Tuesday, December 9, 2008

THẤY GÌ SAU NHỮNG PHIÊN TOÀ

Thấy gì sau những phiên tòa?
Bảo Trung
Viết cho BBC từ Hà Nội
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/12/081208_trials_opinion.shtml
Cho đến giờ phút này, khi năm 2008 sắp khép lại, dư luận Việt Nam đã xôn xao vì ba phiên tòa được xét xử trong nước.
Phiên tòa đầu tiên, ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, đã bị xử hai năm rưỡi tù giam vì tội “trốn thuế”.
Phiên tòa thứ hai, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên đã phải nhận án hai năm tù giam, nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ nhận án hai năm tù treo.
Cả hai bị cáo buộc với tội danh: “Cố ý làm lộ bí mật công tác và lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Phiên tòa thứ ba, vừa kết thúc chiều 8/12, đã tuyên tám bị can là giáo dân Thái Hà từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 15 tháng tù treo vì đã phạm tội “Phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa và gây rối mất trật tự công cộng”.

Đằng sau cáo trạng

Tất cả các bị can này nhận án nhưng người dân ngầm hiểu rằng họ đi tù vì “tội” khác với những gì viết trong cáo trạng.
Với blogger Điếu Cày, người ta tin rằng nguyên nhân thật sự khiến ông vào tù là bởi người này đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc chiếm hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam và hăng hái viết bài trên blog của mình để đả phá những vô lý của hệ thống chính trị trong nước.
Với hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, đa số người dân tin rằng họ trở thành tội nhân bởi những bài viết của mình trong loạt bài chống tham nhũng ở PMU18.
Với 8 bị can là giáo dân Thái Hà, lại càng khó khăn để thuyết phục dư luận tin vào những gì mà tòa án quận Đống Đa (Hà Nội) đã cáo buộc.
Điều này thể hiện qua việc hàng trăm giáo dân đã vây quanh nơi diễn ra phiên tòa trong suốt thời gian xét xử và hô vang “Vô tội” để bày tỏ sự chia sẻ với những người đang đứng trước vành móng ngựa đồng thời thể hiện sự phản đối những phán quyết của tòa án.
Không một chính quyền công minh nào trên thế giới lại phải dùng tòa án để làm nơi đe nẹt, trấn áp ý chí của người dân.
Phiên toà xử tám giáo dân bị bao vây bởi hàng trăm cảnh sát, an ninh chìm nổi cùng hàng rào, dây thừng, dùi cui điện, bình hơi cay, xe phá sóng điện thoại, vòi rồng.

Bảo vệ cho ai?


Nỗi ám ảnh về những cuộc bạo loạn lật đổ khiến chính quyền Hà Nội luôn căng thẳng với những lần tụ tập biểu tình của dân chúng.
Người ta còn nhớ những đám đông bao vây nhà thờ Thái Hà quậy phá, la hét đòi phá nhà thờ, giết các giáo sĩ và cha xứ cách đây vài tháng. Không một ai trong đám người gây rối mất trật tự công cộng này bị bắt và đem ra xét xử, dù trước đó lực lượng công an đông đảo luôn túc trực 24/24 ở khu vực này khi giáo dân thắp nến cầu nguyện ôn hòa.
Vào ngày 6/12, những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc khoan thăm dò dầu khí trong khu vực hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa của sinh viên, thanh niên tại Hà Nội và Sài Gòn đã không thể diễn ra.
Lực lượng công an, mật vụ dày đặt bao quanh các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình.
Người dân buộc phải tự hỏi: “họ đang bảo vệ cho ai?” khi nhu cầu lên tiếng phản đối việc xâm phạm lãnh thổ là hoàn toàn hợp pháp và cùng một ý chí với chính quyền, như những gì người phát ngôn của chính phủ đã tuyên bố.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của một bạn đọc sống ở Hà Nội. Thư từ góp ý xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.
---------------------------
Purity
Vụ xử blogger Điếu Cày Nguyễn văn Hải tội "trốn thuế" chắc cũng không sai bao nhiêu, tuy nhiên cái khiến ông ở tù chính là tội "chống TQ xâm lược"!
Vụ nhà báo TN Nguyễn việt Chiến thì rõ ràng đi tù vì tội không biết ranh giới "chống tham nhũng PMU18", tuy nhiên ngẫm ra ông PV Chiến lại "hên" hơn ông Hải PV báo TT: nhờ "ở tù thiệt" (không "treo" như ông Hải) mà ông Chiến sắp được lãnh giải thưởng của Tổ Chức Nhà Báo Không Biên Giới của Pháp và biết đâu chừng ông và gia đình sẽ "bị tống khứ" sang Pháp cho "chết luôn"?
Vụ thứ ba, nói thật ai đụng đến tôn giáo cũng "mệt", và NN VN xem ra "thua" chớ "không ăn" nỗi phía CG. Xử cho có lệ, chớ không lẽ "thả quách" cho rồi, động đến tôn giáo rõ mệt thật, nhất là một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ "đáng sợ" như CG!
Chừng nào 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân lập rõ ràng và không có sự can thiệp của bất cứ ai hoặc đảng phái nào, chừng đó người dân mới có thể đặt lòng tin (một phần) vào sự công minh của tòa án!

Unidung, Sai Gon
Đây là phiên tòa nên đưa vào Guinness Việt Nam do: 1. Bị can hiên ngang ra tòa với trang phục đẹp nhất như đi dạ hội (nữ áo dài đỏ, nam áo vét). 2.Hàng ngàn người ủng hộ bên ngòai, hô vang "vô tội". 3. Công lý đã chiến thắng bạo quyền.

Thang, Hà Nội

Rốt cục kết quả cũng chỉ vậy thôi. Nhà nước đã trót vung nắm đấm nhằm rằn mặt những giáo dân cứng đầu nhưng về mặt Pháp lý của chính họ đề ra để làm căn cứ xét xử lại quá yếu hay nói cách khác là không thể qui kết tội cho các giáo dân được mà thả ra lại ngượng với đám côn đồ tay sai vậy thì đành xử vậy. Nếu đúng như cáo trạng những giáo dân này tối thiểu phải nhận theo mức nhẹ nhất cũng phải 2 năm tù.
Nếu quyết rằn mặt thì họ có thể vẽ ra đủ thứ tội như ông Điếu cày nhưng như vậy nó sẽ khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa công giáo với CQ. Điều này CQ VN đang run sợ. Họ run sợ không phải là các giáo dân trong nước mà từ dư luận quốc tế. Còn vụ 06/12 thì công an mật vụ còn nhiều hơn người biểu tình. Đến mức chính lũ mật vụ còn phải nói "tản ra không người ta lại tưởng..."

No comments: