Tập
Cận Bình phải học Đặng Tiểu Bình
25/03/2023
https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-phai-hoc-dang-tieu-binh/7021175.html
Nếu Tập Cận Bình muốn Trung Quốc tiến bộ, thì phải
thay đổi chính sách ngoại giao, ôn lại bài học của Đặng Tiểu Bình. Năm 1979 Đặng
giải thích tại sao phải mở cửa bang giao với Mỹ: “Nhìn lại mấy chục năm qua, tất
cả các nước giao hảo với Mỹ đều thịnh vượng!”
https://gdb.voanews.com/095c0000-0a00-0242-f848-08da9fc08bd5_w1023_r1_s.png
Khi muốn qua mặt Đặng
Tiểu Bình, Tập Cận Bình không những thay đổi mặt trận ngoại giao quốc tế mà còn
khiến cho tiến trình phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại.
Ông Shou Zi Chew bị các dân biểu Mỹ, cả hai đảng,
chất vấn suốt một ngày ở Hạ viện. Ông cố gắng thuyết phục họ rằng không cần bắt
TikTok phải tách khỏi chủ nhân của công ty ở Bắc Kinh. Ông quả quyết rằng
TikTok không bao giờ cung cấp các dữ kiện về các thân chủ của mình cho Cộng sản
Trung Quốc. Và chủ nhân công ty là ByteDance cũng không hề yêu cầu TilTok làm
việc đó.
TikTok có 150 triệu người Mỹ tham dự thường
xuyên, vì giúp họ sáng tạo và nhanh chóng chuyển cho nhau coi những clips video
rất ngắn. Ông Shou Zi Chew, 40 tuổi,
sanh ở Singapore với tên là Chu Thụ Tư (周受資) là CEO của TikTok; nhưng bộ phận điều khiển kỹ thuật của công ty
nằm trong nước Trung Quốc. Vì thế, cả quốc hội Mỹ và
Tòa Bạch Ốc vẫn nghi ngờ, muốn ByteDance phải bán hết cổ phần, tức là thôi làm
chủ TikTok. Vì ai cũng lo Trung Cộng có thể ép ByteDance phải cung cấp những dữ
kiện về các thân chủ ở Mỹ để dễ thao túng.
Chính phủ Mỹ đã cấm nhân viên không được dùng
TikTok; Canada, Anh, và các nước trong Liên Hiệp Âu châu cũng cấm, vì lo họ bị
Trung Cộng lũng đoạn. TikTok trở thành một quân cờ trong trận thư hùng giữa Mỹ
và Trung Cộng trên mặt trận kỹ thuật cao, càng ngày càng gay go.
Tập Cận Bình lên án Mỹ đã
áp dụng chính sách “ngăn cản, bao vây và chèn ép” toàn diện kinh tế Trung Quốc
(all-around containment, encirclement and suppression of China)! Đó là một
sự thật. Trận chiến mở đầu khi chính phủ Biden đã cấm
các công ty Mỹ không được bán các chip điện tử cao cấp cho Trung Quốc, không đầu
tư chế tạo; lại thuyết phục Nhật Bản và Hòa Lan cùng cấm vận không bán các dụng
cụ, máy móc để làm các thứ chíp này. Những con chíp nhỏ là cơ bản của nền kinh
tế trong thế kỷ 21, giống như dầu lửa trong thế kỷ 20. Không có những chíp nhỏ
dưới 7 nano mét, kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ chạy theo mà không thể bắt kịp Mỹ,
Nhật và các nước Âu châu.
Một lý do khiến các nước
Tây phương ủng hộ chính sách của ông Biden là ai cũng phản đối Trung Cộng nghiêng
về phía Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine. Tập Cận Bình vẫn hô hào
phải tôn trọng chủ quyền quốc gia và lãnh thổ các nước, nhưng chưa một lần nói
thẳng rằng Vladimir Putin đã xâm chiếm Ukraine một cách phi pháp. Hơn nữa,
Trung Cộng gia tăng mua dầu lửa và khí đốt, cung cấp những món hàng tiêu thụ,
giúp kinh tế Nga còn sống dù bị cấm vận.
Trong chuyến đi thăm Moscow vừa qua, Tập Cận
Bình cố đóng vai trò “trung lập” với một đề án hòa giải giữa Nga và Ukraine,
Putin đã vỗ tay hoan nghênh. Nhưng ngay đề nghị đầu tiên là “hai bên ngưng bắn”
đã chỉ có lợi cho quân Nga. Ngưng bắn có nghĩa là quân Nga vẫn chiếm đóng các
vùng đất đã cướp của nước Ukraine, quân sĩ được nghỉ ngơi chuẩn bị mở chiến dịch
mới.
Có thể nói, Tập Cận Bình đã đứng hẳn về phía Nga; vì muốn tạo nên một
“trật tự thế giới” mới, liên kết hai nước độc tài chuyên chế, chống lại các nước
tự do dân chủ.
Lựa chọn chiến lược này đi ngược với chủ
trương của Đặng Tiểu Bình trước đây 40 năm. Tập Bình đang xóa bỏ chính sách ngoại
giao của Đặng Bình; sau khi đã qua mặt trong chính trị nội bộ. Cương lĩnh đảng
Cộng sản Trung Quốc đã tuyên dương “Tư tưởng Tập Cận Bình” ngang với “Tư tưởng
Mao Trạch Đông;” chỉ ghi nhận “Đường lối Đặng Tiểu Bình,” thấp hơn một bậc!
Các viên chức ngoại giao Trung Cộng gần đây
công khai tự giới thiệu là những “chiến sĩ sói” đang chinh phục thế giới, trái
ngược với chủ trương “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình. Năm 1979 Đặng
Tiểu Bình đã kết thân với Mỹ, coi đó là lựa chọn tối ưu cho Trung Quốc. Quả
nhiên, sau khi hai nước tái lập bang giao, Trung Cộng giàu lên nhờ bán hàng cho
Mỹ và thế giới; được các nước đem tiền đến đầu tư và chuyển giao kỹ thuật; nhất
là sau khi được Mỹ mở cửa mời vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), vào năm
2000.
Khi muốn qua mặt Đặng Tiểu
Bình, Tập Cận Bình không những thay đổi mặt trận ngoại giao quốc tế mà còn khiến
cho tiến trình phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại. Vì dù Trung Quốc có
thể mua rẻ dầu, khí của Nga, nhưng bị cắt đứt ra khỏi những tiến bộ kỹ thuật ở
các nước Tây phương.
Chính nước Nga đang lệ thuộc Trung Cộng về
kinh tế.
Trong 30 năm qua, Công nghiệp ở Nga đang xuống
dần, vì các máy móc thiết bị cũ kỹ mà thiếu đầu tư mới; dân số giảm, những người
có khả năng bỏ ra nước ngoài. Kinh tế Nga sống nhờ những gì đào được ở dưới đất
lên đem bán, từ khoáng sản, kim loại đến dầu, khí. Cuộc chiến Ukraine cho thấy
quân đội Nga không mạnh như người ngoài vẫn sợ. Các nước thường nhập cảng vũ
khí của Nga cũng đi tìm chỗ khác. Kinh tế Nga giờ chỉ gần bằng kinh tế một tỉnh
Quảng Đông.
Liên kết với Putin, Tập Cận Bình có thể đã lầm
như năm 1950, khi Trung Cộng chọn đứng về phía Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
Hậu quả Trung Quốc bị cắt ra khỏi thế giới tiến bộ, đứng đằng sau “Bức Màn Sắt.”
Kinh tế Trung Quốc lụn bại; lại bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Cao Ly do
Stalin xúi bẩy. Bây giờ, bị các nước Tây phương bao vây và ngăn chặn, kinh tế
Trung Cộng ngưng trệ.
Về mặt kinh tế, sau 10 năm dưới tay Tập Cận
Bình, số tiền đầu tư ngoại quốc bắt đầu giảm, không phải chỉ vì bị ngăn cản mà
còn vì các cơ hội hấp dẫn đã cạn dần. Hàng ngàn công ty quốc tế đã rời Trung Quốc,
chuyển sang các nước Đông Nam Á. Nhiều công ty chuyên xuất cảng của Trung Quốc
cũng đi theo. Qua kinh nghiệm Covid-19, chính sách của Đảng thay đổi bấp bênh khó
dự đoán gây thêm nhiều rủi ro; nhất là, không ai đoán được cuộc đối đầu giữa
Trung Cộng với Mỹ sẽ đi tới đâu. Số hàng xuất cảng gần đây bắt đầu giảm. Nhiều
công nhân mất việc; phần lớn sinh viên mới ra trường chỉ tìm việc làm trong guồng
máy nhà nước.
Đối với bên ngoài, Tập Cận Bình vẫn phô trương
địa vị một nước Trung Quốc giàu mạnh, mặc dù tất cả quá trình phát triển kinh tế
Trung Quốc đều dựa trên các khoa học, kỹ thuật đã được các nước Tây phương phát
kiến và sáng chế trong hàng trăm năm.
Người dân Trung Quốc có thể tin vào những lời
Tập Cận Bình kết án nước Mỹ. Nhưng trong lịch sử, chính Mỹ đã mở cửa cho Trung
Quốc vào WTO; đầu tư vào mở rộng thị trường để mua hàng; nhờ thế dân Trung Quốc
giàu lên và học được những tiến bộ kỹ thuật mới hoàn toàn không thấy trong chế
độ cộng sản. Tập Cận Bình chỉ trích Mỹ bây giờ ngăn cản không cho Trung Quốc tiến bộ;
nhưng có quốc gia nào lại muốn giúp một nước Trung Quốc đang liên kết với Nga
chống lại cả thế giới?
Nếu
Tập Cận Bình muốn Trung Quốc tiến bộ, thì phải thay đổi chính sách ngoại giao,
ôn lại bài học của Đặng Tiểu Bình. Năm 1979 Đặng giải thích tại sao phải mở cửa
bang giao với Mỹ: “Nhìn lại mấy chục năm qua, tất cả các nước giao hảo với Mỹ đều
thịnh vượng!” Trong tương lai chắc cũng còn như vậy.
No comments:
Post a Comment