Tuesday, April 28, 2009

PHE ỦNG HỘ BÔ-XÍT LÊN TIẾNG

Không thuộc bài
Bút lông’ Blog
Tuesday April 28, 2009 - 01:38pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-m5FBtOAhc6emWtZn45OBDkeRNNk-?cq=1&p=3962#comments
Vụ bauxite Tây Nguyên tưởng đã chìm xuống trong một sự đồng thuận đợi chờ sau khi BCT có văn bản kết luận, nào ngờ làn sóng sục sôi lại dấy lên bởi chính một số người ủng hộ dự án!

Thật thế, nghe kể trong cuộc tiếp xúc báo chí mới đét, một số người của Bộ Công thương “mượn gió bẻ măng” nói rằng tiếng nói của họ từ nay chỉ là 1 chiều, không ai được phản biện bởi cơ quan cao cấp nhất đã ra kết luận. Thậm chí họ còn phát tán một tài liệu 16 trang, trong đó có những lời lẽ mang hàm ý xúc phạm đến một số nhà lãnh đạo lão thành, nhà khoa học khả kính từng góp ý cho đề án.
Một lãnh đạo báo HNM tâm sự, những lời lẽ quy chụp của vài cán bộ cấp vụ đã gây tâm tư rất nhiều cho báo giới khi họ quy kết cả 3 nội dung trong kiến nghị ngày 17-4 của các nhà tri thức là “không có cơ sở và không đúng với tình hình thực tế. Hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích
http://i376.photobucket.com/albums/oo209/phanloihanoi/DSC09191.jpg?t=1240898298

Nhiều nhà báo lão thành tâm sự, sự lo ngại của dư luận khi triển khai bauxite ở Tây Nguyên không phải chỉ là các vấn đề kinh tế, môi trường, công nghệ, văn hoá… mà thực chất là ám ảnh ngàn năm của một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một nước lớn ôm vọng bá quyền từ lâu muốn khống chế biển Đông và “mái nhà” Tây Nguyên.
Chính thế, những góp ý đầy tâm huyết ấy đã được BCT trân trọng ghi trong Thông báo số 245-TB/TW rằng: “Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học…” để rồi chỉ thị hàng loạt công việc phải làm. Rõ ràng các kiến nghị ấy đã được cấp cao lắng nghe, thu nhận để tạo sự đồng thuận xã hội cao nhất, chứ đâu phải bịa đặt?! Chụp mũ một cách vô căn cứ và xúc phạm người khác như vậy thì ai mới là người gây kích động?

Mặt khác, khi nhiều nhà khoa học thắc mắc công trình quan trọng như vậy tại sao không xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc hội thì đại diện Bộ Công thương “phang” ngay “đấy là nội dung hoàn toàn sai trái”.
Họ lý lẽ các dự án này không có tiêu chí nào thuộc 5 tiêu chí theo Nghị quyết số 66/QH 11 ngày 29-6-2006 của Quốc hội cả. Đáng tiếc, tiêu chí thứ 4 ghi rõ “Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh…” là phải xin ý kiến Quốc hội. Tại Thông báo số 245-TB/TW, BCT chỉ rõ: “Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá”. Vậy đại diện Bộ Công thương đúng hay BCT đúng?

Hơn thế, BCT còn chỉ đạo rõ “Ban Cán sự Đảng Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành Trung ương trong kỳ họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc hội trong phần báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2009”.

Kết luận của BCT ban hành ở thời khắc hệ trọng đối với dư luận xã hội và không ít người tâm huyết với đất nước hết sức tâm đắc với những nhận định, đánh giá của cơ quan này. Chính vì thế, ít có kết luận nào của BCT được chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến để “tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội” như kết luận về bauxite, song cái cách “té nước theo mưa” của đại diện Bộ Công thương lại chứng tỏ sự thấp tầm theo kiểu “không thuộc bài” và chính điều đó đe doạ sự đồng thuận xã hội.
(nhà báo Phan Lợi, trưởng đại diện báo Pháp Luật TPHCM tại Hà Nội)


Sáng tỏ sự cân bằng đúng
Hà Văn Thịnh
Lao Động số 92 Ngày 27/04/2009 Cập nhật: 8:04 AM, 27/04/2009
http://www.laodong.com.vn/Home/Sang-to-su-can-bang-dung/20094/136045.laodong
(LĐ) - Ngày 24.4, Bộ Chính trị (BCT) đã có Thông báo số 245 TB/TƯ về kết luận của BCT về việc quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Theo đó kết luận của BCT đã làm sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỉ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc.

Thứ hai, "hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội" là sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp trước mắt và cả giải pháp chiến lược lâu dài.

Thứ ba, chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng. Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng "diễn biến hoà bình" để phá vỡ sự ổn định của chúng ta.

Thứ tư, Thông báo 245 nói rõ BCT đã "tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước và các nhà khoa học"; có nghĩa là BCT đã thực sự lắng nghe ý kiến của người dân theo nguyên tắc hiểu đúng nguyện vọng của dân, không giải quyết một chiều, điều gì dân chưa rõ thì giải thích rõ ràng, điều gì cần quyết định trên cơ sở lợi ích toàn cục thì vẫn mạnh dạn triển khai để thực hiện trong khả năng tốt nhất có thể. Đặc biệt, trong khi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đang trầm trọng như hiện nay, việc thu hút được đầu tư là một thành công đáng ghi nhận. Tất nhiên, như Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói: "Không thể khai thác bauxite bằng mọi giá".

Thứ năm, qua "vấn đề bauxite", phải rút ra những bài học sắc sâu về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành "nguy cơ" về chính trị, an ninh. Trong khi đó, BCT đã khẳng định "không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài"; tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Mặt khác, một vấn đề ở đây là "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra".

Trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể, kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá.
Hà Văn Thịnh
--------------------------

Chú thích : Hà Văn Thịnh là người đã ký vô “Kiến Nghị Bô-Xít Tây Nguyên” ở số thứ tự 155


No comments: