Saturday, March 18, 2023

TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ BAN HÀNH “LỆNH BẮT GIỮ” ĐỐI VỚI TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN (Phan Châu Thành)

 



TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ BAN HÀNH “LỆNH BẮT GIỮ” ĐỐI VỚI TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN  

Phan Châu Thành

18-3-2023  05:58   

https://www.facebook.com/chau.t.phan/posts/pfbid02RPiVeMbsfr8b8PDwcZD3dmgjfjM5KmpXBa1ConqcLHbs3M4Rsu9omZ3Li9j7AbC3l

 

Chiều qua, 17-03-2023, Tòa án Hình sự Quốc tế tại The Hague đã quyết định đưa ra “lệnh bắt giữ” đối với tổng thống Nga Putin về những nghi vấn liên quan tới những tội ác chiến tranh tại Ukraina, đặc biệt là việc bắt cóc, di dời bắt buộc trẻ em Ukraina về Nga. Vậy Tòa án Hình sự Quốc tế - International Criminal Court, ICC – là cái gì ?

 

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - https://www.icc-cpi.int/) là một bộ phận của Tòa án Quốc tế, có trụ sở tại Hague, Hà Lan là tòa án quốc tế được lập ra đầu tiên để xử những tội phạm liên qua tới 4 loại tội ác:

 

- diệt chủng,

 

- tội ác chống lại loài người,

 

- tội ác chiến tranh

 

- xâm lược.

 

Tòa chỉ xét xử và buộc tội các cá nhân chịu trách nhiệm về tội ác, không phán xử quốc gia nơi mà cá nhân đó có liên quan. Nhiệm vụ của tòa là khiến những cá nhân gây ra tội ác phải đền tội trước pháp luật. Thành phần của hội đồng xét xử bao gồm 18 quan tòa, được chọn ra từ khắp mọi quốc gia trên thế giới thông qua việc ứng cử và bầu cử công khai, trong đó mỗi quốc gia chỉ được nhiều nhất 1 người. Các quan tòa hiện nay đến từ: Nhật Bản, Gujana, Bỉ, Ý, Botswana, Kenia, Bulgaria, Đức, Hàn Quốc, Ghana, Phần Lan, Litwa, Uganda…

 

Tòa án Hình sự Quốc tế không có án tử hình. Bản án cao nhất tòa có thể đưa ra là án chung thân, kẻ phạm tội sẽ được giao lại cho quốc gia đăng ký xin được giam giữ kẻ đó, thường là quốc gia mà kẻ tội phạm mang quốc tịch.

 

Về lịch sử, tòa bắt đầu được hình thành từ sau Cuộc hội đàm Hòa bình tại Paris năm 1919 để kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi được củng cố và phát triển bởi sự ra đời của Liên hợp quốc sau thế chiến thứ hai, hoạt động theo những nguyên tắc được lập ra bởi tòa án Nuremberg, nơi xét xử những tội phạm chiến tranh trong thế chiến thứ 2, được tất cả các quốc gia Liên hiệp quốc công nhận.

https://en.wikipedia.org/wiki/Nuremberg_principles

 

Những đơn vị có thể đệ đơn về các vụ việc khiến tòa có thể xét xử bao gồm:

 

- các quốc gia tham gia Công ước Rome (https://en.wikipedia.org/wiki/Rome_Statute)

- kiểm sát viên của tòa

- Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

 

Tham gia Công ước Rome có 123 quốc gia, cả Nga và Mỹ đều đã ký Công ước nhưng chưa tạo ra luật để thực hiện (ratify) – xem bản đồ bên dưới. Nhưng bởi đã ký vào việc chấp nhận Công ước, bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật trên những vùng lãnh thổ những nước tham gia, tuy chưa có hiệu lực thi hành bởi chưa có chế tài.

https://en.wikipedia.org/wiki/International_Criminal_Court

 

Người đưa tổng thống Nga Putin ra Tòa án Quốc tế là kiểm sát viên Karim Ahmad Khan (người Anh gốc Pakistan), cũng là người đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về các tội ác chiến tranh chống lại dân thường Ukraina, đặc biệt là việc di dân bắt buộc cũng như bắt cóc trẻ em Ukraina từ các vùng bị Nga chiếm đóng, đưa về các vùng sâu trong nội địa Nga nhằm mục đích “đồng hóa” số trẻ em này – là việc trái với luật pháp Quốc tế.

 

Bản án này đem tới cho tổng thống Nga Putin 3 hậu quả chính:

 

- ông ta khó có thể di chuyển ra khỏi lãnh thổ Nga, bởi tất cả 123 quốc gia đã ký Công ước đều có thể bắt giữ - theo lệnh đã ban ra của tòa án.

 

- Ngay cả tại Nga, một quốc gia đã ký Công ước này (tuy chưa thực hiện), trên lý thuyết, nếu một sự thay đổi về quyền lực: bị hạ bệ, đảo chính… thì việc Putin bị bắt giữ là hợp pháp, phù hợp với luật pháp Quốc tế, chứ không còn mang tính “lật đổ chính quyền dân sự”.

 

- Bởi mang tội danh “tội phạm quốc tế”, việc liên lạc của Putin với lãnh tụ các quốc gia khác sẽ khó hơn nhiều, bởi họ sẽ không thể làm việc, đối thoại với một tên “tội phạm quốc tế” mà không tính tới những hậu quả xấu có thể mang lại: bị cô lập, bị trừng phạt thậm chí là bị buộc tội bởi tham gia hỗ trợ, giúp đỡ kẻ “tội phạm quốc tế” - do việc giải thích cho vị trí “trung lập” như trước đây sẽ khó hơn.

 

(Nguồn tham khảo Al Jazeera - nguồn Hồi giáo và hoàn toàn không thân phương Tây: https://www.aljazeera.com/.../qa-what-the-icc-arrest... )

 

Đây là một chiến thắng rất lớn về pháp lý dành cho Ukraina, bởi từ nay, mọi luận điệu “giải trừ phát xít”, “giải trừ quân bị” mà phía Nga đưa ra đều không còn cơ sở pháp lý, ngược lại, khẳng định cuộc tấn công của Nga vào Ukraian là một cuộc xâm lược, được lãnh đạo bởi một tên tội phạm quốc tế.

 

Do đó, lẽ phải chính thức thuộc về Ukraina.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/60/ICC_member_states.svg/480px-ICC_member_states.svg.png

Parties and signatories of the Rome Statute

 

.

84 BÌNH LUẬN  

 




No comments: