Thursday, April 30, 2009

NGÀY NGƯỜI TỊ NẠN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Dự luật Ngày Người Tị Nạn VN
Cập nhật: 05:44 GMT - thứ năm, 30 tháng 4, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090430_viet_refugees_day.shtml
Dự luật đầu tiên do dân biểu gốc Việt Cao Quang Ánh chủ xướng, H.R. 342, vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua.
Dự luật này đề xuất lấy ngày 02/05/2009 làm Ngày của Người tỵ nạn Việt Nam.
Mục tiêu của dự luật, theo ông Cao Quang Ánh, là để "kỷ niệm sự kiện người tỵ nạn Việt Nam tới Hoa Kỳ,ghi lại các trải nghiệm kinh hoàng của ḥọ cũng như các thành tựu mà họ đạt được sau đó tại quê hương mới".
Dự luật H.R. 342 cũng "vinh danh các quốc gia tiếp nḥận và các tổ chức tình nguyện đã đón thuyền nhân và giúp họ định cư vào xã hội chung của Hoa Kỳ".

Ông Cao Quang Ánh là dân biểu gốc Việt đầu tiên
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/04/090406151428_josephcao226170.jpg

Đúng ngày 02/05 tới, bộ phận Á châu của Thư viện Quốc hội Mỹ sẽ tổ chức tọa đàm mang tên "Đường tới tự do: Hồi tưởng của thuyền nhân."
Ông Ánh cũng là người mà 34 năm trước đã lên chiếc C-130 của không lực Hoa Kỳ để tới Mỹ, bắt đầu cuộc đời mới.
Ông là dân biểu gốc Việt đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, đại diện cho khu vực bầu cử số 2, tiểu bang Louisiana.
Sau cuộc chiến Việt Nam, con số thuyền nhân bỏ nước ra đi lên tới hai triệu. 72% số người Mỹ gốc Việt là người nhận quốc tịch sau này theo thể thức naturalisation.
Nhân quyền Việt Nam
Cùng lúc, một dân biểu khác, ông Chris Smith, cũng đề xướng Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam 2009.
Đây là lần thứ năm ông Smith chủ xướng các dự luật nhân quyền cho Việt Nam, ba trong số đó dự luật của ông được Hạ viện thông qua nhưng bị chặn tại Thượng viện.
Lý do mà dân biểu Smith tiếp tục đề xướng Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2009 là vì theo ông, chưa có tiến bộ trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Ông Smith là dân biểu từ tiểu bang New Jersey và là một người hoạt động lâu năm trong Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện.
Ông cũng là người lâu nay quan tâm tới tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Dân biểu này đã nhiều lần lớn tiếng chỉ trích hồ sơ nhân quyền của chính phủ Việt Nam và bị giới chức Việt Nam coi là một trong các nhân vật "có thành kiến".


FOR IMMEDIATE RELEASE
April 28, 2009
http://clips.shadowtv.net/media/stv/3343/8/2009/118/13/3343_8_20090428_130414_820.wmv

CONTACT: D. Clayton Hall / A. Brooke Bennett
Phone: (202) 225-6636

Cao Commemorates “Vietnamese Refugees Day”
Washington, D.C. – Today, Congressman Anh “Joseph” Cao’s (LA-02) first piece of legislation, H.Res. 342, designating May 2, 2009 as “Vietnamese Refugees Day,” was passed unanimously by the U.S. House of Representatives.
“The resolution commemorates the arrival of Vietnamese refugees in the United States, documents their harrowing experiences and subsequent achievements in their new homeland, and honors the host countries and other voluntary agencies that welcomed the boat people and facilitated their resettlement into mainstream society in the United States,” declared Cao.
On May 2, 2009, designated as “Vietnamese Refugees Day,” the Library of Congress’ Asian Division will join many Vietnamese-American organizations across the United States in sponsoring a symposium entitled: “Journey to Freedom: A Boat People Retrospective.”
“Like me, many of the conflict’s refugees came to the United States. In fact, it was April 28, 1974, exactly 34 years ago today, that, as Saigon fell, I climbed aboard a C-130 destined for the United States and my new life,” said Cao in support of the resolution.
Cao added that, since the Vietnam War ended, approximately 2,000,000 Vietnamese boat people and other refugees are dispersed globally. As of 2006, 72 percent of those Vietnamese-American in the United States are naturalized United States citizens — the highest rate among Asian groups.
Vietnamese-Americans significantly contribute to the cultural and economic prosperity of the United States as artists, scientists, astronauts, restaurateurs, Olympians, professors and lawyers. H.Res. 342 designates May 2, 2009 as “Vietnamese Refugees Day” in honor of Vietnamese-Americans’ journey to freedom.
“By doing so, we enshrine in the hearts and consciousness of Americans the tragic, heroic and uplifting stories of perseverance and the pursuit of freedom of millions of Vietnamese refugees to ensure these stories will stand as an inspiration to generations of Americans to come,” affirmed Cao.
The bill had 67 co-sponsors.

Cao’s statement from the House floor can be viewed here:
http://clips.shadowtv.net/media/stv/3343/8/2009/118/13/3343_8_20090428_130414_820.wmv


Dân biểu Chris Smith và “Luật nhân quyền cho Việt Nam 2009”
Trà Mi, phóng viên đài RFA

2009-04-29
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-human-rights-act-of-2009-q-a-04292009121528.html
Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Chris Smith vừa đề xướng dự luật mang tên “Luật nhân quyền cho Việt Nam 2009”.

Dân biểu Chris Smith phát biểu sau một buổi họp về nhân quyền ở Hạ viện. Photo: RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-human-rights-act-of-2009-q-a-04292009121528.html/ChrisSmith-305.jpg

Kể từ năm 2001 đến nay, đây là lần thứ năm dân biểu Smith đưa ra dự luật, đề nghị chính phủ Mỹ đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam trong các hoạt động hợp tác giao thương.
Trong đó có 3 lần đựơc Hạ Viện Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo, nhưng không được Thượng Viện bỏ phiếu tán thành. Dự luật lần này vừa được ra mắt hôm đầu tháng tư, đang chờ được sự ủng hộ của cả lưỡng viện trước khi chính thức trở thành luật. .


