Tân
Chủ tịch nước – Nhân vật của ‘giai đoạn chuyển tiếp’
03/03/2023
https://www.voatiengviet.com/a/tan-chu-tich-nuoc-nhan-vat-cua-giai-doan-chuyen-tiep-/6988444.html
“Giai đoạn chuyển tiếp” là khái quát tương đối
chính xác của Hãng AFP (Pháp). Việc ông Võ Văn Thưởng được cử làm Chủ tịch nước
không phải là tín hiệu cho ‘‘bước ngoặt thay đổi’’, bởi nhân vật này vẫn được
coi là một thành phần cốt cán của chế độ.
Sự chuyển tiếp quyền lực tới đây sẽ êm đềm hay
đầy giông bão thì chưa thể tiên lượng một cách chắc chắn...
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-651b-08db1b27b99e_w1023_r1_s.jpg
Không thể đón đợi bất cứ sự “đảo chiều” nào khi Võ Văn Thưởng đã chốt hạ
ngay tại lễ tuyên thệ ở Quốc hội sáng 2/3: “Nguyên tắc sống còn là kiên định chủ
nghĩa Marx-Lenin!”
Quá trình chuyển giao có tối ưu?
Không thể đón đợi bất cứ sự “đảo chiều” nào
khi Võ Văn Thưởng đã chốt hạ ngay tại lễ tuyên thệ ở Quốc hội sáng 2/3: “Nguyên
tắc sống còn là kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin!” Trong các bài phát biểu
nhậm chức của hai người tiền nhiệm trước đây (Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng)
không hề có một dòng nào đề cập đến “chủ nghĩa Marx-Lenin” hay “tư tưởng Hồ Chí
Minh” cả. Ông Thưởng ngược lại, vội vã tuyên bố phủ đầu và coi đấy là nguyên tắc
sống còn của cả Đảng lẫn cá nhân ông. Vậy là tân Chủ tịch nước đã xuất hiện trước
công chúng với hình ảnh một “đệ tử” ngoan – hiền của Tổng bí thư, chứ không phải
là chủ nhân của các phương án tìm lối thoát cho khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Ba Đình thống nhất cao trong việc chọn Thưởng là giải pháp tối ưu để đảm bảo
các yếu tố đồng thuận trong tầm kiểm soát với tính toán kế vị Tổng bí thư Đảng
nhiệm kỳ tới. Nói như các nhà bình luận am hiểu, còn hơn hai năm của nhiệm kỳ
13, ông Thưởng, cùng những ứng viên tiềm năng khác, còn có thời gian để thử
thách! Thành công lần này của ông Trọng là đã “cài
cắm” được cả hai candidate do ông “dấm” lâu nay – tân Chủ tịch nước và
đương kim Chủ tịch Quốc hội – an vị trong “Bộ tứ” để chuẩn bị thay thế ông khi
cần.
Bài diễn văn của tân Chủ tịch nước đọc ngay
sau nghi thức tuyên thệ là một kịch bản rập khuôn mang tính an toàn. Gọi là rập
khuôn, vì bài diễn văn được viết trau chuốt, thậm chí còn trích thơ từ bài thơ
được cho là nổi tiếng. Chẳng cần đến sự tinh ý, người nghe dễ dàng nhận ra đây
là bài chuẩn bị sẵn để tân Chủ tịch nước trình làng như một phần của nghi lễ
trước các đại biểu Quốc hội và ống kính truyền hình. Trong lời tuyên thệ, ông
Thưởng đã lặp lại quan điểm không mới là “lấy dân làm gốc”. Tuy nhiên, nếu thiếu
cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả và thiếu cơ chế đảm bảo các quyền cơ bản của
công dân được hiến định trong hành động, thì những lời phát biểu này, suy cho
cùng, cũng chỉ là thủ tục phải có. Việc Thưởng “trúng” Chủ tịch nước là sự kiện
không gây bất ngờ, tuy nhiên quá trình kế vị Tổng bí thư quyền lực “vô đối” vẫn
còn bỏ ngỏ. Tức là dư luận rồi đây sẽ tập trung vào quá trình chuyển giao quyền
lực sau khi “Bộ tứ” được đắp đủ, đặc biệt là khả
năng thực sự của tân Chủ tịch nước có thể lèo lái được đến đâu các mối liên hệ
phức tạp trong nội bộ Đảng ở một tương lai cận kề. Đây chính là đáp án để
trả lời cho câu hỏi, quá trình chuyển giao quyền lực tới đây có suôn sẻ hay sẽ
đầy kịch tính?
Như một sự tình cờ, vào ngày nhậm chức của ông
Võ Văn Thưởng, truyền thông quốc tế cũng đưa nổi bật các tin tức khác như: Tổng
Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power vào tuần tới
sẽ đến thăm Việt Nam. Rồi đài RFA tường trình, Viện Brookings đã thực hiện một
cuộc phỏng
vấn trực tuyến vào sáng ngày 2/3 (giờ miền Đông Hoa Kỳ) với Đại sứ Hoa kỳ tại
Việt Nam, ông Marc E. Knapper về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam,
các ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ cùng với các cơ hội và thách thức trong
thời gian tới. Cũng vào ngày 2/3, VOA đưa tin, Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) và Công ty TNHH Điện gió Monsoon vừa ký gói tài trợ dự án không truy đòi
trị giá 682,55 triệu USD để xây dựng một nhà máy điện
gió 600 MW ở khu vực phía nam Lào và xuất khẩu bán điện cho nước láng giềng Việt
Nam. Đây là nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á và đầu tiên ở Lào, cũng là
nhà máy điện gió xuyên biên giới đầu tiên ở châu Á. Theo thông báo của ADB, nhà
máy điện gió cùng với đường dây truyền tải 500 kV chuyên dụng sẽ được xây dựng
tại tỉnh Sê Kông và tỉnh Attapeu và sẽ bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) theo hợp đồng mua bán điện 25 năm. Tất cả điều này cho thấy, dù Thưởng có
thề thốt, quyết “bới mây” để đi tìm CNXH, thì người đứng đầu Nhà nước Việt Nam
vẫn không thể từ bỏ Hoa Kỳ và thế giới tự do, vì chính sự tồn vong của đất nước.
Tổng bí thư từ nay mạnh hay yếu?
Nguyễn Phú Trọng và Võ văn Thưởng sắp tới đây
có phải là một “bộ đôi hoàn hảo”? Nếu đúng thì rõ ràng, quyền năng của Tổng bí
thư từ nay sẽ mạnh lên. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, sự mạnh – yếu của Tổng bí
thư có nhiều hàm ý sâu rộng hơn nhiều. Mạnh vì vị thế bao trùm của Đảng Cộng sản
và cá nhân ông Trọng trong hệ thống chính trị. Cán cân quyền lực giữa Đảng và
Nhà nước hiện đang được cho là nghiêng nhiều hơn về phía Đảng. Cơ chế tập thể
lãnh đạo tồn tại trước nhiệm kỳ của ông Trọng nay đã suy yếu trong những năm của
chiến dịch chống tham nhũng. Vị thế của Tổng bí thư hiện tại thậm chí còn lớn
hơn so với tại Đại hội 13 vào năm 2021, khi Điều lệ Đảng – vốn chỉ cho phép một
cá nhân giữ hai nhiệm kỳ Tổng bí thư – bị bỏ qua để cho phép ông Trọng giữ nhiệm
kỳ thứ ba. Vào thời điểm đó, các nhà quan sát tin rằng, vì ông Trọng không có đủ
quyền năng chính trị để đưa ứng viên của mình, ông Trần Quốc Vượng, lên vị trí
số một. Và do đó, việc ông Trọng ở lại là lựa chọn thỏa hiệp. Vì thế, dù Đại hội
13 được một số nhà phân tích coi là “chiến thắng cuối cùng” của Tổng bí thư.
Nhưng thực ra, việc ông phá bỏ Điều lệ Đảng lộ rõ điểm yếu, thay vì biểu dương
thế mạnh của ông. Và cũng từ đó, đặc biệt là gần đây, trong BCHTƯ, mọi chuyện đều
diễn ra không hoàn toàn theo tính toán của Tổng bí thư.
Sự thoái lui “cưỡng bức” đối với Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc – từng được coi là một trong những người kế nhiệm tiềm năng của
Tổng bí thư Trọng tại Đại hội Đảng lần thứ 14 vào năm 2026 – đã loại trừ một
trong những cơ sở quyền lực mạnh nhất và tiếp tục củng cố vị trí trung tâm của
ông Trọng trong hệ thống “Tứ trụ” của Việt Nam. Nhưng sự phản đối ở cả Trung
ương lẫn trong Quốc hội đối với “màn kịch” khá vụng về đã khiến ông Trọng phải
chững lại trong việc thực hiện một số ý đồ tiếp tục thâu tóm quyền lực cho cá
nhân ông và phe nhóm. Về cả quyền uy lẫn quyền lực, cả hai “trụ” còn lại ít có
khả năng đối trọng với Tổng Trọng. Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là đang
phải đối mặt với áp lực lớn do mối liên hệ với một “đại án” tham nhũng,
trong khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được cho là gần gũi với ông Trọng.
Dù những phỏng đoán này vào thời điểm đó có đúng hay không, nhận định ấy giờ
đây có vẻ đã lỗi thời. Lỗi thời là vì, dư luận trong Trung ương cho thấy cả phe
cánh Phạm Minh Chính lẫn phe miền Nam, do Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng
đang câu kết với nhau, khiến chiếc ghế của Tổng bí thư nhiều khi cũng bị “rung
lắc”.
Trước khi ông Võ Văn Thưởng được Đảng quyết định
chọn, đã có những nguồn tin đồn cho rằng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng là
người được khuyến khích vào cái ghế này nhất. Nhưng ông Tô Lâm có quá nhiều “phốt”,
trong đó có những vụ nước ngoài đều biết như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở
Berlin hay vụ ăn “bò dát vàng” ở London. Ông Tô Lâm cũng lại dính tới mấy vụ
khác, chưa kể trong “Tứ trụ” mà đến “hai trụ” đều là mật vụ và an ninh thì cái
bản chất “công an trị” của chế độ hơi bị bộc lộ. Mặt khác, chính ông Tô Lâm
cũng chẳng dại gì ngồi vào ghế Chủ tịch nước, tiếng là “lên” mà thật ra là
không còn quyền lực nhiều như bên Công an, hơn nữa giống như hổ bị đưa ra khỏi
rừng. Làm ngành công an, vừa bị chuốc lấy sự căm hờn vì đã thẳng tay đàn áp xã
hội dân sự, vừa tích cực hỗ trợ ông Trọng “khui” ra bao nhiêu vụ án tham nhũng
của các “đồng chí”. Ân oán từ mọi giới quá nhiều, ngồi ở ghế Chủ tịch nước sẽ khó
mà an toàn. Vả chăng, cái
ghế Chủ tịch nước dường như đang bị cái “dớp” xui xẻo, hết Trần Đại Quang
chết vì “bệnh lạ”, đến Nguyễn Xuân Phúc phải rời ghế, nên an toàn hơn cả, Tô
Lâm cám ơn Tổng bí thư “đã có nhời” nhưng ông quyết định ngồi lại ghế cũ cho nó
lành.
Nếu được phép diễn giải mà không ngại bị quy
chụp bởi các điều luật hình sự 117 hay 331, thì có lẽ người chấp bút soạn diễn
văn mà tân Chủ tịch nước đã đọc liền mạch ngay sau nghi thức tuyên thệ, đang muốn
“vuốt ve” ngài tân Chủ tịch nước bằng một ngôn ngữ thơ ca của “ý tại ngôn ngoại”
mang tính dân túy. Vì sao lại chọn bốn câu thơ: “Tôi cùng xương thịt với nhân
dân tôi/ Cùng đổ mồi hôi cùng sôi giọt máu/ Cùng sống với cuộc đời chiến đấu/ Của
triệu người yêu dấu gian lao?” (Xuân Diệu). Một nhà báo nữ đã bình phẩm thế
này: Với bốn câu thơ ấy, có nghĩa là sắp tới đây ngài Chủ tịch sẽ cùng nếm cái
hoang mang của hàng vạn công nhân trong làn sóng thất nghiệp. Ngài cũng sẽ toát
mồ hôi giữa cái nắng chói chang của đội quân xe công nghệ. Và dĩ nhiên lúc đó
ngài sẽ thấu
cái đói rã ruột của bao kẻ cơ nhỡ ở chốn hè phố... Về phương diện quốc tế,
các nhà phân tích coi việc “đắc cử” của ông Thưởng là dấu hiệu của sự liền mạch
trong chính sách kinh tế và đối ngoại của Việt Nam. “Sẽ không có thay đổi lớn
nào đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam sau khi ông Thưởng đắc cử”, ông
Lê Hồng Hiệp, thành viên cao cấp và chuyên gia về Việt Nam tại ISEAS cho biết.
Một nhà đầu tư nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phát biểu, việc
đắc cử của ông Thưởng đã chấm dứt tình trạng không chắc chắn sau khi Chủ tịch
nước Phúc bất ngờ bị cách chức. Ông nói: “Điều đó có nghĩa là sự ổn định và
khả năng dự đoán được của nền chính trị Việt Nam đã được phục hồi”.
No comments:
Post a Comment