Thực hư chuyện đệ nhất
phu nhân Ukraine mua siêu xe đắt nhất thế giới
04/07/2024
Vào
ngày 1 tháng 7, hàng trăm cơ quan thông tấn và báo chí ở Nga đưa tin rằng Đệ nhất
phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã mua chiếc siêu xe đắt nhất thế giới, một chiếc
Bugatti và bà đã trả 4,5 triệu euro (4,8 triệu đô la).
https://gdb.voanews.com/c8f0c108-45f4-407f-ade3-3f48a1e23a17_w1023_r1_s.jpg
Đệ nhất
phu nhân Ukraine Olena Zelenska.
Hàng nghìn
cư dân mạng ẩn danh và những người ủng hộ Điện Kremlin đã lan truyền thông tin
này trên các nền tảng truyền thông xã hội bằng nhiều ngôn ngữ bằng cách sử dụng
một văn bản gần như giống hệt nhau:
“Trong khi
người Ukraine phải chết trong một cuộc xung đột vô nghĩa do NATO tạo ra thì
Olena Zelenska lại chi 4,5 triệu euro cho một chiếc Bugatti Tourbillon trong
chuyến thăm Paris giữa lúc đất nước bị tàn phá thì không tưởng tượng được”.
BBC đưa
tin những bài đăng đó đã tiếp cận ít nhất 12 triệu người dùng chỉ riêng trên X.
Tại Hoa Kỳ,
hàng chục trang web tự nhận là nguồn tin tức địa phương đã đăng tin về
Zelenska-Bugatti.
Hầu hết đều
trích dẫn hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, một phần của tập đoàn truyền
thông MIA Rossia Segodnya của Điện Kremlin, vốn cũng bao gồm Sputnik và Russia
Today.
RIA
Novosti dẫn bản tin của trang web tiếng Pháp Vérité Cachée (Sự thật ẩn giấu) xuất
bản ngày 1/7 cho biết bà Olena Zelenska đã trở thành chủ sở hữu đầu tiên của mẫu
siêu xe ý tưởng “Turbillon” của Bugatti.
RIA
Novosti cho biết vụ vạch trần Zelenska được đưa ra nhằm xác nhận phúc trình gần
đây của Ngũ Giác Đài trước Quốc hội, trong đó ông Robert Storch, Tổng Thanh tra
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đã trình bày chi tiết về “mức độ tham nhũng cao nhất ở
Ukraine”.
Phúc trình
hàng quý mới nhất của Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ về Ukraine cho biết tham
nhũng vẫn là một thách thức ở Ukraine, bị khuếch đại bởi chiến tranh với Nga và
15% trong số 62 cuộc điều tra đang diễn ra ở Ukraine có liên quan đến cáo buộc
tham nhũng.
Tuy nhiên,
RIA Novosti không đề cập đến việc phúc trình của Ngũ Giác Đài cũng ghi nhận những
tiến bộ đáng kể mà chính phủ Kyiv đã đạt được trong nỗ lực chống và xóa bỏ tham
nhũng.
Bản tin của
Vérité Cachée cho biết vợ chồng tổng thống Ukraine đã tham dự buổi thuyết trình
riêng tại phòng trưng bày Bugatti ở Paris. Bài báo này cung cấp “bằng chứng” về
một giao dịch mua: Đoạn video về “nhân viên Bugatti Jacques Bertin” và bản sao
hóa đơn mua hàng trị giá 4,5 triệu euro đứng tên của bà Zelenska.
RIA
Novosti đưa tin cùng ngày bằng tiếng Nga:
“Vợ của
ông Zelenskyy đã mua một trong những chiếc siêu xe đắt nhất thế giới, truyền
thông đưa tin. … Theo ấn phẩm [Vérité Сachée], chiếc Tourbillon có giá 4,5 triệu
euro.”
Tin tức
này là sai sự thật.
Bugatti
S.A.S. nói với Polygraph.info rằng công ty có “biết” về “tin vịt” rằng bà Olena Zelenska, Đệ nhất
phu nhân Ukraine, gần đây mua một chiếc xe BUGATTI.”
Mặc dù
công ty “thường không tiết lộ” thông tin về khách hàng của mình nhưng “Trong
trường hợp này, BUGATTI Automobiles S.A.S. đưa ra một ngoại lệ vì đó là báo cáo
sai sự thật và không đúng sự thật. Theo kiểm tra nội bộ, bà Zelenska không phải
là một khách hàng của BUGATTI,” bà Nicole Auger, người đứng đầu bộ phận Tiếp thị
và Truyền thông tại Bugatti Automobiles S.A.S., đã viết trong một email gửi tới
Polygraph.info.
Trang web
Vérité Cachée được thành lập vào ngày 22 tháng 6 năm 2024, chín ngày trước khi
đăng tải tin vịt về vụ Zelenska-Bugatti.
Nhiều
người xác minh sự thật và các nhà điều tra công nghệ lừa dối deep fake, bao gồm
cả Kyle Glen, từ Trung tâm Phục hồi Thông tin, một tổ chức phi chính phủ có trụ
sở tại London chống lại thông tin xuyên tạc, đã báo cáo rằng đoạn phim về “Jacques Bertin”, một
nhân viên được cho là của Bugatti, là một đoạn phim giả mạo do AI tạo ra.
Cybernews.com
gọi video này là một phần của “chiến dịch tuyên truyền được dàn dựng cẩn thận,
rất có thể có nguồn gốc từ Nga.”
Công đồng
đưa lên X xác nhận hóa đơn Bugatti là giả mạo, ghi nhận hóa đơn này là thiếu những
chi tiết pháp lý như tiền tệ, số VAT của công ty, con số đăng ký thương mại, và
giá trị đầu tư nguyên thủy của cửa hàng. Thêm vào đó là lỗi đánh máy tên của
thành phố là Neuilly chứ không phải Neuily.
Trung tâm
Chống Xuyên tạc của Ukraine, một phần thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc
phòng Ukraine, ngày 1/7 gọi tin về việc bà Olena Zelenska mua một siêu xe là “một
tin giả và là một âm mưu nữa của Nga làm mất uy tín của gia đình Tổng thống
Ukraine.”
Cuộc điều tra của BBC đã liên kết tin
giả này với cựu cảnh sát Mỹ đang đào tẩu John Marc Dougan, người điều hành mạng
lưới thông tin xuyên tạc của Điện Kremlin từ Moscow.
Polygraph.info
đã đưa tin vào tháng 6 về vai trò của ông Dougan trong việc tạo và truyền bá
các đoạn phim deepfake liên quan đến Matthew Miller, phát ngôn viên của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ.
Vào tháng
1, tin của Polygraph.info đã liên kết Dougan với một bản tin bịa đặt cáo buộc Tổng
thống Zelenskyy có liên quan đến vụ sát hại hư cấu một nhà báo điều tra Ai Cập,
người đã “vạch trần” việc gia đình Zelenskyy mua một biệt thự sang trọng ở El
Gouna, một thị trấn nghỉ mát cao cấp trên bờ Biển Đỏ của Ai Cập.
Vào ngày 2 tháng 7, RIA Novosti đã xóa bài viết về
việc bà Olena Zelenska được cho là mua siêu xe Buratti, kèm theo dòng chữ trên
trang: “Thông tin này đã bị hủy bỏ”
(Nguồn
Polygraph.info)
No comments:
Post a Comment