Không thấy có thay đổi về nhân quyền

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi , tác giả Chris Smith cho biết thêm chi tiết:
Dân biểu Chris Smith: Các dự luật của các năm trước có tên gọi tương tự như năm nay, tuy có khác về ngôn từ trong nội dung trình bày, đựơc thông qua ở Hạ Viện trong 3 lần khác nhau nhưng lại bị ngăn chặn ở Thựơng Viện.
Năm nay, chúng tôi tin tưởng có nhiều triển vọng lạc quan hơn vì mọi người giờ đây đã bắt đầu tỉnh mộng, nhìn thấy rõ Việt Nam vẫn tái tục các làn sóng vi phạm nhân quyền trầm trọng. Tất cả những hy vọng, rằng sau khi Việt Nam được bỏ tên ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC) thì tình hình sẽ khá hơn, đều bất thành. Thực tế hoàn toàn trái ngược, chỉ thấy Hà Nội gia tăng các cuộc đàn áp nhân quyền mà thôi.
Trà Mi: Các dự luật nhân quyền Việt Nam do ông biên soạn những lần trước được đa số trong Hạ Viện Hoa Kỳ ủng hộ, nhưng chưa bao giờ được đưa ra Thượng Viện để bỏ phiếu thông qua. Nguyên nhân vì sao, thưa ông?
Dân biểu Chris Smith: Tất cả đều bị Thựơng nghị sĩ John Kerry ngăn cản. Ở Thựơng viện Hoa Kỳ có một quy định cho phép cá nhân một thựơng nghị sĩ có quyền ngăn chặn một dự luật, không cho nó được trình làng để 99 vị đồng viện còn lại xem xét bỏ phiếu.
Trà Mi: Và ông hy vọng lần này sẽ khác biệt?
Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng lần này sẽ khác, rằng chính Thựơng nghị sĩ John Kerry, hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện, sẽ nhận ra rằng việc Mỹ và các quốc gia khác tiếp tục cung cấp các nguồn lợi cho Việt Nam thông qua các thoả thuận song phương về thương mại không đựơc Hà Nội đáp lại, dù yêu cầu duy nhất của chúng tôi là họ phải tôn trọng nhân quyền của chính người dân tại Việt Nam. Đó chẳng phải là một yêu cầu khó khăn gì.
Tháng 5 năm ngoái, Việt Nam xin được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GPS của Mỹ dành cho các nước đang phát triển, cho phép xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường Hoa Kỳ mà không bị đánh thuế. Chúng tôi yêu cầu không trao tặng quy chế GPS cho Việt Nam trừ khi Hà Nội có những cải thiện đáng kể trong việc đối xử với những nhà hoạt động công đoàn, những người cổ võ cho công đoàn độc lập và quyền lợi của công nhân.
Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền dân chủ
Trà Mi: Nhưng vì sao ông tự tin rằng dự luật về nhân quyền của Việt Nam 2009 lần này sẽ được thông qua?
Dân biểu Chris Smith: Tôi tự tin vì càng ngày càng có nhiều thành viên trong Quốc hội, đặc biệt là ở Thượng Viện Hoa Kỳ, nhận rõ rằng các vi phạm nhân quyền của Việt Nam càng ngày càng trở nên lộ liễu và không thể chối cãi được.
Những người, như Thựơng nghị sĩ John Kerry chẳng hạn, tin rằng chỉ cần cho Việt Nam thêm thời gian thì Hà Nội sẽ từ từ cải thiện, nhưng điều này không thấy xảy ra. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chẳng những chưa được công nhận mà lãnh tụ tối cao của Giáo hội này lại còn bị đàn áp nghiêm trọng. Sau khi Việt Nam đựơc hưởng quy chế Tối huệ quốc thì ngay lập tức Hà Nội trở mặt, tiếp tục sách nhiễu, đàn áp, và tù đày những tiếng nói đối lập đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.
Một số người cho rằng nếu Washington tiếp tục giao thương và dành thêm quyền lợi cho Hà Nội thì sẽ dần dần nhìn thấy những cải thiện nhân quyền từ phía đối tác. Hoàn toàn ngược lại: đàn áp nhân quyền tiếp tục gia tăng đặc biệt đối với những người công khai ủng hộ dân chủ như các thành viên khối 8406 chẳng hạn.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền của họ đựơc đông đảo trí thức tại Việt Nam ủng hộ ký tên, kêu gọi những sự thay đổi ôn hoà, đa đảng, cạnh tranh công bằng để tiến tới dân chủ cho Việt Nam. Chính Hồ Chí Minh, trong bản tuyên ngôn độc lập, cũng đã nhấn mạnh rằng mọi người đều bình đẳng về quyền sống, quyền tự do, và mưu cầu hạnh phúc.
Nhà nước Việt Nam cũng đã ký kết Công ước quốc tế tôn trọng quyền dân sự và chính trị của công dân, cam kết tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người. Thế nhưng đáng tiếc là tất cả những điều này đều bị chính quyền Hà Nội vi phạm hàng ngày. Chúng tôi luôn đứng về phía những người bị đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Tranh đấu đến cùng

