Saturday, December 6, 2008

CÁC NHÀ BÁO BỊ CẦM TÙ TRONG NĂM 2008

Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo
Số liệu điều tra năm 2008 của CPJ về tình trạng các nhà báo bị cầm tù:
Trên mạng ảo và Trong lao tù

New York, Ngày 4-12-2008
http://www.cpj.org/imprisoned/cpjs-2008-census-online-journalists-now-jailed-mor.php
Phản ánh về ảnh hưởng ngày càng tăng lên của tin tức và bình luận trên mạng trực tuyến, số lượng các nhà báo Internet bị cầm tù trên toàn thế giới nhiều hơn số nhà báo làm việc trong mọi phương tiện truyền thông khác. Trong cuộc điều tra hàng năm của mình về các nhà báo bị cầm tù, được công bố hôm nay, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo đã nhận thấy rằng 45% trong tất cả những người hoạt động truyền thông bị giam cầm trên khắp thế giới là các blogger, nhà báo trên các trang Web, hoặc các biên tập viên mạng trực tuyến. Các nhà báo mạng trực tuyến đại diện cho dạng hoạt động nghề nghiệp lần đầu tiên có mặt trong cuộc điều tra của CPJ về tình trạng nhà báo bị cầm tù.
Cuộc điều tra, cho đến ngày 1 tháng 12, của CPJ đã biết được 125 nhà báo đều phải đang đứng sau chấn song sắt, giảm hai trường hợp so với năm 2007. (
Mời xem chi tiết về từng nhà báo đang bị giam cầm.) Trung Quốc tiếp tục là gã cai ngục tồi tệ nhất thế giới đối với các nhà báo, một hình ảnh ô danh mà nước này đã lưu giữ liên tục trong 10 năm qua. Cuba, Burma [Miến Điện/Myanma], Eritrea, và Uzbekistan là năm cai ngục thuộc thành phần đáng kể hàng đầu trong số 29 quốc gia bỏ tù các nhà báo. Mỗi nước trong số năm quốc gia hàng đầu trên đều liên tục nằm trong số tồi tệ nhất trên thế giới về tình trạng giam cầm các nhà báo.
Có ít nhất là 56 nhà báo mạng trực tuyến đã bị bỏ tù trên khắp thế giới, theo kết quả điều tra của CPJ, một số lượng lần đầu tiên vượt trội hơn số các nhà báo làm việc cho báo in. Số lượng các nhà báo mạng trực tuyến bị cầm tù đã tăng lên đều đặn kể từ khi CPJ ghi nhận nhà báo Internet đầu tiên bị bỏ tù qua cuộc điều tra năm 1997 của mình. Các nhà báo, biên tập viên, phóng viên ảnh làm việc cho báo in thuộc loại hoạt động chuyên nghiệp bị giam cầm nhiều thứ hai, với 53 trường hợp năm 2008. Các nhà báo truyền hình và phát thanh và các nhà làm phim tài liệu chiếm số còn lại trong kết quả điều tra này.
"Nghề báo trên mạng trực tuyến đã thay đổi hình ảnh về phương tiện truyền thông và cách mà chúng ta giao tiếp với nhau," Giám đốc điều hành của CPJ Joel Simon nhận xét. "Song, sức mạnh và ảnh hưởng của thế hệ các nhà báo trực tuyến mới này đã thu hút sự chú ý của các chính quyền có xu hướng đàn áp hà khắc trên khắp thế giới, và các nhà báo này đã tăng nhanh hoạt động phản công của mình."
Vào tháng 10, CPJ đã kết hợp với các công ty, nhà đầu tư Internet và các nhóm nhân quyền để
tranh đấu với hành động đàn áp của chính quyền đối với việc bày tỏ ý kiến riêng trên mạng trực tuyến. Sau hai năm với những dàn xếp, nhóm nhiều bên này đã loan báo việc sáng tạo nên Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu, hoạt động thiết lập những hướng dẫn cho phép các công ty Internet và viễn thông bảo vệ quyền tự do biểu đạt ý kiến riêng và quyền riêng tư trên mạng trực tuyến. Yahoo, Google, và Microsoft đã tham gia vào sáng kiến này.
Minh họa cho bức tranh về sự tiến hóa của phương tiện truyền thông này, là sự gia tăng các trường hợp bị giam cầm liên quan tới mạng trực tuyến được bổ sung bằng một số lượng nhiều thêm những vụ bị cầm tù trong số các nhà báo tự do. Bốn mươi lăm nhà báo trong cuộc điều tra của CPJ là các ký giả tự do; hầu hết trong số họ làm việc trên mạng trực tuyến. Các nhà báo tự do này không phải là những người làm thuê của các công ty truyền trông và thường không có các nguồn tin hợp pháp hay các mối giao tiếp trong giới chính trị hòng giúp họ có được quyền tự do trong tác nghiệp. Số nhà báo tự do bị bị tù đã tăng lên hơn 40% trong hai năm qua, theo nghiên cứu của CPJ.
"Hình ảnh người blogger ẩn sĩ làm việc tại nhà trong bộ quần áo ngủ có thể đang trở nên hấp dẫn, song khi có lời chỉ trích đổ đến thì họ là những kẻ đơn độc và không được bảo vệ," ông Simon của CPJ nhận xét. "Tất cả chúng ta phải có thái độ trực diện và quyết liệt để ủng hộ những quyền lợi của họ -- từ các công ty Internet cho tới các nhà báo và các nhóm đấu tranh cho quyền tự do. Tương lai của nghề báo là trên mạng trực tuyến và chúng ta giờ đang ở trong một trận chiến với những kẻ thù của nền tự do báo chí, những kẻ đang sử dụng việc tống giam người khác để định ra giới hạn cho công luận."
Những cớ được vin vào về hành động chống đối nhà nước như lật đổ, tiết lộ bí mật quốc gia, và hành động chống lại quyền lợi dân tộc là thứ buộc tội phổ biến nhất được sử dụng để bỏ tù các nhà báo trên khắp thế giới, theo nhận xét của CPJ. Khoảng 59% các nhà báo trong cuộc điều tra này bị tống giam dưới những lời buộc tội kiểu này, nhiều người trong số họ là nạn nhân của các chính phủ Trung Quốc và Cuba.
Khoảng 13% nhà báo bị bỏ tù phải đối mặt với lời buộc tội không bình thường chút nào. Các mưu chước được sử dụng bởi nhiều quốc gia khác nhau như Eritrea, Israel, Iran, Hoa Kỳ, và Uzbekistan, nơi mà các nhà báo đang bị cầm giữ trong các trại giam không hạn chế mà không có thủ tục pháp lý. Ít nhất 16% các nhà báo trên thế giới hiện đang bị giam giữ là tại những địa điểm bí mật. Trong số đó có nhà báo của nước Gambia-"Tù trưởng" Ebrima Manneh, người có nơi giam giữ, tình trạng pháp lý, và sức khỏe đã bị giữ bí mật kể từ bụ bắt giữ ông vào tháng Bảy năm 2006. Từ Thượng viện Hoa Kỳ cho tới tòa án nhân quyền Phi châu, các nhà quan sát quốc tế đều đã kêu gọi các giới chức nước này trả tự do cho Manneh, người bị giam cầm vì đã cố gắng công bố một bài báo về Tổng thống Gambia Yahya Jammeh.

Không nơi đâu hoạt động báo chí trên Internet lại có uy lực hiển nhiên hơn là ở Trung Quốc, nơi có tới 24 trong số 28 nhà báo trực tuyến bị cầm tù. Danh sách giam cầm của Trung Quốc có cả
ông Hồ Giai, một nhà hoạt động nhân quyền xuất chúng và là một blogger, người đang phải thụ án ba năm rưỡi tù giam vì đã có những lời bình luận chỉ trích Đảng Cộng sản trên mạng trực tuyến và trong các cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông. Ông đã bị buộc tội "kích động lật đổ chính quyền," một lời buộc tội thông dụng được sử dụng bởi các nhà chức trách Trung Quốc để bỏ tù các nhà báo hay lên tiếng phê phán. Ít nhất có 22 nhà báo bị bỏ tù tại Trung Quốc vì điều này và những lời buộc tội chống đối nhà nước có tính chất mập mờ khác.

Cuba, tay cai tù tệ hai thứ hai trên thế giới, đã trả tự do cho hai nhà báo bị cầm tù trong năm qua sau những cuộc đàm phán với Tây Ban Nha. Madrid, nơi vừa khôi phục các chương trình hợp tác với Cuba trong tháng Hai, đã đòi hỏi phải thả các nhà báo và nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù qua các cuộc thương lượng với Havana. Song Cuba vẫn tiếp tục cầm giữ 21 nhà báo và biên tập viên trong nhà giam cho tới thời điểm ngày 1 tháng 12, tất cả số họ, trừ một người, đã bị truy quét trong một cuộc đàn áp ồ ạt hoạt động báo chí độc lập năm 2003 của Fidel Castro. Vào tháng 11, CPJ đã vinh danh ông Héctor Maseda Gutiérrez, 65 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong số nhà báo Cuba bị cầm tù này, bằng một Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế.

Burma, viên cai ngục xấu xa thứ ba, hiện đang cầm giữ 14 nhà báo. Năm người bị bắt trong khi đang cố gắng truyền đi những tin tức và hình ảnh từ các nơi bị tàn phá bởi Cơn lốc Nargys. Blogger và là diễn viên hài
Maung Thura, nghệ danh Zarganar, đã bị tuyên phạt một mức án 59 năm tù giam trong thời gian diễn ra các vụ xét xử kín vào tháng 11. Các giới chức cáo buộc ông Maung Thura đã phổ biến các đoạn băng video về những nỗ lực giải cứu tại các khu vực bị tàn phá nặng nề, giao thiệp với những nhà bất đồng chính kiến bị đày ải, và đưa ra báo động trong công chúng bằng những lời bình luận với truyền thông nước ngoài.

Eritrea, với 13 nhà báo còn trong tù, là tay cai ngục tệ hại thứ tư. Các giới chức Eritrea đã khước từ công bố những nơi ở, tình trạng pháp lý, hay sức khỏe của bất cứ nhà báo nào mà họ đã giam giữ.
Những tin tức trên mạng trực tuyến không được kiểm chứng cho biết rằng ba trong số các nhà báo bị cầm tù có thể đã chết trong ngục, song chính phủ nước này đã từ chối thậm chí cả việc cho biết liệu những người bị giam giữ này có còn sống hay đã chết.

Uzbekistan, với sáu nhà báo bị giam giữ, là gã gác ngục tệ hại thứ năm. Những trường hợp giam cầm đó gồm có Dzhamshid Karimov, cháu trai của tổng thống nước này. Là một nhà báo làm việc cho các trang Web tin tức độc lập, ông Karimov đã bị ép buộc vào một bệnh viện tâm thần từ năm 2006.

Dưới đây là những xu hướng và chi tiết khác nổi lên trong phân tích của CPJ:
* Trong khoảng 11% các trường hợp trên, các chính phủ đã sử dụng đủ các hình thức buộc tội khác nhau không liên quan gì tới nghề báo để trả thù những nhà báo, biên tập viên và phóng viên ảnh hay chỉ trích. Những lời buộc tội đó trải rộng từ cả những vi phạm các quy định về sở hữu chất ma túy. Trong những trường hợp thuộc về cuộc điều tra này, CPJ đã quả quyết rằng những lời buộc tội là hầu như nhằm đem tới hành động trả thù đối với việc làm của nhà báo.
* Những vi phạm đối với các quy định kiểm duyệt, là thứ để buộc tội phổ biến thứ hai, được áp dụng trong khoảng 10% các vụ việc. Những cáo buộc phỉ báng làm mất danh dự mang tính tội phạm chiếm 7% các vụ việc, trong khi những trường hợp bị buộc tội xúc phạm tới dân tộc hay tôn giáo nằm ở mức 4%. Hai nhà báo bị bỏ tù vì đã đưa ra những gì mà các nhà chức trách coi như là tin tức "giả". (Nhiều kiểu buộc tội có thể được áp dụng trong những trường hợp đơn lẻ).
* Các nhà báo làm việc cho báo in và Internet chiếm thành phần chủ yếu trong cuộc điều tra. Các nhà báo truyền hình nằm trong số lượng tác nghiệp lớn thứ hai, tham gia 6% các trường hợp được điều tra. Các nhà báo phát thanh chiếm 4%, và các nhà làm phim tài liệu chiếm 3%.
* Bản đối chiếu năm 2008 phản ánh tình trạng tệ hại lần thứ hai liên tiếp căn cứ trên tổng số các nhà báo bị cầm tù. Điều đó nói lên rằng, số liệu năm 2008 là rất phù hợp với các kết quả điều tra trong từng năm kể từ năm 2000. Nghiên cứu của CPJ cho thấy rằng các trường hợp giam giữ tăng lên đáng kể vào năm 2001, sau khi chính phủ các nước áp đặt rộng rãi các luật lệ về an ninh quốc gia trong sự bừng tỉnh qua các vụ tấn công khủng bố ngày 9/11 vào Hoa Kỳ.
* Hoa Kỳ, nước đang cầm giữ phóng viên ảnh Ibrahim Jassam tại Iraq mà không có xét xử, đã liên tiếp năm năm nằm trong danh sách các nước giam cầm nhà báo của CPJ. Trong quá trình này, các nhà chức trách quân đội Hoa Kỳ đã bỏ tù hàng tá nhà báo tại Iraq -- từ vài ngày cho tới vài tháng cho mỗi trường hợp -- mà không có lời buộc tội hay có các thủ tục pháp lý. Không có sự buộc tội luôn được chứng tỏ trong những trường hợp này.

CPJ không áp dụng một định nghĩa cứng nhắc cho nghề báo mạng trực tuyến, song lại đánh giá một cách thận trọng công việc của các blogger và những nhà báo mạng để xác định rõ liệu nội dung có mang bản chất báo chí hay không. Nói chung, CPJ hướng tới nhìn nhận xem liệu nội dung trong đó có thuộc về người viết hay bài tường thuật có dựa trên cơ sở sự thực hay không. Trong một xã hội hà khắc, nơi phương tiện truyền thông bị hạn chế, CPJ chọn cách tiếp cận bao quát với những tác phẩm được giới thiệu trên mạng trực tuyến.

Tổ chức này tin tưởng rằng các nhà báo không thể bị cầm tù vì thực hiện công việc trong nghề nghiệp của mình. CPJ đã gửi những bức thư bày tỏ những mối quan ngại thực sự của mình đối với từng quốc ga đã bỏ tù một nhà báo.

Bản danh sách của CPJ là một phát súng bắn ra giữa đêm khuya ngày 1 tháng 12 năm 2008 vào những chế độ giam cầm đó. Nó chưa tính đến nhiều nhà báo mới bị giam cầm và đã được trả tự do trong suốt năm nay; các bản báo cáo về những trường hợp đó có thể được thấy tại trang web
www.cpj.org. Các nhà báo vẫn còn nằm trong danh sách của CPJ cho tới khi tổ chức này xác định với sự tin tưởng chắc chắn khả dĩ chấp nhận được rằng họ đã được trả tự do hoặc đã chết trong tù.

Các nhà báo hoặc mất tích hoặc bị bắt cóc bởi các thực thể phi chính phủ, bao gồm các băng nhóm tội phạm, phiến quân, hay các nhóm quân sự, thì không nằm trong dang sách bị cầm tù này. Các trường hợp của họ hiện được phân loại trong danh sách "
mất tích" hay "bị bắt cóc"[Mời bấm vào xem].

--------------------------------------------------------
Tổng cộng: 125
Mời bấm vào tên quốc gia để xem bản tóm tắt.
AFGHANISTAN: 1
ARMENIA 1
AZERBAIJAN: 5
BANGLADESH: 1
BURMA: 14
BURUNDI: 1
CAMEROON: 2
CHINA: 28
CUBA: 21
DEMOCRATIC REPUBLIC OF CONGO: 2
ECUADOR: 1
EGYPT: 1
ERITREA: 13
ETHIOPIA: 2
THE GAMBIA: 1
IRAN: 5
IRAQ in U.S. custody: 1
IRAQ in Iraqi Kurdistan custody: 1
ISRAEL and the OCCUPIED PALESTINIAN TERRITORY: 4
IVORY COAST: 1
MALDIVES: 1
PERU: 2
PHILIPPINES: 1
RUSSIA: 2
SENEGAL: 1
SINGAPORE: 1
SRI LANKA: 3
UZBEKISTAN: 6
VIETNAM: 2

------------------------------------------------------------

VIỆT NAM

Nguyễn Văn Hải, Điếu Cày
Bị bỏ tù: Ngày 19-4-2008
Ông Hải đã bị bắt ngày 19 tháng Tư và bị cầm giữ mà không có lời buộc tội trong năm tháng, theo các tin tức cho hay. Một phiên tòa kín diễn ra ngày 10 tháng 9 đã tuyên bố ông phạm tội trốn thuế
Ông Hải, người cũng được ghi nhận với cái tên Nguyễn Hoàng Hải, là một nhà bình luận thẳng thắn trên blog chính trị của ông có tên là Điếu Cày ("The Peasant's Pipe"). Ông đã bị tuyên án 30 tháng tù giam về việc không trả các khoản thuế trong 10 năm cho một phần tòa nhà mà ông đã thuê của một cửa hàng kính. Các tin tức báo chí quốc tế đã trích dẫn lời của luật sư bảo vệ ông nói rằng các khoản thuế đó phải được trả bởi chủ nhà [chứ không phải ông], theo như nội dung bản thỏa thuận thuê mướn.
Một vài trang [entry] blog của ông Hải đã động chạm đến những vấn đề nhạy cảm chính trị. Ông đã đưa tin bài về các cuộc phản kháng trong cả nước chống lại Trung Quốc, nước tranh chấp yêu sách chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với các Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các cuộc phản kháng về vấn đề này đã khởi phát vào tháng 1. Ông Hải cũng đã kêu gọi ủng hộ các cuộc biểu tình chống lại chặng rước đuốc Olympic Bắc Kinh, được lên kế hoạch sẽ đi qua Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 4, theo thông tin trên trang Web của Việt Tân, một tổ chức lưu vong ủng hộ dân chủ.
Ông Hải đã không được phép có những cuộc thăm nuôi của gia đình trong suốt năm tháng ông bị giam giữ, Việt Tân cho biết.

Ông Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên
Bị bỏ tù: ngày 12-5-2008
Công an đã bắt ông Chiến cùng với nhà báo Nguyễn Văn Hải, một phóng viên của tờ Tuổi Trẻ. Các vụ bắt giữ đã xảy ra sáu tuần sau khi một thứ trưởng được tuyên tha bổng vì những tội danh tham nhũng trong một vụ án năm 2006 mà các phóng viên này đưa tin bài, theo các tin tức báo chí cho hay.
Các nhân viên an ninh đã trích dẫn những điểm không đúng sự thực từ các bài báo được đăng tải trong những tờ báo tiếng Việt có tiếng là chính trực, theo các nguồn tin báo chí cho hay. Ông Nguyễn Văn Hải (không có quan hệ gì với ông Hải Điếu Cày) và ông Nguyễn Việt Chiến xông xáo đưa tin bài về vụ bê bối "PMU-18" năm 2006, trong đó các cán bộ ngành giao thông vận tải bị cáo buộc đã cá độ bằng tiền công quỹ trong các trận bóng đá. Ông bộ trưởng giao thông đã từ chức do vụ bê bối này và một số cán bộ vẫn phải đối mặt với những lời buộc tội vào cuối năm.
Theo tin tức từ báo chí, hai tờ báo, Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đã đăng những bài xã luận có tính phê phán phản đối những vụ bắt giữ, song đã nhận được những lời cảnh báo của giới quyền lực yêu cầu chấm dứt.
Tháng Tám, chính phủ Việt Nam đã thu thẻ nhà báo của ít nhất bốn nhà báo do việc đã tường thuật "gây khuấy động thông tin" sau hai vụ bắt giữ, theo một bản dịch từ một bài báo trên trang Web Nhân Dân tiếng Việt được cung cấp bởi BBC Monitoring.
Ngày 30 tháng 9 ông Chiến và ông Hải đã bị chính thức buộc tội với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến các lợi ích quốc gia." Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt ông Chiến hai năm tù giam vào ngày 15 tháng 10. Ông Hải, không tranh cãi với lời buộc tội, trong cùng ngày, đã bị tuyên án cải tạo không giam giữ hai năm. Theo các tin tức báo chí cho biết, một sĩ quan cảnh sát cũng chịu một án phạt tù một năm vì "cố tình để lộ bí mật quốc gia" cho hai nhà báo. Trong khi thẩm vấn ông Chiến, một công tố viên đã cho rằng bài phỏng vấn công an là phạm pháp theo luật báo chí bởi vì "các nhà báo không được phép nhận thông tin từ các nguồn không được phép," theo tin từ tờ Asia Sentinel.

---------------------------------------------------------------------------------
Hiệu đính:
Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Friday December 5, 2008 - 06:50pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2767

-----------------------------------

Committee to Protect Journalists [CPJ]
Imprisoned
CPJ's 2008 prison census: Online and in jail

http://www.cpj.org/imprisoned/cpjs-2008-census-online-journalists-now-jailed-mor.php

Also: See capsule reports on journalists in jail as of December 1, 2008

New York, December 4, 2008--Reflecting the rising influence of online reporting and commentary, more Internet journalists are jailed worldwide today than journalists working in any other medium. In its annual census of imprisoned journalists, released today, the Committee to Protect Journalists found that 45 percent of all media workers jailed worldwide are bloggers, Web-based reporters, or online editors. Online journalists represent the largest professional category for the first time in CPJ's prison census.

Abdel Karim Suleiman, an Egyptian blogger, is one of 56 online journalists jailed worldwide. (Reuters)
http://cpj.org/imprisoned/rtrs_amer.jpg

CPJ's survey found 125 journalists in all behind bars on December 1, a decrease of two from the 2007 tally. (
Read detailed accounts of each imprisoned journalist.) China continued to be world's worst jailer of journalists, a dishonor it has held for 10 consecutive years. Cuba, Burma, Eritrea, and Uzbekistan round out the top five jailers from among the 29 nations that imprison journalists. Each of the top five nations has persistently placed among the world's worst in detaining journalists.
At least 56 online journalists are jailed worldwide, according to CPJ's census, a tally that surpasses the number of print journalists for the first time. The number of imprisoned online journalists has steadily increased since CPJ recorded the first jailed Internet writer in its 1997 census. Print reporters, editors, and photographers make up the next largest professional category, with 53 cases in 2008. Television and radio journalists and documentary filmmakers constitute the rest.
"Online journalism has changed the media landscape and the way we communicate with each other," said CPJ Executive Director Joel Simon. "But the power and influence of this new generation of online journalists has captured the attention of repressive governments around the world, and they have accelerated their counterattack."
In October, CPJ joined with Internet companies, investors, and human rights groups to
combat government repression of online expression. After two years of negotiations, this diverse group announced the creation of the Global Network Initiative, which establishes guidelines enabling Internet and telecommunications companies to protect free expression and privacy online. Yahoo, Google, and Microsoft have joined the initiative.
Illustrating the evolving media landscape, the increase in online-related jailings has been accompanied by a rise in imprisonments of freelance journalists. Forty-five of the journalists on CPJ's census are freelancers; most of them work online. These freelancers are not employees of media companies and often do not have the legal resources or political connections that might help them gain their freedom. The number of imprisoned freelancers has risen more than 40 percent in the last two years, according to CPJ research.
"The image of the solitary blogger working at home in pajamas may be appealing, but when the knock comes on the door they are alone and vulnerable," said CPJ's Simon. "All of us must stand up for their rights--from Internet companies to journalists and press freedom groups. The future of journalism is online and we are now in a battle with the enemies of press freedom who are using imprisonment to define the limits of public discourse."

Imprisonments by media
http://cpj.org/imprisoned/media_pie_chart.jpg

Antistate allegations such as subversion, divulging state secrets, and acting against national interests are the most common charge used to imprison journalists worldwide, CPJ found. About 59 percent of journalists in the census are jailed under these charges, many of them by the Chinese and Cuban governments.
About 13 percent of jailed journalists face no formal charge at all. The tactic is used by countries as diverse as Eritrea, Israel, Iran, the United States, and Uzbekistan, where journalists are being held in open-ended detentions without due process. At least 16 journalists worldwide are being held in secret locations. Among them is Gambian journalist "Chief" Ebrima Manneh, whose whereabouts, legal status, and health have been
kept secret since his arrest in July 2006. From the U.S. Senate to the West African human rights court, international observers have called on authorities to free Manneh, who was jailed for trying to publish a critical report about Gambian President Yahya Jammeh.
Nowhere is the ascendance of Internet journalism more evident than in China, where 24 of 28 jailed journalists worked online. China's prison list includes
Hu Jia, a prominent human rights activist and blogger, who is serving a prison term of three and a half years for online commentaries and media interviews in which he criticized the Communist Party. He was convicted of "incitement to subvert state power," a charge commonly used by authorities in China to jail critical writers. At least 22 journalists are jailed in China on this and other vague antistate charges.

Cuba, the world's second worst jailer, released two imprisoned journalists during the year after negotiations with Spain. Madrid, which resumed cooperative programs with Cuba in February, has sought the release of imprisoned writers and dissidents in talks with Havana. But Cuba continued to hold 21 writers and editors in prison as of December 1, all but one of them swept up in Fidel Castro's massive
2003 crackdown on the independent press. In November, CPJ honored Héctor Maseda Gutiérrez, who at 65 is the oldest of those jailed in Cuba, with an International Press Freedom Award.

Burma, the third worst jailer, is holding 14 journalists. Five were arrested while trying to spread news and images from areas devastated by Cyclone Nargis. The blogger and comedian
Maung Thura, who uses the professional name Zarganar, was sentenced to a total of 59 years in prison during closed proceedings in November. Authorities accused Maung Thura of illegally disseminating video footage of relief efforts in hard-hit areas, communicating with exiled dissidents, and causing public alarm in comments to foreign media.

Eritrea, with 13 journalists in prison, is the fourth worst jailer. Eritrean authorities have
refused to disclose the whereabouts, legal status, or health of any of the journalists they have imprisoned. Unconfirmed online reports have said that three of the jailed journalists may have died in custody, but the government has refused to even say whether the detainees are alive or dead.

Uzbekistan, with six journalists detained, is the fifth worst jailer. Those in custody include
Dzhamshid Karimov, nephew of the country's president. A reporter for independent news Web sites, Karimov has been forcibly held in a psychiatric hospital since 2006.

Here are other trends and details that emerged in CPJ's analysis:
In about 11 percent of cases, governments have used a variety of charges unrelated to journalism to retaliate against critical writers, editors, and photojournalists. Such charges range from regulatory violations to drug possession. In the cases included in this census, CPJ has determined that the charges were most likely lodged in reprisal for the journalist's work.

Violations of censorship rules, the next most common charge, are applied in about 10 percent of cases. Criminal defamation charges are filed in about 7 percent of cases, while charges of ethnic or religious insult are lodged in another 4 percent. Two journalists are jailed for filing what authorities consider to be "false" news. (More than one type of charge may apply in individual cases.

Print and Internet journalists make up the bulk of the census. Television journalists compose the next largest professional category, accounting for 6 percent of cases. Radio journalists account for 4 percent, and documentary filmmakers 3 percent.

The 2008 tally reflects the second consecutive decline in the total number of jailed journalists. That said, the 2008 figure is roughly consistent with census results in each year since 2000. CPJ research shows that imprisonments rose significantly in 2001, after governments imposed sweeping national security laws in the wake of the 9/11 terrorist attacks on the United States. Imprisonments stood at 81 in 2000 but have since averaged 128 in CPJ's annual surveys.

The United States, which is holding photographer Ibrahim Jassam without charge in Iraq, has made CPJ's list of countries jailing journalists for the fifth consecutive year. During this period, U.S. military authorities have jailed dozens of journalists in Iraq--some for days, others for months at a time--without charge or due process. No charges have ever been substantiated in these cases.

CPJ does not apply a rigid definition of online journalism, but it carefully evaluates the work of bloggers and online writers to determine whether the content is journalistic in nature. In general, CPJ looks to see whether the content is reportorial or fact-based commentary. In a repressive society where the traditional media is restricted, CPJ takes an inclusive approach to work that is produced online.

The organization believes that journalists should not be imprisoned for doing their jobs. CPJ has sent letters expressing its serious concerns to each country that has imprisoned a journalist.

Number of journalists in prison each year since 1998
http://cpj.org/imprisoned/imprisoned_decade_final.jpg

CPJ's list is a snapshot of those incarcerated at midnight on December 1, 2008. It does not include the many journalists imprisoned and released throughout the year; accounts of those cases can be found at
www.cpj.org. Journalists remain on CPJ's list until the organization determines with reasonable certainty that they have been released or have died in custody.

Journalists who either disappear or are abducted by nonstate entities, including criminal gangs, rebels, or militant groups, are not included on the imprisoned list. Their cases are classified as "
missing" or "abducted."


No comments: