Sói
đội lốt cừu – Điểm nổi bật phiên điều trần Mối đe dọa ĐCS Trung Quốc với Mỹ
Cali Today (Theo Washington Examiner)
March 1, 2023
(Cali Today
Tổng Hợp) – Uỷ ban Đặc biệt Hạ viện về vấn đề Trung Quốc
vào tối thứ Ba bắt đầu phiên điều trần đầu tiên, nhấn mạnh sự trỗi dậy của
Trung Quốc trên chính trường thế giới và những thách thức Hoa Kỳ phải đối mặt với
kẻ thù hung hãn Bắc Kinh.
Phiên điều trần đưa ra khái quát về loạt cuộc điều tra sắp tới của Uỷ ban về
Trung Quốc, và kêu gọi thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh. Những
người tham gia điều trần nêu một loạt các mối đe dọa phức tạp và đa diện từ
Trung Quốc, từ vấn đề nhân quyền, thương mại, quân sự và âm mưu địa chính trị.
Trong phiên điều trần giờ vàng, Uỷ ban lắng nghe 4 nhân chứng: Matthew
Pottinger – cựu viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia; H.R. McMaster, cố cựu cố vấn
an ninh quốc gia của ông Donald Trump; Tong Yi – nhà ủng hộ nhân quyền Trung Quốc;
và Scott Paul – Chủ tịch Liên minh các nhà sản xuất Mỹ.
Dưới đây là những điểm nổi bật từ phiên điều trần “Mối đe dọa của Đảng Cộng sản
Trung Quốc đối với Mỹ.”
Có đường lối cứng
rắn với Trung Quốc
Tất cả mọi nhân chứng tại phiên điều trần đều
có giọng điệu rất cứng rắn đối với Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ thực hiện bước đi
mạnh mẽ hơn trên mặt trận kinh tế, địa chính trị, quân sự và nhân quyền.
Trong suốt phiên điều trần, nhân chứng nói về việc cấm TikTok, tăng cường sức mạnh
quân sự, tách rời kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc, và đấu tranh mạnh mẽ hơn về những
vấn đề nhân quyền, và một số biện pháp cứng rắn khác.
McMaster cho rằng, Hoa Kỳ đã “thiếu đầu tư vào việc hiện đại hóa” quân đội,
trong thời gian đó, Trung Quốc đã phát triển các biện pháp đối phó mạnh mẽ. “Những
gì họ đã và đang làm là tìm mọi cách tách nhỏ những gì họ xem là lợi thế khác
biệt của chúng ta. Chúng ta cần ngay bây giờ, và chúng ta cần thời gian lâu dài
là đầu tư vào các biện pháp đối phó với những biện pháp đối phó đó, nhưng đây
là một công việc rất khó thành công,” McMaster nói.
Pottinger đưa ra khả năng hợp tác với Thung lũng Silicon để làm suy yếu bức tường
lửa internet trong nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc lâu nay ngăn cản công dân
của họ lên tiếng bất đồng chính kiến, hoặc trao đổi với thế giới bên ngoài.
Chỉ trích sự tự
mãn trước đây
Một chủ đề căn bản trong phiên điều trần là
chính sách và thái độ trước đây của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là sai lầm lớn.
Nhân chứng và các uỷ viên Uỷ ban Đặc biệt Hạ viện lần lượt than van về quá khứ
“tự dối mình” rằng, khi mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ
trở nên thân thiện hơn với Mỹ và bắt đầu tự do hóa khi bắt đầu phát triển.
“Nhiều chính quyền và Quốc hội bám vào giả định, Trung Quốc, được chào đón vào
hệ thống quốc tế, sẽ chơi theo luật,” McMaster nói. “Thực tế chứng minh ngược lại,
nhiều lãnh đạo chậm chạp trong việc vượt qua suy nghĩ viển vông và tự lừa dối
mình về ý đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
“Mỹ và các quốc gia khác trên khắp thế giới tự do đã tạo ra sự xói mòn lợi thế
cạnh tranh của họ thông qua việc chuyển giao vốn và công nghệ cho một đối thủ cạnh
tranh chiến lược, quyết tâm giành ưu thế về kinh tế và sức mạnh quân sự,”
McMaster nói thêm.
Trước viễn cảnh Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Uỷ ban cân nhắc những bài học nào
Hoa Kỳ có thể rút ra từ cuộc chiến gần đây ở Ukraine để bảo vệ Đài Bắc. Một
trong những kết luận là cần phải ngăn chặn và có tầm nhìn về tham vọng của
Trung Quốc.
Lừa đảo kinh tế
Những người tham gia điều trần nhấn mạnh,
Trung Quốc đã gây ra nỗi đau kinh tế thực sự cho Hoa Kỳ như thế nào trong vài
thập niên qua bằng cách tận dụng mô hình tư bản nhà nước của họ để buộc chuyển
giao tài sản trí tuệ, hỗ trợ đánh cắp bí mật công nghiệp, và thực hiện thao
túng tiền tệ. Tất cả những điều này gây ra thiệt hại thảm khốc cho lĩnh vực sản
xuất của Hoa Kỳ.
“Sau khi viết một tấm check khống cho Bắc Kinh, chúng ta đã nhắm mắt làm ngơ sự
gian lận của họ hết lần này đến lần khác, chấp nhận những lời hứa suông về cải
cách mà không có hậu quả thực sự nào. Các thống đốc tìm các công ty Trung Quốc
để thực hiện những dự án làm thiệt hại công ăn việc làm của dân mỹ,” Paul nói.
“Trong khi đó, nghiên cứu liên bang được tài trợ bằng tiền đóng thuế của người
dân lại được trao cho Trung Quốc.”
“Thực sự là một sai lầm khi trao cho một đối thủ quyền lực cưỡng chế đối với nền
kinh tế của mình,” McMaster có lúc nói.
Krishnamoorthi chỉ vào một biểu đồ cho thấy sự sụt giảm mạnh trong công ăn việc
làm trong ngành sản xuất trong nước vào năm 2000, sau khi Hoa Kỳ tự do hóa quan
hệ thương mại với Trung Quốc. Dân biểu Ro Khanna (Dân chủ – California) đưa ra
đề nghị khi đặt câu hỏi Hoa Kỳ có nên xem xét triển khai “tài trợ tài chánh” để
giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước.
Trong một lưu ý đầy hy vọng, Paul cho rằng, một loạt những biện pháp chế tài và
hạn chế mới đây của chính phủ Joe Biden nhằm ngăn chặn đánh cắp tài sản trí tuệ
đã có hiệu quả. “Chúng tôi chứng kiến rất nhiều nhân viên và công ty Hoa Kỳ ngừng
tham gia vào sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc, đó là mục đích của việc
này,” Paul nói, mặc dù kết quả về lâu về dài chưa được rõ.
Sói đội lốt cừu
T
rong khi Trung Quốc tìm cách thể hiện mình là
một cường quốc được xem đang trỗi dậy, và mạnh mẽ phủ nhận những cáo buộc đang
theo đuổi bá chủ toàn cầu, các diễn giả nói rõ, họ tin rằng Bắc Kinh đang nuôi
dưỡng những ý đồ bất chính.
Paul cho rằng, ý định thực sự của Trung Quốc tập trung vào việc thống trị các
ngành công nghiệp quan trọng trên toàn cầu và giành quyền lực. “Mục tiêu của họ
là thống trị các ngành công nghiệp then chốt đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu,
tìm kiếm cơ hội từ khủng hoảng, và làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh,” Paul nói.
“Gian lận là cốt lõi trong tham vọng của ĐCSTQ — đánh cắp tài sản trí tuệ, tấn
công mạng, vi phạm bản quyền — đã gây ra hàng chục ngàn vụ đóng cửa nhà máy ở Mỹ,
và $600 tỉ Mỹ kim thiệt hại chỉ về tài sản trí tuệ.”
Nhập tịch Hoa Kỳ, bà Tống nhớ lại thời gian ở
trong trại lao động Trung Quốc sau khi tham gia vào hoạt động ủng hộ dân chủ.
““Dưới sự cai trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, sự áp bức ngày càng gia tăng ở
Trung Quốc, bên ngoài Trung Quốc và thâm hụt thương mại khổng lồ của Hoa Kỳ.”
Lưỡng đảng đồng thuận
Phiên điều trần cho thấy sự đồng thuận của lưỡng
đảng về việc Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ, và
Washington, D.C. phải định hình lại cách giải quyết. Không giống như các ủy ban
khác của Hạ viện, trong đó Cộng hòa và đảng Dân chủ thường tranh cãi hay công
kích nhau, lần này hai bên phần lớn bổ sung các câu hỏi cho nhau.
Có lúc, hai người biểu tình đã làm gián đoạn phiên điều trần, cáo buộc ủy ban
“làm mưa làm gió” và khuếch đại “sự thù ghét người châu Á”. Không giống như tại
các phiên điều trần của các ủy ban, những người biểu tình không nhận được sự đồng
cảm từ những người tham dự.
Trên thực tế, có nhiều cơ hội chỉ trích đảng phái, trước bối cảnh khinh khí cầu
do thám của Trung Quốc bay vào không phận Mỹ, và Dân chủ chỉ trích thái độ của
cựu Tổng thống Donald Trump với Tập Cận Bình. Tuy nhiên, hai bên tìm cách tránh
đào sâu chia rẽ.
Đảng Cộng sản
Trung Quốc khác với Trung Quốc
Một sự khác biệt rõ ràng được Uỷ ban tìm cách
giải thích là sự khác biệt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc. Sau phần phát biểu
mở đầu, Chủ tịch Uỷ ban Mike Gallagher (Công hoà – Wisconsin) cho phát một đoạn
video vạch trần các vi phạm nhân quyền vốn xác định sự trỗi dậy của ĐCSTQ.
“Điều này sẽ nhắc nhở chúng ta, Ủy ban này phải liên tục phân biệt giữa Đảng Cộng
sản Trung Quốc và người dân Trung Quốc, những người luôn là nạn nhân chính của
đảng Cộng sản,” Gallagher nói.
Đoạn băng nói về “Nạn đói lớn ở Trung Quốc” làm hàng chục triệu người chết, vụ
thảm sát Thiên An Môn, truy quét ở Hồng Kông, trại cải tạo Ngô Duy Nhĩ, và những
điểm nhức nhối dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, nhấn mạnh những đau khổ đảng đã gây
ra cho người dân.
Krishnamoorthi kêu gọi, Hoa Kỳ phải “tránh định kiến chống người Trung Quốc hoặc
châu Á bằng mọi giá.”
Một điểm sáng từ phiên điều trần là hầu hết bốn nhân chứng đều tỏ ra lạc quan rằng
Hoa Kỳ cuối cùng sẽ thắng thế Trung Quốc về lâu dài. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh một
loạt vấn đề sắp xảy ra.
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc sẽ là trọng tâm hàng đầu trong kỳ bầu cử
2024. Vào thứ Hai, Trump đưa ra một chương trình nghị sự với Bắc Kinh, trong đó
giảm dần việc nhập cảng những hàng hoá quan trọng từ Trung Quốc. Có khả năng
các ứng cử viên khác cũng đưa ra nghị sự tương tự.
Hương Giang (Theo Washington Examiner)
No comments:
Post a Comment