The Washington Post/boston.com
Phép thử Dành cho Chính phủ Việt Nam:
Các Blogger được quyền tự do ngôn luận
Ben Stocking, Phóng viên Hãng thông tấn Associated Press [AP]
Ngày 6-12-2008
http://www.boston.com/news/world/asia/articles/2008/12/06/test_for_vietnam_government_free_speech_bloggers/
HÀ NỘI, Việt Nam -- Cú trượt dốc cuối cùng, khi công an đụng độ với những giáo dân Thiên chúa phản kháng về khu đất của nhà thờ bị sung công, công chúng Việt Nam đã không còn tin tưởng vào những bản miêu tả được trau truốt sạch sẽ trên hệ thống truyền thông bị nhà nước kiểm soát. Họ đã có thể đọc tất cả những tin tức này trên các trang blog.
Những hình ảnh và các tin bài của phương Tây được dịch ra nói về những buổi cầu nguyện bị cấm đoán vào tháng 9 năm ngoái đã được đưa lên hệ thống blog của mạng toàn cầu, nơi mọi chuyện đều được lan truyền đi -- từ ma túy, tình dục, cưới xin và đại dịch AIDS cho tới những lời chỉ trích thẳng thừng đối với chính quyền cộng sản.
Cho tới lúc này, chính quyền nhìn chung chưa bộc lộ rõ một quan điểm nào. Thế nhưng các quan chức của Bộ Thông tin và Truyền thông có vẻ như đang mất đi sự kiên nhẫn. Họ nói rằng đang chuẩn bị đưa ra những quy định mới sẽ hạn chế các blog quanh những vấn đề mang tính cá nhân -- có nghĩa là không được nói tới chính trị.
Các blog và những trang Web tin tức không được cấp phép đã tạo nên ảnh hưởng được gia tăng kể từ khi một đợt đàn áp thẳng tay đối với các nhà báo đã phả ra một không khí ớn lạnh khắp làng báo chí chính thống của Việt Nam.
Vào tháng 6, hai nhà báo từng xông xáo đưa tin bài về một vụ tham nhũng lớn trong chính quyền đã bị bắt và một người đã bị kết án hai năm tù giam. Bốn nhà báo khác đã bị thu thẻ nhà báo sau khi đăng những bài xã luận trên trang nhất công khai chỉ trích những vụ bắt giữ nhà báo này.
Các blogger đã nhanh chóng phản ứng lại.
"Chúng tôi đã chiến đấu qua hai cuộc chiến tranh để giành tự do cho bản thân mình từ gông cùm của chủ nghĩa đế quốc và thực dân, tất cả đều mang hy vọng sẽ có được những quyền cơ bản của con người," đó là những dòng tâm sự của bà Võ Thị Hảo, một nhà văn và là họa sĩ, trên trang blog có phong cách riêng của mình. "Thậm chí chính quyền thực dân Pháp đã cho phép tự do biểu đạt quan điểm, cho các phương tiện truyền thông tư nhân, các đảng đối lập hoạt động."
Những quan điểm đó sẽ không bao giờ xuất hiện trên hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam, thứ luôn bị lấn át bởi ưu thế vượt trội của những bài vở tán tụng các nhà lãnh đạo đất nước hay những bản liệt kê vô cảm về công việc của bộ máy quan liêu.
Trong việc đưa tin tức về các buổi cầu nguyện được tổ chức bởi Giáo hội Thiên chúa nhằm yêu cầu trả lại những mảnh đất bị sung công nhiều thập kỷ trước, phương tiện truyền thông nhà nước đã vẽ nên chân dung những người phản kháng như là những kẻ không biết tôn trọng pháp luật, trong khi các blogger thì miêu tả chi tiết họ như là những con người dũng cảm và biết tôn trọng nguyên tắc.
"Tôi có được thông tin từ các blog trong khi không thể tìm thấy chúng trong hệ thống truyền thông nhà nước," Nguyễn Thu Thủy, một blogger khi đi sâu vào bên trong niềm tin tôn giáo và đời sống gia đình của mình đã viết. "Mọi người đều có cái quyền được tự do phát biểu ý kiến của mình," cô nhận xét trong một cuộc phỏng vấn.
Gần 20 triệu trong 86 triệu công dân Việt Nam hiện sử dụng Internet, theo các số liệu của chính phủ mới đây nhất. Trong khi các blogger có tiếng tăm tập trung tại các thành phố lớn, thì các quan cà phê Internet có thể được tìm thấy ở mọi nơi kể cả các những xó xỉnh xa xôi nhất của đất nước này.
Bất cứ những lời chỉ tích nào đối với nhà nước đều không thể tưởng tượng thấy trong có ít năm trước, thế nhưng các blogger ngày nay lại đang thường xuyên đụng đến.
Một blogger có nhiều người ngưỡng mộ ở Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với cái tên Osin gần đây đã quở trách các quan chức hàng đầu của Việt Nam về việc sử dụng máy bay riêng trong các chuyến đi hội họp quốc tế.
"Một vị chủ tịch nước không nên sử dụng máy bay riêng theo kiểu phô trương," ông viết và chỉ ra rằng khi thủ tướng Thái Lan tới thăm Việt Nam, ông đã đi trên một chuyến bay thương mại. "Một sự nổi danh trong chính trị không phụ thuộc vào việc ông ta có thể bay đây đó trên một chiếc phi cơ lớn. Nó phụ thuộc vào việc ông ta có coi trọng đồng tiền thuế của người dân đóng cho nhà nước hay không."
Các quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông đã không hồi âm trước một yêu cầu phỏng vấn từ Hãng thông tấn Mỹ AP [về vấn đề này]
Việt Nam lại còn đi xa tới mức như người láng giềng Trung Quốc trong việc ngăn chặn những nội dung không được ưa thích trên Internet. Họ đã chặn một số trang Web được quản lý bởi những người Việt Nam ở nước ngoài mà chính phủ coi như mối đe doạ chính trị. Song họ lại không thể cản trở được lối vào của mạng Yahoo 360, một diễn đàn blog vô cùng phổ biến với những người Việt trẻ tuổi
"Thật thú vị khi họ đã chọn cách không chặn đường vào mạng này," theo lời của Rabecca MacKinnon, một giáo sư trường Đại học Hong Kong, người từng viết về những quy định trên Inetrnet của Trung Quốc. "Một ai đó đã cho rằng đó là do họ không muốn hành xử theo lối gây nên trò 'gậy ông đập lưng ông'."
Một blogger được biết đến với cái tên Điếu Cày đã bị buộc tội trốn thuế sau khi ông cổ vũ dân chúng phản kháng lại các nghi lễ rước đuốc Olympic tại Thành phố Hồ Chí Minh ngay trước khi thế vận hội Bắc Kinh diễn ra mùa hè vừa qua. Ông đã chỉ trích các chính sách của Trung Quốc tại Tây Tạng và Quần đảo Trường Sa, một quần đảo nằm ở Biển Đông được yêu sách chủ quyền của cả Trung Quốc và Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đặc biệt nhạy cảm đối với mọi vấn đề mà họ đánh giá như là biểu hiện xúi giục quần chúng phản kháng, và cũng luôn lo sợ hành động gây bối rối cho người láng giềng khổng lồ phương bắc của mình
Các blogger Việt Nam thường viết những nội dung trên blog theo lối xưng tội không liên quan gì tới chính trị.
Một blogger có tên "Sun's Secret" mới đây đã viết về cuộc hôn nhân sắp tới cô và những nỗi lo sợ của cô rằng mình đang lao vào một cách quá vội vã. "Đôi khi tôi cảm thấy như mình chỉ muốn chạy trốn mối quan hệ này," cô tâm sự.
Sun's Secret cũng thú nhận cảm giác hối hận do đã giới thiệu hai người bạn với nhau để rồi họ ăn nằm với nhau và sau đó phát hiện ra là mình đã bị dương tính với HIV.
"Đó có phải là lỗi của tôi không?" cô hỏi. "Tôi đã giúp họ làm quen với nhau."
Một số blogger nói là chính phủ đã thất bại trong việc giữ không cho phổ biến rộng hoạt động blog, và họ nghĩ là đã quá muộn để kéo lùi thực tế này.
"Chính phủ không có được công nghệ hay nhân lực để kiểm soát tất cả mọi blogger," theo nội dung trên blog của TTX Vàng Anh, một "hãng thông tấn" tự xưng của các công dân, được nhiều người ưa chuộng.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Sunday December 7, 2008 - 04:11pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2859
-----------------------------------------------
The Washington Post/boston.com
Test for Vietnam government: free-speech bloggers
By Ben Stocking, Associated Press Writer
December 6, 2008
http://www.boston.com/news/world/asia/articles/2008/12/06/test_for_vietnam_government_free_speech_bloggers/
HANOI, Vietnam—Last fall, when police clashed with Catholic protesters over confiscated church land, the Vietnamese public didn't need to rely on the sanitized accounts in the government-controlled media. They could read all about it on the blogs.
The photos and translated Western news reports about last September's outlawed prayer vigils were posted in a Vietnamese blogosphere where anything goes -- from drugs, sex, marriage and AIDS to blunt criticism of the communist government.
Until now the government has generally taken a hands-off attitude. But officials at the Ministry of Information and Communications appear to be losing patience. They say they are preparing new rules that would restrict blogs to personal matters -- meaning no politics.
Blogs and unlicensed news Web sites have taken on added weight since a crackdown on journalists cast a chill over Vietnam's mainstream media.
In June, two journalists who had aggressively covered a major government corruption case were arrested and one of them was sentenced to two years in prison. Four others had their press cards revoked after running front-page stories decrying the journalists' arrests.
The bloggers were quick to react.
"We fought two wars to free ourselves from the shackles of imperialism and colonialism, all in the hope of having basic human rights," wrote Vo Thi Hao, a novelist and painter, on her self-titled blog. "Even the French colonial government allowed private media, opposition parties and free expression."
Such sentiments would never appear in Vietnam's state-controlled media, which are dominated by admiring stories of the country's leaders or dull accounts of the bureaucracy at work.
In the reporting of the vigils organized by the Catholic Church to demand the return of lands seized decades ago, the state media portrayed the protesters as lawless, while the bloggers portrayed them as principled and brave.
"I get information from the blogs that I could never find in the state media," said Nguyen Thu Thuy, a blogger who delves into her religious beliefs and family life. "Everybody has the right to free expression," she said in an interview.
Roughly 20 million of Vietnam's 86 million citizens use the Internet, according to the latest government figures. While high-profile bloggers are concentrated in the big cities, cyber-cafes can be found in all but the most remote corners of the country.
Any public criticism of the government would have been unthinkable a few years ago, but today's bloggers are sometimes scatheing.
A popular Ho Chi Minh City blogger known as Osin recently chided Vietnam's top-ranking officials for chartering airplanes to fly to international meetings.
"A head of state should not use a chartered plane to show off," he wrote, pointing out that when the prime minister of Thailand visited Vietnam, he came on a commercial flight. "A politician's reputation does not depend on whether he can fly around in a big plane. It depends on whether he values the taxpayers' money."
Information and Communications Ministry officials did not reply to an interview request from The Associated Press.
Vietnam has yet to go as far as neighboring China does in suppressing undesirable Internet content. It blocks some Web sites run by overseas Vietnamese that the government views as a political threat. But it has not hindered access to Yahoo 360, a blogging platform that is extremely popular with young Vietnamese.
"It's interesting that they've chosen not to block it," said Rebecca MacKinnon, a professor at the University of Hong Kong who has written about China's Internet policies. "One assumes it's because they don't want to deal with the blowback it would cause."
Still, the government occasionally tries to make an example of those who go too far.
A blogger known as Dieu Cay was charged with tax evasion after encouraging people to protest at the Olympic torch ceremonies in Ho Chi Minh City shortly before the Beijing games last summer. He criticized China's policies in Tibet and the Spratly Islands, an archipelago in the South China Sea that is claimed by both China and Vietnam.
Vietnam's government is particularly sensitive to anything it regards as fomenting public protests, and also is wary of upsetting its giant northern neighbor.
Vietnamese bloggers often write confessional postings that have nothing to do with politics.
One named "Sun's Secret" recently wrote about her upcoming marriage and her fears that she was rushing into it too quickly. "Sometimes I feel like I just want to run away from this relationship," she confided.
Sun's Secret also confessed to feeling remorseful because she introduced two friends who slept together and later found out that they were HIV positive.
"Is it my fault?" she asked. "I introduced them."
Some bloggers say the government has failed to keep up with the spread of blogging, and think it's too late to roll it back.
"The government doesn't have the technology or the manpower to control all the bloggers," read a posting on TTX Vang Anh, a popular self-styled citizens' "news agency."
No comments:
Post a Comment