Điểm qua một số mục
tiêu cấm vận
Các lệnh trừng phạt sẽ siết chặt hơn nữa nền kinh tế
Nga như thế nào vào năm 2023
Charles Lichfield, Maia Nikoladze và
Castellum.AI (Atlantic Council)
Lê Nguyễn dịch
https://diendankhaiphong.org/diem-qua-mot-so-muc-tieu-cam-van/
Điểm chính
§ Chiến tranh đang khiến Nga chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Moscow
không đủ khả năng thực hiện lời hứa không bán dầu cho các quốc gia tuân thủ giá
trần, nhưng sẽ cố gắng làm suy yếu mức trần bằng cách xây dựng một đội tàu chở
dầu thô.
§ Việc nối lại các chuyến hàng dầu của Venezuela đến Hoa Kỳ thể hiện sự
liên kết lợi ích tạm thời cho cả đôi bên. Nếu Maduro có dấu hiệu vi phạm
nhân quyền, Mỹ có thể áp đặt lại các biện pháp trừng phạt bất cứ lúc nào.
§ Trung Quốc đang trở thành nơi thử nghiệm cho một công cụ quản lý kinh tế
khác của Hoa Kỳ: sàng lọc đầu tư ra nước ngoài. Một sắc lệnh hành pháp có
thể sẽ được đưa ra sau chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Antony Blinken.
Trong ấn bản này của Bảng
điều khiển các biện pháp trừng phạt toàn cầu , chúng tôi đề cập đến các vấn đề kinh tế cấp bách nhất: tác động
của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga, việc Venezuela theo đuổi việc
dỡ bỏ các lệnh trừng phạt năng lượng và các kế hoạch sàng lọc đầu tư Liên Âu-Mỹ
vào Trung Quốc. Chúng tôi thấy rằng, trái ngược với những tuyên bố của
Moscow bảo rằng kinh tế Nga được xây dựng với khả năng chống chịu lệnh cấm vận,
nền kinh tế Nga không thể chống lại các lệnh trừng phạt và chiến tranh trên thực
tế đang làm cạn kiệt ngân sách của Nga. Nga đã sử dụng các biện pháp cấp
bách để hỗ trợ nền kinh tế của mình, nhưng năm 2023 có thể là năm nền kinh tế
này sụp đổ, dẫn đến việc cắt giảm tài trợ cho các trường học và bệnh viện.
Ngoài vấn đề Nga ra, Chevron gần đây đã thực
hiện chuyến vận chuyển dầu đầu tiên của Venezuela đến Texas, và Nhà Trắng có thể
sẽ công bố một sắc lệnh hành pháp về sàng lọc đầu tư ra nước ngoài sau chuyến
thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Antony Blinken vào tháng Hai.
.
Ngân sách Nga đang bắt đầu kiệt quệ
Các chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện
pháp trừng phạt để đẩy nền kinh tế Nga xuống hố. Nhưng những tác động ban
đầu của lệnh trừng phạt đã chưa được như mong đợi. Đồng rúp, thay vì biến
thành đồng nát, đã đảo ngược mức giảm giá
ban đầu và thậm chí trở thành đồng
tiền hoạt động tốt nhất vào năm 2022 . Nhưng thật là sai lầm nếu
chỉ cô đọng sử dụng tỷ giá hối đoái làm chỉ báo chính về sức khỏe của nền kinh
tế. Tuy nhiên, sức khỏe tốt của đồng rúp cho chúng ta biết ngầm có điều gì
đó về giá trị tương đối của hàng hóa xuất nhập khẩu của Nga và cán cân thanh
toán thặng dư kỷ lục trong quý 2 và quý 3 năm ngoái.
.
Chiến tranh Ukraine của Putin đã siết chặt ngân
sách Nga
Cân đối ngân sách Nga tính bằng ngàn tỷ Rúp (1 USD
= ca. 70 Rúp)
Hình : https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2023/02/ln38-ph01.jpg
Ngay cả với giá năng lượng cao và thu nhập bổ
sung, thâm hụt ngân sách gia tăng của Nga cho thấy cuộc xâm lược đang khiến Nga
chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Ngân sách Nga thâm
hụt 47 tỷ đô la vào năm 2022 , một trong những mức cao nhất kể từ khi
Liên Xô tan rã. Mặc dù chính phủ Nga quyết định không công bố dữ liệu về
chi tiêu của chính phủ trong năm nay, nhưng có thể chắc chắn rằng chi tiêu quân sự đã góp phần vào phần lớn sự gia tăng chi tiêu .
Bước sang năm 2023, thâm hụt ngân sách của Nga
có thể cao hơn mức Nga tuyên bố. Mátxcơva dự đoán thâm hụt ngân sách vào
năm 2023 là 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ,
dựa trên giả định rằng hỗn hợp
dầu thô hàng đầu của Nga là Urals được giao dịch ở mức 70 đô la một thùng . Tuy
nhiên, nếu giá dầu trần làm giảm giá dầu của Nga xuống mức tối đa 60 đô la
trong khi chi tiêu vẫn giữ nguyên, thì thâm hụt sẽ gần 4,5 phần trăm , theo ước tính của Financial Times .
.
May mắn xuất cảng năng lượng của Nga đã hết
Và tài khoản thặng dư từ xuất cảng hiện tại đang co
lại nhanh
Hình : https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2023/02/ln38-ph02.jpg
Nguồn: Ngân hàng trung ương Nga, giá trị của quý 4
năm 2022 là ước lượng
Để tiếp tục lấp đầy thâm hụt ngân sách và tài
trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, Moscow sẽ phải chuyển hướng tiền từ các chương
trình trong nước khác. Vào năm 2022, nguồn thu ngân sách bổ sung đến từ quỹ
thịnh vượng quốc gia hay còn gọi là quỹ tài
sản có chủ quyền của Nga, việc đánh thuế một lần đối với Gazprom và
phát hành phiếu Nghĩa vụ cho vay Liên bang lớn nhất từ trước đến nay . Tuy nhiên,
vào năm 2023, khi Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực đa dạng hóa khỏi khí đốt của Nga , Gazprom có thể sẽ có ít doanh thu hơn, do đó doanh thu thuế cũng ít
hơn. Trong khi đó, việc chuyển tiền quỹ tài sản có chủ quyền sang chiến
tranh sẽ lấy đi quỹ dự phòng khẩn cấp của Nga và có thể dẫn đến việc cắt
giảm tài trợ cho các trường học và bệnh viện vào năm tới .
.
Áp trần giá dầu: có tác dụng ngay bây giờ, nhưng có
thể sẽ phải đối mặt với những thách thức về sau
Giá trần đối với dầu
thô vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12
năm 2022. Quy định này quy định rằng trừ khi người mua có thể chứng minh rằng họ
đã trả dưới 60 đô la cho dầu của Nga, nếu không họ sẽ bị từ chối các dịch vụ
hàng hải của phương Tây, chẳng hạn như bảo hiểm và môi giới. Giá hỗn hợp dầu
thô Ural hàng đầu của Nga đã không đạt tới 60 đô la kể từ tháng 12. Ngay cả
các quan chức chính phủ Nga cũng thừa nhận rằng chi phí vận chuyển dầu của Nga đã tăng lên .
.
Áp giá trần cho dầu thô Nga: Liệu sẽ ở dưới mức 60
đô la?
Giá
dầu thô Urals trung bình hàng tháng trong thời gian cấm vận
Hình : https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2023/02/ln38-ph03.jpg
Nga không thể nào thực hiện được lời hứa không
bán hàng cho các quốc gia tuân thủ giá trần, nhưng Nga sẽ cố gắng làm
suy yếu mức trần. Kể từ khi chính sách này có hiệu lực, ít nhất 7 tàu chở dầu của Nga với bảo hiểm của phương Tây đã rời các cảng Baltic của Nga để tới các nhà máy lọc dầu của Ấn
Độ. Những tàu chở dầu này sẽ không thể bảo hiểm hàng hóa của họ nếu họ bán
trên sáu mươi đô la. Một số người khẳng định rằng giá trần sẽ tiếp tục hoạt
động vì sáu mươi đô la là một mức giá chấp nhận được đối với Nga. Tuy
nhiên, chúng ta không nên đưa ra kết luận sớm vì Nga sẽ tích cực tìm kiếm các lựa
chọn để bán cao hơn giá trần. Một trong những lựa chọn trong ngắn hạn là để
Nga tự bảo hiểm và sử dụng các tàu của Ấn Độ hoặc Trung Quốc không thuộc thẩm
quyền của Hoa Kỳ hoặc Liên Âu , đồng thời xây dựng một đội tàu chở dầu thô
trong dài hạn.
Bất chấp những thách thức trong thực thi cấm vận
thậm chí còn khó khăn hơn, nhưng các đối tác của Nhóm Bảy nước (G7) sẽ mở rộng
mức giá trần đối với cả các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga, chẳng hạn
như dầu
diesel và dầu hỏa vào ngày 5 tháng 2 này. Việc trừng phạt xuất khẩu
nhiên liệu của Nga có thể khiến dầu diesel của Nga chuyển hướng sang Ấn Độ từ
Liên Âu. Nhưng vì Liên Âu vẫn cần nguồn cung cấp dầu diesel nên họ sẽ mua
chúng từ Hoa Kỳ và Ấn Độ. Do đó, nguồn cung dầu diesel của Nga có thể sẽ
phải di chuyển lòng vòng nhiều hơn nữa trước khi quay trở lại Liên Âu, tạo ra sự
thiếu hiệu quả trên thị trường. Tuy nhiên, Liên Âu đã sẵn sàng thực hiện
bước này trong khi đồng thời cấm
gần như toàn bộ hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga .
.
Năm mới, thỏa thuận mới: Nối lại xuất khẩu dầu của
Venezuela sang Mỹ
Kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu
vào năm 2022, Hoa Kỳ và EU đã tìm kiếm các nhà cung cấp dầu thay thế. Điều
này tạo cơ hội cho Venezuela – một quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhưng lại có
trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới – lấp đầy khoảng trống dầu mỏ do các lệnh trừng
phạt chống lại Nga tạo ra. Sự nhượng bộ chính trị trong nước của Tổng thống
Nicolas Maduro—nối lại đàm phán với đảng đối lập—đã giúp ông được Bộ Tài
chính cấp
Giấy phép Chung 41 . Giấy phép sáu tháng cho phép Tập đoàn Chevron tiếp
tục khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Venezuela . Vào tháng 1,
Chevron đã
vận chuyển chuyến hàng nửa triệu thùng dầu đầu tiên đến các nhà máy lọc dầu ở
Texas.
.
Ai có thể thay thế Nga xuất cảng dầu thô sang
phương Tây?
Trữ lượng dầu thô đã được xác định tính bằng triệu
thùng
Hình : https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2023/02/ln38-ph04.jpg
Việc nối lại các chuyến hàng dầu của Venezuela
đến Hoa Kỳ là sự liên kết lợi ích tạm thời cho cả hai bên. Hoa Kỳ đang cố
gắng lấp đầy khoảng trống được tạo ra trên thị trường năng lượng thế giới từ việc
cấm dầu mỏ của Nga. Trong khi đó, khi xuất
khẩu dầu mỏ chiếm 2/3 ngân sách của Venezuela , Maduro đang tận dụng
cơ hội để khôi phục ngành công nghiệp dầu mỏ đang xuống cấp của Venezuela và
mang lại nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ của mình.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang bước đi một cách thận
trọng, như nó nên làm. Giấy phép
chỉ có thời hạn sáu tháng và các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng
lại bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian đó nếu Maduro có dấu hiệu vi phạm
nhân quyền hoặc chấm dứt đối thoại với phe đối lập.
Trung Quốc có thể trở thành nơi thử nghiệm cho một
công cụ quản lý kinh tế khác của Hoa Kỳ: sàng lọc đầu tư ra nước ngoài
Trái ngược với Venezuela, quan hệ Mỹ-Trung chỉ
mới bắt đầu xuống dốc kể từ năm ngoái. Ngoài các biện pháp kiểm soát xuất
khẩu công nghệ mà chúng ta đã thảo luận trong ấn
bản trước , Hoa Kỳ gần đây đã
ban hành lệnh trừng phạt đối với hơn 150 tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc. Đáng
chú ý, lần đầu tiên Bộ Tài chính xử phạt một công ty Trung Quốc niêm yết
trên sàn
chứng khoán Mỹ là Pingtan Marine Enterprise . Nhưng đó không phải
là tất cả.
Mỹ và Liên Âu có thể bắt đầu sàng lọc đầu tư đến
Trung Quốc
FDI tính bằng tỷ đô la
Hình : https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2023/02/ln38-ph05.jpg
Hoa Kỳ đang xem xét sàng lọc các khoản đầu tư
ra nước ngoài ở đây là Trung Quốc, để đảm bảo rằng các công ty Hoa Kỳ không
chuyển giao công nghệ và bí quyết cho các công ty hợp nhất dân sự-quân sự của
Trung Quốc. Tại Hoa Kỳ, một sắc
lệnh hành pháp về đầu tư ra nước ngoài sang Trung Quốc có thể sẽ được đưa ra sau
chuyến thăm của Blinken tới Trung Quốc vào tháng 2, dự kiến sẽ được thực hiện sau đó bởi các hành động của
phía lập pháp. Thượng viện Hoa Kỳ cũng đang tích cực phối hợp với các
chuyên gia để kiểm tra sàng lọc đầu tư ra nước ngoài . Các bạn có
thể khám phá ấn
phẩm chung của chúng tôi với Trung tâm An ninh Mỹ Mới để tìm hiểu cách
thiết kế một cơ chế như vậy.
Trong khi đó, tại Liên Âu, Đức cũng đang thúc
đẩy việc tạo ra một cơ chế sàng lọc đầu tư ra nước ngoài của Liên Âu. Ủy
ban Châu Âu đã đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của năm 2023. Tuy
nhiên, lúc đầu, việc sàng lọc sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ để chính quyền Liên Âu có
cơ hội quan sát hậu quả. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành
viên Liên Âu và cả hai bờ Đại Tây Dương, việc sàng lọc đầu tư ra nước ngoài có
khả năng hạn chế việc chuyển giao công nghệ cho các công ty dân sự-quân sự của
Trung Quốc.
Atlantic Council là
một think tank chuyên về các vấn đề quan hệ quốc tế, nhất là các vấn đề liên Đại
Tây Dương, có trụ sở tại Washington, D.C, Hoa Kỳ
Xem thêm:
Những bài viết / dịch của Lê Nguyễn
No comments:
Post a Comment