Trà Mi: Nếu lần này dự luật của ông lại bị ngăn chặn lần nữa, ông sẽ nói gì?
Dân biểu Chris Smith: Chúng tôi vẫn tiếp tục tranh đấu và thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Tôi hy vọng là Tổng thống Obama không để cho quy trình hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GPS với Việt Nam được xúc tiến vì những vi phạm của Hà Nội về quyền lợi của công nhân, quyền thương lựơng của công đoàn, quyền thành lập công đoàn độc lập.
Công đoàn hiện hữu tại Việt Nam là tổ chức bị điều khiển bởi những người cầm quyền, tức Đảng Cộng Sản. Những nước đàn áp nhân quyền khác cũng tương tự như vậy, tức làm ra vẻ bề ngoài là tôn trọng quyền của công nhân nhưng thực chất thì ngược lại, không cho phép họ được thành lập công đoàn độc lập.
Đừng quên phong trào công nhân tại Ba Lan dưới sự lãnh đạo của Lech Walesa đã dẫn đến một thể chế đa đảng, dân chủ tại Ba Lan, tại các nước trong khối Đông Âu, và ngay cả ở Nga nữa. Đảng cộng sản Việt Nam không cho phép đa đảng chứng tỏ họ yếu kém, không đủ khả năng cạnh tranh quyền lực một cách công bằng với các lực lượng dân chủ khác.
Trà Mi: Có những điểm khác biệt cơ bản nào giữa dự luật nhân quyền Việt Nam năm nay so với dự luật của các năm trước, thưa ông?
Dân biểu Chris Smith: Điểm khác biệt chính là ở chỗ dự luật năm nay bao gồm những ngôn từ mạnh mẽ khi đề cập đến hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GPS. Từ tháng 5 năm ngoái, Hà Nội đưa ra yêu cầu được hưởng quy chế GPS của Hoa Kỳ, và trong dự luật này, chúng tôi nêu rõ sự phản đối trừ khi nào Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người công nhân.
Chúng tôi cũng có những ngôn từ khẳng định rằng các khoản viện trợ không mang mục đích nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam, ví dụ như các chương trình kinh tế hay hợp tác quân sự, phải tương đương với các khoản tài trợ ủng hộ phát triển nhân quyền.
Trà Mi: Khi nào thì dự luật này sẽ được đệ trình lên Thựơng Viện? Ông có thể cho biết các quy trình kế tiếp sẽ ra sao?
Dân biểu Chris Smith: Tôi nghĩ rất có khả năng dự luật về nhân quyền Việt Nam 2009 lần này sẽ được đưa ra trước Thựơng Viện để được thông qua trong thời gian sớm, có thể là trong tháng 5 này.
Hội đồng nhân quyền LHQ phải thẳng thắn, trung thực
Trà Mi: Việt Nam sẽ tham gia buổi “Kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu” (UPR) lần đầu tiên vào ngày 8/5 tới đây tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Ông kỳ vọng gì ở Hà Nội trong dịp này?
Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ tiến hành buổi UPR của Việt Nam một cách kỹ càng hơn so với các nước khác, để Việt Nam không thể báo cáo gian dối mà không bị lưu ý. Hà Nội ngang nhiên đàn áp các nhà tranh đấu cho nhân quyền, và trắng trợn sử dụng internet làm công cụ để truy lùng và bắt bớ những tiếng nói ủng hộ dân chủ.
Cho nên, tôi hy vọng Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong buổi kiểm điểm nhân quyền này sẽ có thái độ thẳng thắn, trung thực, và minh bạch khi đề cập đến các vi phạm nhân quyền không những không cải thiện mà càng ngày càng tồi tệ hơn của Hà Nội.
Tôi đoán trước là Hà Nội sẽ cố đưa ra những luận điệu sai sự thật, xuyên tạc rằng họ tôn trọng nhân quyền như họ từng vẫn thường làm trước nay. Mong rằng họ sẽ xem buổi kiểm điểm này là cơ hội giúp họ tự cải thiện, dù tôi không tin tưởng điều này sẽ xảy ra.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Chris Smith đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Ông Chris Smith là dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, đại diện bang New Jersey, người đã 5 lần đề xướng dự luật mang tên “Luật nhân quyền cho Việt Nam” kể từ năm 2001 đến nay.



No comments: