Một bản án kinh hoàng và hoàn
toàn có thể đoán trước ở Campuchia
Zachary Abuza
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON MARCH 9, 2023
https://dcvonline.net/2023/03/09/mot-ban-an-kinh-hoang-va-hoan-toan-co-the-doan-truoc-o-campuchia/
Không ai
dám thách thức kẻ độc tài, ngay cả khi ông ta đang chìm sâu trong hoang tưởng
và ảo giác.
Kem Sokha, cựu lãnh đạo của Đảng Cứu quốc
Campuchia (CNRP) hiện đã giải thể, chào đón mọi người khi rời Tòa
án thành phố Phnom Penh sau khi tham dự phiên tòa xét xử tội phản quốc ở Phnom
Penh, ngày 19 tháng 10 năm 2022. AFP
Vào ngày 3 tháng 3, nhân
vật đối lập hàng đầu của Campuchia, Kem Sokha, bị kết tội phản quốc và bị kết án 27 năm tù, khiến quốc tế phản đối kịch liệt. Đây là hành động mới nhất trong một
loạt các hành động thể hiện trước cuộc bầu cử ngày 23 tháng 7 sắp tới tại
Campuchia và tiến trình chuyển giao quyền lực sắp diễn ra từ Hun Sen sang cho
con trai ông, Hun Manet. Đó là một bản án kinh khủng và hoàn toàn có thể đoán
trước được.
Hun Sen, 70 tuổi, người lãnh đạo tại vị lâu nhất
Đông Nam Á, nắm quyền từ năm 1985, đã đặt nền móng cho việc kế vị trong đảng
Nhân dân Campuchia đang cầm quyền. Trung tướng Hun Manet đã được chuẩn bị tập việc,
hiện đang giữ chức phó tổng tham mưu trưởng quân đội. Nhưng Hun Sen ngày càng
chói tai và độc tài.
Thật khó để phóng đại tầm quan trọng của Kem
Sokha, người đã từng là nhân vật đối lập quan trọng nhất kể từ thời đại UNTAC
vào đầu những năm 1990.
Là dân biểu quốc hội trong những năm
1993-2002, từ khi ông thành lập Trung tâm Nhân quyền Campuchia độc lập. Ông trở
lại chính trường từ năm 2005 đến năm 2012, khi Đảng Nhân quyền hợp nhất với Đảng
Ánh nến của Sam Rainsy, để trở thành Đảng
Cứu quốc Campuchia.
Năm 2013, CNRP giành được 55 trong số 123 ghế,
tỷ lệ 45%, thành tích mạnh nhất của phe đối lập. Hun Sen đã nổi giận trước kết
quả tốt đẹp của CNRP năm đó và những cuộc biểu tình rầm rộ làm rung chuyển thủ
đô, đòi mở một cuộc điều tra độc lập về những nghi ngờ gian lận bầu cử.
Năm 2014, CNRP tiếp tục thách thức CPP trong
cuộc bầu cử cấp xã. Hun Sen bị ám ảnh với việc triệt hạ phe đối lập .
Sam Rainsy đã phải tự đi lưu vong từ năm 2015,
sau khi bị kết án về tội vu khống. Vào tháng 7 năm 2016, Kem Ley, một trong những bỉnh
bút chính trị hàng đầu, bị bắn chết, gây ra những cuộc biểu tình rầm rộ.
Năm 2017 Sokha bị bắt và bị buộc tội thông đồng
với tòa Đại sứ Hoa Kỳ để lật đổ Hun Sen chỉ dựa trên một cuộc nói chuyện của
ông ở Úc vào năm 2013 đã bị thu băng. Không ai trưng dẫn bất kỳ bằng chứng
nào.
Năm 2017, Hun Sen đã thể
hiện rất rõ ý định dùng quân đội “để trấn áp mọi phong trào đảo chánh và phá hoại
đất nước”, đồng thời cảnh cáo báo giới “chuẩn bị quan tài” nếu “có âm mưu phá
hoại họ Hun.”
Trước cuộc bầu cử năm 2018, chính phủ
Campuchia tiếp tục tấn công. Vào tháng 9 năm 2017, chính phủ đã buộc tờ
Campuchia Daily phải đóng cửa sau khi tờ báo này không thanh toán được tiền thuế
trị giá 6,3 triệu đô la. Không có nỗ lực để giải quyết việc tranh chấp thuế.
Phe đối lập đáng tin cậy duy nhất
Vào tháng 11 năm 2017, Tối cao Pháp viện, với
chánh án là thành viên trong ủy ban điều hành của CPP, đã bỏ phiếu giải tán
CNRP. Hàng chục đảng viên CNRP bị bắt.
Phe đối lập đáng tin cậy duy nhất đã bị tiêu
diệt và Đảng Nhân dân Campuchia đã giành được tất cả 125 ghế ở quốc hội trong
cuộc bầu cử năm 2018.
Phiên tòa xét xử Kem Sokha kéo dài ba
năm không tự do và công bằng, và bị cản trở do những sai phạm về tư pháp kể cả
việc đe dọa nhân chứng biện hộ. Bằng chứng xác thực duy nhất xung quanh sự
thông đồng là một đoạn video dài ba phút, trong đó ông Sokha cảm ơn chính
phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho ông và phe đối lập.
Ông bị quản thúc tại gia cho đến khi kháng cáo
của được xét xử, mặc dù đó là kết luận đã được định trước; ông không có liên lạc
với bên ngoài, và dường như quyền dùng internet của ông ấy đã bị cắt. Những quyền
dân sự và chính trị của ông — gồm cả quyền bầu cử và ứng cử — đã bị đình chỉ.
Kết án các nhân vật đối lập và đóng cửa những
cơ sở truyền thông là việc hoàn toàn không cần thiết. Đảng Nhân dân Campuchia sẵn
sàng thắng áp đảo nhờ vào quyền lực đương nhiệm, văn hóa mua phiếu bầu và sự đe
dọa về mặt chính trị và pháp lý đối với những nhân vật đối lập, hầu hết đều
đang sống lưu vong. Nhưng không để lại bất cứ cơ hội nào để đối lập có thể trỗi
dậy.
Cựu lãnh đạo phe đối lập Campuchia Kem
Sokha (phải) nói chuyện với Thủ tướng Hun Sen (trái) tại
tang lễ mẹ vợ của Sen ở Phnom Penh, trong một bức ảnh do Fresh News chụp và
phát hành, ngày 5 tháng 5 năm 2020. Ảnh: AFP
No comments:
Post a Comment