Thượng tọa Thích Chân
Quang: khi ‘sư phụ’ trù đệ tử ‘đọa làm cầm thú’
Nguyễn Mạnh Hà
Gửi
cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
7 tháng 7
năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6p2g8e8lpno
Những vấn
đề xung quanh quá trình học tập, nghiên cứu và tu hành của Thượng tọa Thích
Chân Quang – Vương Tấn Việt. Bài viết của nhà báo Nguyễn Mạnh Hà gửi cho BBC
News Tiếng Việt từ Hà Nội.
Những
tranh cãi xung quanh trường hợp ông Vương Tấn Việt - Thượng tọa Thích Chân
Quang đã làm nổi rõ các vấn đề về học thuật và tôn giáo ở Việt Nam
Ngày 19/6,
Thượng tọa Thích Chân Quang bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấm thuyết giảng dưới
mọi hình thức, không được chủ trì tổ chức sự kiện tập trung đông người trong 2
năm và phải gỡ bỏ tất cả các bài giảng gây hoang mang trên mạng xã hội. Giáo hội
cũng yêu cầu thu hồi tất cả phái quy y Tam bảo trong đó Thượng tọa kiêm tiến sĩ
luật đã tự tiện thay đổi nội dung không đúng với Ngũ giới Đức Phật đã quy định.
Để có bằng
tiến sĩ luật, nhà sư Thích
Chân Quang - tên thật Vương Tấn Việt - chỉ mất hơn 2 năm trên cơ sở
bằng Cử nhân hệ vừa học vừa làm. Nhiều chuyên gia trong ngành lên tiếng nếu thực
hiện đầy đủ các đầu việc để có bằng tiến sĩ trong thời gian 2 năm (chưa kể đúng
lúc đại dịch còn hoành hành với các đợt giãn cách liên tục) thì chỉ có thể là
“thiên tài”.
Luận
án có ‘nhiều vấn đề’
Một phó hiệu
trưởng trường đại học ở TP HCM từng học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ nói với
báo Tuổi trẻ, các nghiên cứu sinh bỏ qua bậc thạc sĩ sẽ rất vất vả do phải học
lại kiến thức ở trình độ thạc sĩ: “Một số nghiên cứu sinh xuất sắc, với các bài
báo quốc tế có thể hoàn thành đúng tiến độ đào tạo trong 4 năm, được xem là rất
siêu rồi. Bản thân tôi phải học hết thời gian đào tạo kéo dài cho phép (hơn 7
năm) theo quy định mới tốt nghiệp tiến sĩ."
Trường Đại
học Luật Hà Nội- nơi cấp bằng tiến sĩ cho ông Vương Tấn Việt - ra thông cáo khẳng
định tổng thời gian đào tạo 2 năm 3 tháng của ông kể từ khi được công nhận
nghiên cứu sinh đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ “đáp
ứng và tuân thủ tất cả các quy định”.
·
Luận án tiến sĩ
luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'
27
tháng 6 năm 2024
·
'Vong nhập'
trong khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng: Thế hệ trẻ học được gì từ người tu hành?
20
tháng 6 năm 2024
·
Thầy Tuệ Sỹ
trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam
24
tháng 11 năm 2023
Hiện luận
án “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của Tiến
sĩ Vương Tấn Việt cùng như băng hình buổi bảo vệ đều được công khai trên mạng.
Những dòng đầu tiên của luận án viết: “Trong lý luận cực kỳ cơ bản của pháp luật,
Quyền và Nghĩa vụ là hai mặt của một vấn đề. Nếu con người cho rằng mình có Quyền
thụ hưởng (enjoyment) thì cũng đồng nghĩa với việc phải có Nghĩa vụ cống hiến
(dedication). Thậm chí, Nghĩa vụ phải đi trước Quyền thì xã hội mới phát triển
hợp lý. Con người phải trồng lúa rồi mới có gạo để nấu cơm ăn. Nếu chỉ đòi hỏi
phải có cơm, Quyền được ăn cơm là Quyền hiển nhiên, rồi ai cũng ngồi đó chờ cơm
thì chẳng bao lâu kho gạo sẽ cạn. Mọi người phải đi gieo trồng lúa trước đã, rồi
Quyền được ăn cơm sẽ hiện ra”.
Trong
video phản biện, ông Nguyễn Quốc Tấn Trung đã chỉ ra nhiều vấn đề trong luận án
tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt
Giới
nghiên cứu vẫn tiếp tục mổ xẻ nội dung luận án. PGS-TS Ngô Huy Cương (giảng
viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) thể hiện sự bức xúc khi luận
án này có khuynh hướng phủ nhận các quyền tự nhiên của con người, đồng nghĩa với
“em bé mới sinh ra phải làm gì đó cho đời thì mới được bú mẹ”.
Tiến sĩ
Nguyễn Thanh Huy (Trường Đại học Khánh Hòa) phân tích rõ hơn: “Ở đây khi đang
nói ‘quyền’ (con người), nhưng ngay sau đó ông biến nó thành ‘quyền hưởng thụ’,
tức quyền lợi, quyền được thụ hưởng những lợi ích vật chất và tinh thần của một
công dân trong xã hội và được pháp luật quy định. Từ đó ông lái sang việc phải
thực hiện nghĩa vụ công dân trước thì mới có được cái ‘quyền’ ấy. Trong khi,
quyền con người lại khác xa. Nó là cái quyền mặc nhiên phải có và vô điều kiện,
chỉ cần một cá nhân được sinh ra thì ngay lúc đó có được trọn vẹn ‘quyền con
người’ ấy. Ý thức rất rõ điều này nhân loại đã khẳng định và xác lập nó thông
qua các công ước quốc tế.”
Nghiên cứu
sinh kiêm trợ giảng tại Đại học Victoria (Canada) Nguyễn Quốc Tấn Trung làm hẳn
một clip 16 phút phản biện luận án này đăng YouTube từ cuối tháng 12/2021 thu
hút hơn 800.000 lượt xem. Phản biện này cho rằng vấn đề ông Việt đặt ra (vì sao
pháp luật quốc tế không quy định nghĩa vụ con người phổ quát mà chỉ có quyền?)
không phải không có tính sáng tạo. Tuy nhiên, ông Trung cũng cho hay khi đặt một
câu hỏi nghiên cứu mà phủ nhận, lật lại toàn bộ giá trị, mục tiêu, mục đích của
ngành luật thì có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, đề tài quá lớn với quá nhiều
vấn đề mà một luận án tiến sĩ không giải quyết được; thứ hai là cách đặt câu hỏi
sai, cần xem lại.
“Dưới góc
độ pháp luật quốc tế, quyền không phải lúc nào cũng tương ứng với nghĩa vụ nhất
định. Cách tư duy theo chiều này khó thành hiện thực,” ông Nguyễn Quốc Tấn
Trung nói.
Tiến sĩ
Nguyễn Sĩ Dũng chỉ ra bốn điểm bất hợp lý của luận án. Trong đó có: Khó khăn
trong thu thập dữ liệu và nghiên cứu thực tiễn, dẫn đến “50% nội dung đề tài là
không có dữ liệu để thu thập và tất nhiên là cũng không có thực tiễn để nghiên
cứu”; Hạn chế cả về tính mới mẻ và đóng góp thực tiễn hoặc lý thuyết do thiếu
các tiền lệ và nghiên cứu trước đó...
Như vậy dù
hội đồng khoa học Trường Đại học Luật đã đồng ý cho ông Việt trở thành tiến sĩ
nhưng còn hội đồng “trường đời” cũng gồm toàn các “cao thủ” đã lên tiếng phản
biện.
Theo Trường
Đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt đã hoàn thành chương trình
đào tạo. Luận án của ông được đơn vị chuyên môn đề nghị được đánh giá ở hội đồng
đánh giá luận án cấp trường; luận án của nghiên cứu sinh được các phản biện độc
lập tán thành. Đến nay vẫn chưa thấy những người chịu trách nhiệm trong việc phản
biện, đánh giá luận án này lẫn Tiến sĩ Vương Tấn Việt đăng đàn giải đáp, phản
biện lại các phản biện về chuyên môn nói trên.
Không
phản bội ai?
Giáo hội
Phật giáo Việt Nam còn yêu cầu chùa Thiền Tôn Phật Quang và vị trụ trì Thích
Chân Quang phải thu hồi tất cả phái quy y Tam bảo tự tiện thay đổi nội dung
không đúng với Năm giới căn bản của Phật tử tại gia do Đức Phật chế định. Cụ thể,
giới “không được tà dâm” được Thích Chân Quang sửa thành “không phản bội”.
Trước hết,
có thể thấy hai phạm trù này không giống nhau. Cụm từ “không được tà dâm” đã đầy
đủ ý nghĩa để Phật tử theo đó mà thực hành. Nhưng “không phản bội” thì vẫn còn
thiếu đối tượng “ai”, “cái gì”.
Để bổ sung
cho sự khiếm khuyết này, trong phần Chín điều nguyện giấy quy y của Thiền Tôn
Phật Quang có điều 8: “Nguyện tận dạ trung thành, vâng phục tôn sư.” “Tôn sư”
đây tức là Thượng tọa Thích Chân Quang.
“Phật giáo
làm gì có ‘trung thành’ với ai? Ngay cả Phật còn nói là đừng vội tin Phật kia
mà? Sao bây giờ một vị Thượng tọa lại yêu cầu Phật tử ‘tận dạ trung thành’ và
‘vâng phục’ mình?”, trang thuvienhoasen.org đặt câu hỏi.
Điều 9
“Nguyện không tu hành cô độc” cũng được coi là trái với những lời dạy của Phật.
Đó là mỗi người hãy nương tựa vào “hải đảo tự thân” hay “tự thắp đuốc lên mà
đi”. Vì vậy việc tự ý sửa đổi giới luật và đặt ra các nguyện kiểu như trên được
coi là hành vi làm tổn hại Phật pháp. Hiện trên mạng cũng trôi nổi nhiều thông
tin tố cáo nhà sư Thích Chân Quang vi phạm nghiêm trọng chính giới luật mà ông
cho tẩy xóa khỏi phái quy y.
Tháng trước,
báo Giác Ngộ nhận được khúc mắc từ một Phật tử trẻ tham gia sinh hoạt đạo tràng
tại một ngôi chùa “thu hút khá nhiều giới trẻ”. Người này sau một thời gian
sinh hoạt thì được đưa vào nhóm nòng cốt và phải đọc “Lời phát nguyện trung
thành tuyệt đối”, trong đó có những câu: “Nếu con phản bội Như Lai/ Thân con lửa
đốt qua vài triệu năm. Ân tình sư phụ cao thâm/ Con mà phản bội đọa cầm thú
luôn… Nếu còn một chút cá nhân/ Thì con xin chịu tan thân nát người.”
Phật tử
này còn cho biết đã vào nhóm nòng cốt thì chỉ được nghe pháp duy nhất của sư phụ
và nếu không trung thành tuyệt đối với sự phụ, với chùa thì sẽ bị kỷ luật khai
trừ khỏi đạo tràng.
Báo Giác
ngộ đăng công khai thư trả lời vị Phật tử này, trong đó có đoạn: “Đạo Phật
không xây dựng niềm tin cho tín đồ dựa trên sự si mê (trung thành tuyệt đối),
cũng không xây dựng niềm tin bằng sự đe dọa (phản bội sư phụ bị đọa làm cầm
thú). Đạo Phật cũng không chủ trương thần quyền và giáo quyền, không ai có quyền
thưởng phạt ai, tất cả đều vận hành theo nhân quả… Việc ngăn cấm đệ tử nghe
giáo pháp từ những vị tăng ni khác (chỉ nghe pháp sư phụ) là sự độc đoán, u mê
không nên có.”
Tờ báo
cũng cho rằng những lời dạy kiểu “phản bội sư phụ bị đọa làm cầm thú” là “vô
căn cứ và bất lương”.
Tuy báo
không nói rõ tên ngôi chùa mà Phật tử kia từng sinh hoạt nhưng rõ ràng nội dung
giới nguyện trùng hợp với Chín điều nguyện giấy quy y của Thiền Tôn Phật Quang.
Ngôi chùa
do Thích Chân Quang trụ trì được biết còn nắm giữ một mạng lưới gồm 41 đạo
tràng và 33 hội nhóm “chúng thanh niên Phật tử” (báo Công Thương thống kê vào
thời điểm 2018) phủ sóng khắp các tỉnh thành trong nước, thậm chí cả nước ngoài
(Đài Loan và Nhật Bản). Nên có thể suy ra những điều luật bị tùy tiện sửa đổi
và thêm thắt kể trên đã và đang được truyền bá rộng rãi. Đáng lưu ý nữa là ở
Thiền Tôn Phật Quang, ngày ngày đệ tử đến lễ bái trước tượng Phật (trong đó có
bức tượng lộ thiên cao tới 14m) được cho là mang vẻ mặt của chính vị trụ trì.
-------------------------------------------------------------------------------------
XEM
THÊM
Đọc
Luận Án Tiến Sĩ Của Thượng Tọa Thích Chân Quang
03/07/2024
https://diendantheky.net/nguyen-van-tuan-doc-luan-an-tien-si-cua-tt-thich-chan-quang/
Bản
luận án “có 1-0-2” công khai bôi nhọ chế độ ta về Nhân Quyền
Nghiêm
Huấn Từ
05/07/2024
https://baotiengdan.com/2024/07/05/ban-luan-an-co-1-0-2-cong-khai-boi-nho-che-do-ta-ve-nhan-quyen/
No comments:
Post a Comment