Tại
sao chính trị Mỹ trở nên già nua?
Trúc Phương/Người Việt
July 7,
2024
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/tai-sao-chinh-tri-my-tro-nen-gia-nua/
Tờ The
Economist ghi nhận một chi tiết có thể khiến nhiều người giật mình, ông Joe
Biden lớn tuổi hơn 97% người Mỹ! Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của nước Mỹ hiện tại
không chỉ là tuổi tác của Joe Biden (81) hay Donald Trump (78). Ngay cả khi đường
đua tranh cử tổng thống 2024 không phải là cuộc chạy đua giữa hai ông già thì nền
chính trị Mỹ cũng đang chứng kiến sự lão hóa trầm trọng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/Binh-Luan-Biden-Trump-1536x1024.jpg
Tổng Thống
Joe Biden (phải) và cựu Tổng Thống Donald Trump trong buổi tranh luận trực tiếp
tại đài CNN hôm 27 Tháng Sáu vừa qua. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)
Năm 1981,
khoảng 22.3% dân biểu Mỹ đều dưới 40 tuổi và chỉ có 14.7% người trên 60 tuổi.
Trong khi đó, Quốc Hội Hoa Kỳ hiện tại chỉ có 8.3% dân biểu dưới 40 tuổi nhưng
có đến 43.1% người trên 60 tuổi. Xu hướng này trái ngược với thế giới.
Tính đến
năm 2023, The Washington Post cho biết, các nước dân chủ phương Tây có 20.3%
dân biểu dưới 40 tuổi và chỉ 21% trên 60 tuổi. Cựu Thủ Tướng Anh Rishi Sunak 44
tuổi; Tổng Thống Pháp Emmanuel Jean-Michel Frédéric Macron (46); Thủ Tướng
Estonia Kaja Kallas (47), Thủ Tướng Ý Giorgia Meloni (47); Tổng Thống Ukraine
Volodymyr Zelensky (46), Thủ Tướng Ireland Simon Harris (37)… Chỉ có sáu trong
27 nhà lãnh đạo thuộc Liên Minh Châu Âu ở độ tuổi 60.
Theo Cơ
Quan Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của người Mỹ là 38.9 tuổi.
Nhưng độ tuổi trung bình tại Hạ Viện và Thượng Viện lần lượt là 58 và 64, tính
đến cuối năm 2023. Điều đó cho thấy chính trị Mỹ đang “già háp.” Người ta gọi
đó là “gerontocracy,” tức nền chính trị được vận hành bởi ông già bà cả. Tờ báo
dành cho thiếu niên Teen Vogue gần đây phải đăng một bài, giải thích từ
“gerontocracy” cho cử tri trẻ, định nghĩa thuật ngữ này là “chính phủ của người
già” (“government by the elderly”).
Nền “chính
trị bô lão” trước nay vốn chỉ phổ biến trong giới lãnh đạo tôn giáo như
Vatican, bộ máy giáo sĩ (ayatollah) ở Iran; hoặc bộ máy lãnh đạo cộng sản độc
tài, đặc biệt thời Liên Xô hồi Chiến Tranh Lạnh. Ở các nước phương Tây, trừ thời
phong kiến, nền chính trị dân chủ hiện đại là nơi ít bóng dáng các “nguyên
lão.”
Ấy vậy mà
chính trị Mỹ bây giờ là sân khấu của những gương mặt quen thuộc từ nhiều thập
niên. Trong bài báo ngày 8 Tháng Chín, 2023, The New York Times đã liệt kê 20
“đại bô lão” trên 80 tuổi của Quốc Hội Hoa Kỳ: Dianne Feinstein (90 tuổi);
Charles E. Grassley (89); Grace F. Napolitano (86); Bill Pascrell Jr. (86);
Mitch McConnell (81); Virginia Foxx (80)…
Và trong một
bài viết ngày 3 Tháng Tư, 2023, FiveThirtyEight, một trong những trang chính trị
nổi tiếng, thuật rằng, cuối Tháng Bảy năm 2023, ít nhất ba dân biểu Hạ Viện Hoa
Kỳ trong một phiên điều trần về TikTok đã gọi ứng dụng phổ biến này là… “Tic
Tac” (một loại kẹo bạc hà thơm!). Năm 2006, (cố) Thượng Nghị Sĩ Alaska Ted
Stevens mô tả internet là “một loạt các ống” (“a series of tubes”); và năm
2022, trong buổi nói chuyện trước nhiều đồng nghiệp trong Quốc Hội, Lãnh Đạo Đa
Số Thượng Viện Chuck Schumer đã giơ chiếc điện thoại nắp gập cũ mèm lên và tự
thú rằng mình không khoái công nghệ (“not very tech-oriented”).
Vài chi tiết
trên cho thấy tuổi tác đã khiến các “nguyên lão” trong nghị trường Hoa Kỳ không
chỉ không chạy theo kịp xu hướng và đời sống công nghệ theo cách như cử tri trẻ
đang sống; mà còn, vấn đề ở chỗ, thế hệ chính trị gia bô lão có thể gặp khó
khăn khi giải quyết các chính sách liên quan công nghệ cũng như nhiều thứ hiện
đại khác trong đời sống nói chung.
Trong khi
đó, nhiều vị vẫn cương quyết không rửa tay gác kiếm. Tại Hạ Viện, gương mặt lão
làng, cựu Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã tuyên bố tái tranh cử cho nhiệm kỳ
thứ 19! Nếu đắc cử vào Tháng Mười Một năm 2024, Nancy Pelosi sẽ rời Quốc Hội
(sau nhiệm kỳ hai năm) ở tuổi 85 (nếu bà còn sống).
Nhìn
chung, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều “già háp.” Trong nhiệm kỳ lập pháp
2020-2022, độ tuổi trung bình của các nhà lập pháp tại Hạ Viện Hoa Kỳ lớn hơn độ
tuổi trung bình của người dân khoảng 20 tuổi. Độ tuổi của các thành viên Hạ Viện
nói chung đã tăng đều trong bốn thập niên liên tiếp.
Độ tuổi
trung bình của các nhà lập pháp Hạ Viện hiện nay là 58; và ở Thượng Viện là 65.
Một cuộc khảo sát gần đây của Gallup chỉ ra rằng chưa đến 1/3 người Mỹ sẵn sàng
bỏ phiếu cho một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn của đảng họ nếu vị này trên 80 tuổi.
Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy 3/4 người Mỹ, trong đó có hơn một nửa
đảng viên Dân Chủ, cho rằng Biden đã quá già. Và cuộc thăm dò NBC vào Tháng
Giêng, 2024 cũng cho ra kết quả tương tự.
Điều đáng
nói là, trong số các nước giàu, Mỹ còn tương đối trẻ. Dân số 333 triệu người của
Mỹ có độ tuổi trung bình 38.9, thấp hơn không chỉ so với Anh, Đức và Nhật mà
còn so với cả Trung Quốc, Cuba hay Thái Lan. Hầu hết ông chủ công ty lớn của Mỹ
đều ở độ tuổi 50. Độ tuổi trung bình của giới siêu giàu ở Mỹ cũng ngày càng trẻ
hơn. Điều đó cho thấy nước Mỹ là một quốc gia năng động, luôn tạo ra công nghệ
mới, luôn định hình xu hướng văn hóa và liên tục mang lại sự đổi mới trong
thương mại cũng như nhiều lĩnh vực khác với tốc độ khiến cả thế giới phải ghen
tị.
Vậy điều
gì khiến chính trị Mỹ trở nên già nua?
Yếu tố
quan trọng nhất là giới trẻ ngày nay không thích chính trị. Họ chán ngán những
diễn đàn chính trị. Họ thích sống theo kiểu riêng của họ. Do đó, chính trị mặc
nhiên là sân khấu của người già. Ngay trong các cử tri nói chung, người lớn tuổi
cũng thích chính trị hơn người trẻ. Có đến hơn 3/4 người trung niên xác định
theo một đảng chính trị, trong khi chỉ một nửa thế hệ con cháu của họ tỏ ra
quan tâm chính trị. Và người già cũng là thành phần còn mê đọc tin tức theo kiểu
truyền thống.
Độ tuổi
trung bình của độc giả CNN, Fox và MSNBC lần lượt là 67, 68 và 71. Trong khi
đó, tỷ lệ người già ở Mỹ lại tăng dần. The Economist cho biết, từ năm 2010 đến
năm 2020, tỷ lệ người Mỹ trên 65 tuổi đã tăng từ 13% lên 17%, tức từ 40 triệu
lên 56 triệu người. Tất cả những yếu tố này đã làm trầm trọng thêm mối xung đột
chính trị đang bao trùm nước Mỹ.
Cuộc khảo
sát vào giữa Tháng Sáu, 2024 của Viện Thanh Niên Mỹ Berkeley (Berkeley
Institute for Young Americans – BIFYA) đang khiến nhiều người lo ngại, khi cho
ra kết quả rằng, các cử tri trẻ (vốn có tác động mạnh và mang tính quyết định đến
cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và bầu cử Quốc Hội vào năm 2018 và 2022) bây giờ
lại không muốn đi bầu vào Tháng Mười Một, 2024. Họ cho rằng các hệ thống chính
phủ ngày càng yếu kém, rạn nứt, không có khả năng giải quyết những thách thức
quan trọng đang đè nặng lên thế hệ họ.
Nghiên cứu
BIFYA phát hiện rằng thế hệ trẻ tỏ ra bất mãn, vỡ mộng, khi nhận định rằng thế
hệ cũ không giải quyết được những vấn đề đương đại (khí hậu, chi phí giáo dục,
nhà ở, chăm sóc sức khỏe…) và còn đẩy gánh nặng trách nhiệm cho họ.
Tháng Chín
năm 2023, khảo sát của Viện Chính Sách & Chính Trị Sine thuộc Đại Học Hoa Kỳ
(Sine Institute of Policy & Politics at American University) cũng cho kết
quả tương tự.
Làm thế
nào để nền chính trị Mỹ đầy sinh lực sung mãn như thời John F. Kennedy hoặc
Bill Clinton?
Câu trả lời
không đơn giản. Việc thay thế giới lãnh đạo chính trị tại Mỹ ngày càng trở nên
khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh nhập cư đang trở thành vấn đề rất lớn.
Yếu tố nhập
cư đã bị chính trị hóa và trở thành vũ khí của những chính trị gia mị dân.
Không khác gì hình thức tuyên truyền của cộng sản, những kẻ mị dân luôn nhắc đi
nhắc lại rằng dân nhập cư không chỉ cướp mất việc làm của xã hội Mỹ mà còn muốn
thao túng cả hệ thống chính trị Mỹ; do vậy, nếu không khéo, việc truyền đuốc
cho thế hệ sau sẽ rơi vào tay “người ngoài,” những người trẻ tuổi mới đến có gốc
gác từ Mỹ Latin và Châu Á.
No comments:
Post a Comment