Ukraina
lo âu theo dõi chuyến thăm Matxcơva của Tập Cận Bình
Minh Anh - RFI
Đăng ngày: 20/03/2023 - 14:11
Ngày 20/03/2023, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt
đầu chuyến thăm cấp Nhà nước ở Nga trong ba ngày. Chiến tranh tại Ukraina
sẽ là nội dung chính trong cuộc trao đổi với tổng thống Vladimir Putin. Liệu Bắc
Kinh có viện trợ vũ khí sát thương cho Matxcơva hay không ? Đây chính là nỗi
lo lớn của Kiev, vốn không kỳ vọng nhiều vào giải pháp hòa bình do Trung Quốc đề
xuất.
Hình trích từ video của
kênh truyền hình Nga RU-24: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới sân bay
Vnukovo-2, Matxcơva, ngày 20/03/2023. AP
Hơn một năm Nga tiến hành « chiến dịch quân sự đặc biệt »
xâm lược Ukraina và chưa biết khi nào cuộc chiến sẽ kết thúc, nhưng
Trung Quốc vẫn duy trì lập trường « trung lập ». Một mặt, Bắc
Kinh không lên án, không ủng hộ công khai cuộc chiến xâm lược, nhưng lại hậu
thuẫn Nga mạnh mẽ về ngoại giao. Mặt khác, Trung Quốc nhấn mạnh đến
việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nước khác, một cử chỉ mà đối với
Ukraina có một « tầm quan trọng mang tính quyết định ».
Thế nhưng, thế cân bằng mong manh này của Trung Quốc có nguy cơ bị chao
đảo trước những hoài nghi của phương Tây, đứng đầu là Mỹ,
cho rằng Bắc Kinh đang xem xét khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho
Matxcơva theo như cáo buộc từ lãnh đạo CIA William Burn trên kênh truyền hình
CBS. Một quan chức cao cấp Ukraina xin ẩn danh nhận định với AFP, nếu
Trung Quốc bắt đầu viện trợ các loại vũ khí, như Iran đang làm với việc giao
drone và tên lửa cho Nga, thì « đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng
cho Kiev. »
Trước mắt, giới chức Ukraina và nhiều nhà phân tích đánh giá ít có
khả năng Trung Quốc sẽ viện trợ xe tăng, chiến đấu cơ, drone, hay dàn
phóng tên lửa đa nòng cho Nga trong ngắn hạn. Nhưng Dennis Wilder, một
nhà nghiên cứu tại trường đại học Georgetown, khi trả lời trang mạng Radio
Free Europe, không loại trừ khả năng Bắc Kinh chi viện những loại vũ khí đạn
dược cũ kỹ trong kho mà do Nga sản xuất. Chúng có thể được sử dụng và
« chuyển giao một cách bí mật » qua ngả biên giới chung giữa hai nước,
hoặc qua một trung gian thứ ba như Bắc Triều Tiên chẳng hạn.
Cũng theo ông Wilder, chỉ cần tháo tên nhãn xưởng sản xuất và thay
chúng bằng tên hãng một nước khác, thì « Hoa Kỳ khó thể tìm được chứng
cớ rằng Trung Quốc đã có những hoạt động như vậy». Theo ông, không như với
drone, việc cung cấp các loại đạn dược cũ kỹ có lợi ở điểm là sẽ cung
cấp cho Trung Quốc « một sự chối bỏ hợp lý » trước bất
kỳ cáo buộc hoạt động chuyển giao nào trong tương lai.
Về phần kế hoạch hòa bình 12 điểm do Trung Quốc đề xướng, hầu hết giới
quan sát đều có chung một nhận xét : Bản kế hoạch này là một ví dụ điển
hình cho sự trung lập và thái độ mập mờ của Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Temur
Umarov, chuyên gia về quan hệ Nga – Trung thuộc Quỹ Quốc tế Carnegie vì Hòa
bình, trên đài RFI nhận định, trong đề xuất này Trung Quốc thể hiện nhiều điểm
mâu thuẫn, không có lập trường rõ ràng. « Một mặt, Bắc Kinh hậu thuẫn
Matxcơva trong cuộc đối đầu toàn cầu chống phương Tây, mặt khác, Trung Quốc kêu
gọi toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, bao gồm cả Ukraina », nhưng
lại không kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraina.
Một quan điểm cũng được nhà phân tích chính trị người Ukraina, Nataliia
Butyrska, chuyên về Đông Á, trả lời hãng tin Mỹ AP, đồng chia sẻ. Nữ chuyên gia
này đánh giá « chuyến thăm Nga này của ông Tập Cận Bình không phản ảnh nhiều
mong muốn hòa bình của Trung Quốc, mà Bắc Kinh chỉ muốn có một vai trò quan trọng
trong bất kỳ giải pháp nào có thể đạt được sau xung đột ». Bắc
Kinh thiếu khách quan khi không phân biệt được ai là bên gây hấn, ai
là nạn nhân. Do vậy, theo quan điểm của bà, « Trung Quốc đang tìm cách
đóng băng cuộc xung đột ».
Dẫu sao thì Kiev cũng nhận thấy rằng « làm việc » với
Trung Quốc là « cần thiết ». Từ tháng 8/2022, tổng
thống Volodymyr Zelensky đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng được trao đổi với chủ
tịch Tập Cận Bình, nhưng chưa được đáp ứng. Ông Yurii Poita, lãnh đạo
Mạng Nghiên cứu Địa chính trị Mới, trụ sở tại Kiev, đánh giá một cuộc trao đổi
như thế nếu diễn ra, đây chí ít cũng sẽ là một thắng lợi ngoại giao cho Kiev:
« Đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc ít có khả năng viện
trợ vũ khí thêm cho Nga ».
=============================================
Bài liên
quan
=====
Nga và Trung Quốc đang thách
thức trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo
Hoàng đế Tập Cận Bình giá lâm!
Chùm ảnh Tập Cận Bình
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI CỦA TẬP CẬN
BÌNH (phần 1)
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI CỦA TẬP CẬN
BÌNH (phần 2)
Có phải Trung Quốc đã đặt cược
vào thất bại của Nga?
Tập Cận Bình đối mặt với quyết
định định mệnh về Ukraina
Châu Á so sánh cuộc chiến tại
Ukraina với bối cảnh Đài Loan.
Liệu Trung Quốc có giúp đỡ Nga
về tài chính?
Hơn nửa thế kỷ đối đầu giữa
Trung Quốc và Đài Loan
https://www.facebook.com/.../pfbid0KcTuxXWWJW7JrYDyCiKTwE...
=========================================================
20-3-2023 22:47
https://www.facebook.com/groups/tintucukraina.thegioi/posts/3195993833877575/
German Consulate General Ho Chi Minh City
The Consulate General of Germany in Ho Chi Minh
City, the Embassy of Ukraine in Vietnam, and the Consulate General of France in
Ho Chi Minh City invite you to:
Tổng Lãnh sự quán Đức tại TPHCM, Đại sứ quán
Ukraina tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM, mời bạn đến xem:
MARIUPOL.
UNLOST HOPE/ MARIUPOL. NIỀM HY VỌNG KHÔNG TẮT
18:00 | 30.03.2023
Deutsches Haus, 33 Lê Duẩn, D.1, HCMC
Đạo diễn Max Lytvynov, Ukraine, 2022, 52 phút
Ngôn ngữ: Tiếng Ukraina, có phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt
Bộ phim tài liệu xoay quanh câu chuyện của những công dân bình thường –
những nhân chứng trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine. Ba người phụ nữ và hai
người đàn ông – họ sống ở Mariupol trong tháng đầu tiên của cuộc xâm lược – kể
lại những gì họ đã thấy và đã cảm nhận, về những quyết định họ đã phải đưa ra
trong bối cảnh của một cuộc chiến.
Vui lòng đăng ký trước ngày 29.03. bằng cách scan mã QR trên ảnh hoặc
nhấp vào đường link bên dưới phần bình luận.
Hẹn gặp các bạn tại buổi chiếu phim!
Directed by Max Lytvynov, Ukraine, 2022, 52 minutes
Languages: Ukrainian, with subtitles in English and Vietnamese
The documentary revolves around testimonies of Mariupol‘s citizens –
eyewitnesses of Russia’s war against Ukraine. Three women and two men, who were
living in the city during the first month of the invasion, recount what they
have seen and felt, and how they have made decisions during the war.
Please register before the the 29th of March by scanning the QR code or
following the link in the comment section.
We look forward to seeing you there.
Embassy Of
Ukraine In Vietnam Tổng Lãnh sự
quán Pháp / Consulat général de France à Ho Chi Minh-Ville
No comments:
Post a Comment