HYDRO XANH ĐANG THAY ĐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC TRÊN THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG
TOÀN CẦU NHƯ THẾ NÀO
Gerard Traufetter, Spiegel 16-2-2023
Daniel Trần dịch
DIỄN
ĐÀN KHAI PHÓNG
Nền công nghiệp trong tương lai sẽ sản xuất với ít
than, dầu và khí đốt hơn và cũng sẽ thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường
năng lượng. Theo một nghiên cứu, các khoản đầu tư có trị giá mười nghìn tỷ
đô la.
Hình : https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2023/03/tat13-lng-hafen.jpg
Nó có nghĩa là một cuộc cách mạng cho nền kinh
tế: Cho đến giữa thế kỷ này, kinh tế nên đi với sự sản xuất dựa theo sự trung
hòa khí thải như có thể. Sự chuyển đổi to lớn này không chỉ sử dụng điện từ
năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Nhiều quy trình công nghiệp cần
hydro, ví dụ như trong sản xuất thép và hóa chất. Vận tải hạng nặng và máy
bay được cho là phụ thuộc vào các phân tử dễ bay hơi, chúng được tạo ra bằng
phương pháp điện phân từ năng lượng tái tạo.
Các tác động đối với thị trường năng lượng thế
giới sẽ rất lớn cũng như các khoản đầu tư cần được thực hiện. Đến nửa thế
kỷ này, toàn cầu cần 10 nghìn tỷ đô la cho chi phí sản xuất và vận chuyển hydro
xanh. Đây là kết luận từ một nghiên cứu của công ty tư vấn Deloitte
Sustainability & Climate.
Các chuyên gia tư vấn dự đoán thị trường từ đó
có thể tạo ra doanh thu hàng năm lên tới 285 tỷ USD. Tuy nhiên, hydro xanh
sẽ “thay đổi cán cân năng lượng toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng”, Bernhard
Lorentz, cộng tác của Deloitte, tác giả chính của nghiên cứu “Chính sách an
ninh cho nền kinh tế hydro toàn cầu” cho biết.
Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.Bắc Mỹ sẽ không chỉ tự cung cấp hydro xanh mà thậm chí có thể trở thành
khu vực xuất khẩu lớn thứ hai đối với chất được thèm muốn này.
Nhưng Hoa Kỳ đang bị thách thức bởi Trung Quốc. Theo
các chuyên gia tư vấn của Deloitte, Trung Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất hydro
xanh lớn nhất, ít nhất là nếu quốc gia này thành công trong việc huy động 1,8
nghìn tỷ đô la chi phí đầu tư cần đến. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có nhu cầu
lớn hơn về hydro xanh nên cũng sẽ phải nhập khẩu. Do đó, quốc gia này sẽ
phụ thuộc vào thương mại với Trung Đông, Úc và Hoa Kỳ.
Trung Đông và Nga đang trở nên ít quan trọng
Đồng thời, tầm quan trọng của Nga và Trung
Đông sẽ giảm đi – cả hai khu vực cho đến nay đều là những nhà cung cấp chính nhiên
liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt. Nga có tiềm năng sản xuất số lượng hydro xanh, không chỉ để độc lập về
nhập khẩu mà còn xuất khẩu số lượng lớn. Các chuyên gia của Deloitte viết:
“Tuy nhiên, với tư cách là một quốc gia không thân thiện, họ khó có thể hưởng lợi
từ lợi thế này, đặc biệt là vì các quốc gia phương Tây sẽ có đủ các lựa chọn
thay thế cho hydro của Nga”.
Ý nghĩa địa chính trị của sự phát triển này là
rất lớn. Ngoài gió và mặt trời, việc sản xuất hydro xanh đòi hỏi diện tích
lớn. Theo phân tích , Hoa Kỳ, Mỹ Latinh , Bắc
Phi, Namibia và Nam Phi là những địa điểm
sản xuất phù hợp. Đức và Châu Âu cũng sẽ tự sản xuất
hydro xanh. Tuy nhiên, khả năng lớn họ phải nhập khẩu ít nhất một nửa nguồn
năng lượng, vì vậy chủ yếu vẫn là nhà nhập khẩu. Các tác giả của nghiên cứu
cảnh báo: “Sự cạnh tranh toàn cầu giữa các quốc gia nhập khẩu chính sẽ đặt ra
thách thức lớn cho châu Âu.
Tiềm năng lớn cho Bắc và Nam Phi
Do đó, các tác giả khuyến nghị xây dựng quan hệ
đối tác năng lượng với các nước sản xuất lớn nhất nhanh như có thể. Các quốc
gia ở Bắc Phi thực sự lý tưởng vì chúng ở gần lục địa (nd: châu Âu) và có tiềm
năng sản xuất hydro rất lớn. Khí thậm chí có thể đến thẳng châu Âu thông
qua đường ống và do đó trước tiên sẽ không phải chuyển đổi phức tạp thành các
chất cùng gốc như amoniac và vận chuyển bằng tàu. Tuy nhiên, Deloitte nhận
thấy các vấn đề chính trị và sự bất ổn ở phần lớn các quốc gia này, từ đó tiềm
năng cung ứng cho châu Âu bị hạn chế. Về điểm này, ngoài Mỹ Latinh, đặc biệt
Namibia và Nam Phi được xem là thích hợp để trở thành nhà cung cấp. Các cố
vấn khuyến nghị rằng mối quan hệ trong tương lai sẽ khác với mối quan hệ hiện tại
với các nước xuất khẩu dầu và khí đốt. Nó phải dựa trên tinh thần “cùng có lợi“
và chú trọng cả chương trình hỗ trợ phát triển.
Tuy nhiên thời gian rất cấp bách. Các cộng
tác của Deloitte viết: “Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang trong quá trình xác định cấu trúc tương lai của chuỗi cung ứng
hydro xanh và các nguyên liệu thô liên quan trên toàn cầu“. Do đó, châu Âu
cũng phải phát triển cơ chế thị trường của mình càng nhanh càng tốt để đạt được
các mục tiêu của mình trong cuộc chạy đua toàn cầu. Chuyên gia của
Deloitte có một lời khuyên dành cho nước Đức: hãy gấp rút phát triển một chiến
lược cho nguyên liệu thô.
Nguồn:
Wie grüner Wasserstoff die
Machtverhältnisse auf den globalen Energiemärkten verschiebt (Spiegel)
No comments:
Post a Comment