in Phong Dinh province. Can Tho was also known as the Capitol of the West, Tây Đô. I was coming from a small peaceful province and entering a huge province with seven rural districts and two urban ones. Each district had its own problems. In addition to that, the 4th Military Region Headquarters (Hqs), the 4th Military Region Coastal Zone, 4th Air Force Division, Tra Noc airport, Can Tho airport, and the 4th Logistic Command, as well as dozen of other military units were all stationed in this province.
Each of these headquarters had its own internal Military Security Service, but my unit was responsible for the security of the entire region. The Vietcong (VC) concentrated and focused their infiltration efforts especially in the key headquarters of Can Tho. In terms of the communist intelligence, I think that the lower ranking cadres were unprofessional. However, at higher levels, the VC had some intelligent and skilled cadres who were well trained in Russia or East Germany. Similarly, our own officers were trained in Okinawa (Japan), Malaysia, or in the United States.
To fulfill the heavy responsibility of providing military intelligence and security to the many headquarters in the region, I needed an effective assistant who could help me confront the enemy. Therefore, I have requested to my superior to have Maj. Luong Bong transferred, to work with me. As I found while working with him in Sa Dec, Maj. Bong was quite skilled in intelligence and counter-intelligence. When Maj. Bong worked with me in Can Tho, he proved that he was still as talented as when he worked with me in Sa Dec. He and I detected and destroyed counter-intelligence activity, snipers, and infiltrators. We also sent our own infiltrators into our enemy’s headquarters to collect information. Our agents provided a lot of valuable information that impressed the US Defense IntelligenceAgency (DIA) (Tinh Bao Quoc Phong) and the U.S. intelligence agencies.
However, the majority did not appreciate our work because our work was covert and quiet. I used to describe our underexposed and underrated job in such a way such that many people found them unimportant. Intelligence and Counterintelligence activities are silent activities. We did not have to fight or shoot enemies in the battlefield, but we nonetheless had many tense confrontations with out enemy. If we won, nobody knew about our good work, but if we lost, we were reprimanded.
I remember when I was in Sa Dec, once the early morning, the Province Chief asked me to join him in a visit to the outpost (Duc Ton district) that was heavily attacked by VC the night before. As our helicopter landed on the rice field, we were so embarrassed and saddened by the death the whole platoon of about 30 soldiers. Only one person, who we found out later to be an enemy infiltrator, survived. This infiltrator, during his guard shift, had opened the gate for VC to come in and kill all of our soldiers. For this incident, I was badly reprimanded ‒ we did not know that VC already had infiltrators in our unit.
In the morning of April 30, 1975, as usual, at 8 am, I went to the headquarters of Phong Dinh Sector for the daily staff meeting. Arriving at the meeting room, I saw all of the sector staff members to gather together by groups of five or seven to discuss about something very important just happened the night before. As soon as I stepped in, I shook my hand with some of staff officers and they told me, “We thought you had already left.” I just smiled back and joked, “If that was the case, then who are you shaking hands with?”
At that time there was a rumor that the Navy Forces of the 4th Military Region Coastal Zone took the whole unit and left the country on the night of 29th into the dawn of April 30th, 1975; Boarding the ship were Brig. General (Chuong Dzenh Quay - DCVOnline), Chief of Staff (4th Military Region), Colonel D. (Huynh Ngoc Diep ‒ DCVOnline), Sector C.O./Chief of Phong Dinh Province/Can Tho City and myself. This rumor was the reason that our staff officers gathered to chit chat as above-mentioned. The rumor was a rumor. After the meeting, Col. D. (Diep – DCVOnline) called me out to the flag-pole area of the Sector for some personal conversation. There was no one in sight. In our conversation, Col. D. suggested that facing the present situation we should think of a way to leave the country. Col. D. also confirmed that there was a rumor that he and I had already left the country the night before. For this reason, while preparing for our escape, both of us should go around town for the people to see and witness that we were still here, in the city. He insisted that after touring the city I should call my wife immediately to bring my children over here now preparing for our escape that night. My wife and two daughters were in Sa Dec Province at that time. At his suggestion, I took my jeep and drove him touring the city. After that, we both went to the City Hall. He stayed in his office and I return to mine.
Upon my return to my office, I received two orders. The first one was from Colonel S. (Nguyen Van Sao – DCVOnline), my direct boss, phoned me asking for last night situation in Can Tho City. He told me there had been a number of unit C.O (Commanding Officer) had escaped last night. He ordered me to verify with all units to ascertain who had left the country and who were still present. At the same time, I also received order to report to the 4th Military Region Headquarters for meeting at 10 am. For the first order, I asked Maj. Bong to check all units stationed in the city; for the second task, I asked Maj. D., another special associate of mine, to attend the meeting for me.
I stayed in my office and tried to contact my family in Sa Dec. I asked them to go to Can Tho right away to join me so that we could all leave the country together that night. But then, from Saigon, President Duong Van Minh ordered the South to surrender. Thus, we had to change our schedules, we had to leave the country by noon on April 30. Our group included Col. D. and many high ranking officers from the Sector and from the 4th Military Region Command, Military Tribunal Court, many dignitaries and officers from the region as well as many officers whom I cannot remember... with there families.
We all left by boat via the Mekong River, headed towards the ocean. I did describe in details our trip in another article about the final days of General Le Van Hung, the Deputy Commander of the 4th Military Region. While we were traveling along the Mekong river, someone heard on Can Tho Radio that our boat was shot and sunken during our escape. Later we found out that after we left Can Tho, the Commanding General (Nguyen Khoa nam) of the 4th Military Region did appoint Col. Th. to replace Col. D. as Province Chief and also responsible for Phong Dinh Sector. The new appointee did broadcast some kind of appeal to the public on Can Tho Radio. At the same time, a very hot news went out (source unknown) claiming that the boat carrying all of us was shot and sank on Mekong river, and that there were no survivors. Among the victims they named Col. D. and myself.
I would like to add some more details about the morning of April 30, 1975 before I left my agency. I had call all of my members in the agency to meet me in my office, at that time, some of them already abandoned the unit. I told the rest of them about the situation of the country, I let them decide themselves what to do with this situation. I also had asked if any of them wanted to join me in escaping. I personally asked Maj. Bong to join me but he refused after some hesitation. Some members of my agency joined me at first but returned to their families once they arrived at the mouth of the ocean and realized that our boat was too old and too small to sail at sea.
Finally when we settled in the United States, I heard that Maj. Bong committed suicide in the late afternoon of April 30th, 1975 but I did not know the details of his death. Few years later, I received a letter from Cpl.Than, my old body guard. He wrote a long letter describing the heroic death of Maj. Bong. (Words in parentheses are my notes).

My Dear Master, (he used to call me that)
When I write this letter to you, tears come out of my eyes because I miss you. When I remember you, Master, I cannot help but remember my deceased and respectable friend, a man who was never a stranger to you, Major Luong Bong.
All on the same day, April 30th, 1975, three people left. You went overseas, to a cold land, brother Bong went to our motherland, and I went back to my poor village. Let me write to you about that important day.
At 10:30 in the morning of April 30th, after driver Nhu drove you to the province office, only brother Bong, Cpl. Phung (anotherbody guard) and myself remained in our office.
At about 11:30 am, MasterSergeant. A (the master sergeant in charge of the agency jail[*]) came up to the residence area and banged at the door of your house. He took everything from your house, including some wine and liquor cases that you bought for the celebration of your promotion. We could only watch and dared not say a word.
Fifteen minutes later, Brother Bong, Cpl. Phung and myself went into your house and found that all your valuables, electronics, clothes, etc. were all gone. Only trash and other invaluable things were scattered messily around the house amongst pictures of your wife and two girls strewn across the floor. Brother Bong and I picked up some photos for our own keepsake. Then brother Bong and I drove away in your vehicle, the jeep with all the special communication equipment. We drove around the city to the Can Tho ferry. At that time the ferry has stopped working so we returned to our office. Around 4 pm. Brother Bong asked me to prepare supper and he went to your house to get something from the refrigerator.
All of the valuables were gone but the food from the refrigerator was still there. After preparing the meal, we had supper on the hood of your jeep in the garage.
A little after 5 pm we finished our meal. Brother Bong entered your office, turned on the air conditioning and brightly lit up the whole room. He sat on your chair, where you used to work everyday. At that time, I was busy cleaning up the food. Peeking through the glass window I saw that brother Bong was passionately writing something. Few minutes later, glancing through the window I saw brother Bong bring out the MK3 grenade, the one you always have in your office to protect yourself. He held the grenade to his stomach. I was so scared and ran out of the garage and yelled for help. At that moment the office was deserted. I heard a loud boom.
Brother Bong died heroically.
As I held his body, his eyes were still blinking with two streams of tears flowing down his cheeks. I picked up the piece of paper that brother Bong wrote. The letter was slightly burnt.
In the letter, brother Bong told his wife that he was very sorry. He fought all his life for a cause, and now the war was lost. He could not stand to live to see the communist arrogant victors. They would have imprisoned and humiliated him. Therefore, he had to commit suicide.
The next morning, Cpl. Phung and I carried his body to the garage. We cleaned his body and put on new clothes. We then begged driver Nam Lun to bring his body to Sa Dec (his hometown). When we arrived at Sa Dec, Mrs. Bong had already gone to Can Tho to look for him. She had not known that brother Bong was already dead. Leaning of the news and reading brother Bong’s suicide note, she collapsed in your office amongst the your dispersed and destroyed possessions.

Writing this story I feel very sorry and ashamed of myself because I did not live up to my status as a commanding officer. I did not have the courage to live and die as my associate Mr. Bong did while our country was in turmoil.

Major Bong, if your soul is still with us, please forgive me. I promise that, If I could return to our homeland someday, I would go to you tomb and light an incense to admit my fault. I then will bow three times to show my respect for your courage.
Will live until that day? I do not know.

Sĩ quan VNCH tuẫn tiết tháng 4, 1975 tại Cần Thơ (Việt Nam). General Hung, Maj. Bong, General Nam all committed suicide at the end of April 1975 at Can Tho .
Nguồn: Tổng hợp
http://www.dcvonline.net/php/images/032009/Cantho.jpg

San Francisco, Black April, 2006
Tam T. Nguyen
Former Chief Military Security Service
Phong Dinh Province/Can Tho City
APO 3252
-----------------------------------


[*] It is commonly assumed that Master Sergeants like Mr. A. are Viet Cong sympathizers

No comments: