Sunday, March 26, 2023

HUNGARY VÀ THỔ NHĨ KỲ TIẾP TỤC KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN BIDEN MỜI DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VÌ DÂN CHỦ THẾ GIỚI (Trd Xuan)

 



HUNGARY VÀ THỔ NHĨ KỲ TIẾP TỤC KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN BIDEN MỜI DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VÌ DÂN CHỦ THẾ GIỚI  

Trd Xuan

25-3-2023  08:08   

https://www.facebook.com/trdxuan.39395/posts/pfbid02CFS9TKb5tHPNwUgTnKEe8JTYMdi5ZZSB2qdcEksaH8sUfrtCmtr7DdhyapzvGMFWl

 

HUNGARY VÀ THỔ NHĨ KỲ TIẾP TỤC KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN BIDEN MỜI DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH DO MỸ TỔ CHỨC VÌ DÂN CHỦ THẾ GIỚI: HOA KỲ CHỌN ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ GIÁ TRỊ TỰ DO

 

Theo thông tin từ một số người làm công tác tổ chức, tại hội nghị thượng đỉnh về dân chủ do Mỹ tổ chức vào tuần tới sẽ có khoảng 120 nước được mời, tuy nhiên cũng giống lần trước, cả Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có trong danh sách năm nay.

 

Việc không mời hai thành viên NATO đã phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy giảm của nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary. Giới phân tích cho rằng, tình hình hiện tại có thể sẽ càng thổi bùng thêm căng thẳng giữa Mỹ với Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như gia tăng khoảng cách giữa hai nước với các thành viên NATO và EU khác.

 

Đây không phải là lần đầu tiên Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ không được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ do Tổng thống Mỹ Joe Biden triệu tập. Tại hội nghị trước đó vào tháng 12 năm 2021, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong số các nước không có mặt ở đó mặc dù khi đó có khoảng 110 quốc gia được mời tham dự. Vào thời điểm đó, cả Nga và Trung Quốc cũng không có tên trong danh sách được mời, tuy nhiên Đài Loan lại có mặt.

 

Hội nghị thượng đỉnh năm nay do Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan và Zambia chủ trì được tổ chức từ ngày 28 đến 30 tháng 3 và sẽ được tổ chức bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dù đây không phải là thượng đỉnh quốc tế duy nhất và đầu tiên về dân chủ - đã có hội nghị liên minh dân chủ tương tự tại Copenhagen, Đan Mạch trong các năm 2019, 2020, 2021 - nhưng đây là sự kiện đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden, do Hoa Kỳ chủ trì.

 

Mục tiêu là của ông Biden là mời đại diện hơn 100 quốc gia đến bàn về cách ngăn không cho các giá trị dân chủ, tự do "tụt dốc" trên toàn cầu. Nhưng việc một số quốc gia có chế độ độc đoán cũng được mời, như CH Dân chủ Congo (DRC), và Pakistan, làm nảy sinh cách diễn giải rằng chính quyền Biden muốn "mở rộng vòng tay" để khuyến khích dân chủ, chứ không chỉ mời các nước đã đạt tiêu chuẩn cao về thể chế dân chủ. Mặt khác, có thể địa chính trị đã góp phần định hình danh sách khách mời lần này của Hoa Kỳ.

 

Danh sách "ai được mời, ai không" mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố tại địa chỉ 'The Summit for Democracy' đã hôm 23/11/2021 nhanh chóng trở thành chủ đề bình luận của báo chí và giới nghiên cứu.

 

Theo Reuters, việc Hoa Kỳ công khai và chính thức mời Đài Loan đến dự Thượng đỉnh đánh dấu thay đổi trong cách nhìn nhận chính quyền Biden ở hòn đảo này, bất chấp phản ứng từ Trung Quốc.

 

Còn theo đánh giá của Stephen Feldstein trên trang Carnegie Center, thì chính quyền Biden đã mời ít số quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và Nam Á. Cả vùng Nam Á và Ấn Độ Dương chỉ có bốn nước được mời: Ấn Độ, Maldives, Nepal và Pakistan.

 

Ở Trung Cận Đông, chỉ có Israel và Iraq được mời.

 

Vùng châu Á-Thái Bình Dương có 21 quốc gia được mời.

 

Thành viên Asean là Philippines được mời.

 

Nhà báo Philippines Maria Ressa và biên tập một tờ báo Nga, Dmitry Muratov nhận Nobel Hòa bình 2021 cho các nỗ lực vì tự do báo chí ở quê hương của họ.

 

Thế nhưng Philippines, nước là đối tượng của nhiều chỉ trích về việc thiếu tự do báo chí, được TT Joe Biden mời tới dự Thượng đỉnh Dân chủ, còn Nga thì không. Nga thậm chí còn là mục tiêu của một liên minh bảo vệ dân chủ mà Hoa Kỳ chủ trương cùng các nước châu Âu.

Vùng Hạ Sahara thuộc châu Phi có 17 nước được mời.

 

Theo Thomas Pepinsky, viết trên trang của Viện Brookings thì "địa chính trị" đóng vai trò quan trọng.

 

"Thượng đỉnh vì Dân chủ có tham vọng lớn hơn về địa chính trị (chứ không chỉ nói về giá trị tự do dân chủ). Nó phản ánh quan điểm chủ đạo của chính quyền Biden rằng tập hợp một liên minh toàn cầu của các nền dân chủ có thể chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc và các hoạt động hung hăng không dừng của Nga." Có các lý do để nhấn mạnh đến lợi ích chung của các nền dân chủ mới, và các nền dân chủ đã định hình chắc chắn, nhưng tham vọng của Thượng đỉnh về địa chính trị có thể sẽ đem lại thất vọng vì mời một số nước có địa chính trị nhưng thiếu nền dân chủ.

 

Một trong những lý do là việc pha trộn mục tiêu địa chính trị với ý thức hệ (tự do, dân chủ) khó đem lại thành công cho cấu trúc an ninh vùng.

 

Một số nước được chính quyền Biden "nhẹ tay" về vi phạm nhân quyền do vị trí địa chính trị của họ có thể hy vọng ngăn tham vọng to lớn của Trung Quốc.

 

Ông Tập Cận Bình nỗ lực xây dựng chế độ độc đoán "một lãnh đạo cứng rắn, độc đảng" ở Trung Quốc, Bắc Kinh không coi ý thức hệ (tự do, dân chủ) là yếu tố trọng yếu trong quan hệ ngoại giao miễn là có lợi , đã tỏ ra rất thực tiễn.

 

Trả lời BBC News Tiếng Việt gần đây, Giáo sư về quan hệ quốc tế Robert Sutter, từ Elliott School of International Affairs, Đại học George Washington, Hoa Kỳ, nói rằng nhân quyền vẫn là quan tâm của chính phủ Joe Biden nhưng không muốn chủ đề này tạo trở ngại quan hệ:

 

"Ông Biden và đảng Dân chủ của ông rất quan tâm đến nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên, ông Biden cũng muốn mối quan hệ với Việt Nam tiến xa hơn vì họ có nhiều điểm chung. Vấn đề nhân quyền là quan trọng đối với chính quyền hiện nay nhưng nó không phải là trở ngại lớn để tăng cường quan hệ với Việt Nam." (xem thêm bài: Nhân quyền ở Việt Nam: Trò chơi Joe Biden không muốn thắng?)

 

Cho đến nay, Trung Quốc không bình luận gì nhiều về Thượng đỉnh vì Dân chủ sắp tới của Hoa Kỳ, ngoài việc phản đối lời mời của ông Biden gửi tới Đài Loan.

 

Phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao TQ cho rằng, qua việc mời Đài Loan, "một lần nữa, các hành động của Hoa Kỳ cho thấy dân chủ chỉ là vỏ bọc và là công cụ để Mỹ theo đuổi các mục tiêu địa chính trị, chia rẽ thế giới... Internet.

 

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6067815089931884&set=pcb.6067831573263569

.

https://www.facebook.com/photo?fbid=6067820026598057&set=pcb.6067831573263569

.

https://www.facebook.com/photo?fbid=6067829256597134&set=pcb.6067831573263569

.

https://www.facebook.com/photo?fbid=6067884423258284&set=pcb.6067831573263569

 

 

 



No comments: