Mỹ
và đồng minh chế tạo ‘tàu ngầm tương lai’ để đối phó Trung Quốc
Bình Phương -
Saigon Nhỏ
13 tháng 3, 2023
Tại một hội nghị thượng đỉnh ở San Diego,
California, ba nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc hôm thứ Hai 13
Tháng Ba 2023 đã công bố một thỏa thuận cung cấp cho Úc các tàu ngầm chạy bằng
năng lượng hạt nhân – một hành động được cho là nhằm đối phó với sự hung hăng của
Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/03/GettyImages-1248187922.jpg
Tổng thống Biden (giữa), Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải
và Thủ tướng Úc Anthony Albanese họp báo sau khi tham dự hội nghị cấp cao tại căn cứ
hải quân Point Loma ở San Diego hôm thứ Hai 13 tháng Ba 2023. Ở đó ba nhà lãnh
đạo đã công bố kế hoạch sản xuất và cung cấp cho Úc các tàu ngầm hạt nhân thế hệ
mới có tên là lớp SSN-AUKUS. Ảnh Tayfun Coskun/Anadolu Agency via Getty Images
“Cùng nhau, chúng tôi sẽ chế tạo tàu ngầm SSN-AUKUS
– một lớp tàu ngầm mới do ba bên cùng phát triển, dựa trên thiết kế thế hệ tàu
ngầm tiếp theo của Vương quốc Anh, kết hợp công nghệ từ cả ba quốc gia, bao gồm
các công nghệ tàu ngầm tiên tiến của Hoa Kỳ,” Tổng
thống Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony
Albanese ra một tuyên bố chung cho biết.
“Úc và Vương quốc Anh sẽ vận hành SSN-AUKUS như tàu
ngầm của tương lai của họ”, bản tuyên bố khẳng định.
Tuyên bố cho biết trước khi chiếc tàu ngầm mới
chế tạo đó sẵn sàng hoạt động vào đầu những năm 2040, Mỹ sẽ bán cho Úc tới năm
tàu ngầm lớp Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân vào những năm 2030, như thông tin Sài Gòn Nhỏ đã đăng vài hôm trước.
Tại cuộc họp với hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ ở San
Diego hôm nay, Thủ tướng Úc Albanese cũng cho biết trong ba thập niên tới, nước
ông sẽ chi ra 368 tỷ Úc kim để mua ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp
Virginia của Mỹ, có kế hoạch mua thêm hai chiếc nữa và tự chế tạo 8 tàu ngầm thế
hệ mới do Anh thiết kế và sử dụng công nghệ của Mỹ. Ông Albanese khẳng định việc
trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là để củng cố an ninh quốc gia,
nâng cao khả năng phòng thủ và đảm bảo sự ổn định trong khu vực.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan
nói với các phóng viên rằng thỏa thuận này là “một tiến trình nhiều giai đoạn
bắt đầu trong vài năm tới và bắt đầu ngay lập tức với việc đào tạo các thủy thủ,
kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên khác của Úc để họ có thể đảm nhận trách nhiệm
và quản lý lớp tàu ngầm chạy bằng lực đẩy hạt nhân.”
Liên minh ba quốc gia Úc- Anh và Mỹ — được gọi
là AUKUS — được công bố lần đầu tiên vào Tháng Chín năm 2021 nhằm tăng cường hợp
tác về phòng thủ quân sự, đối phó với các mối đe dọa mạng và an ninh chuỗi cung
ứng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các quan chức cho biết liên minh này không
nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng được coi là một phương cách để chống lại sự
tăng cường quân sự của Trung Quốc ở châu Á.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/03/GettyImages-1248188093.jpg
Một tàu ngầm nguyên tử của Hải quân Mỹ nổi lên tại căn cứ Point Loma ở
San Diego vào lúc nguyên thủ ba nước Anh-Úc-Mỹ họp ngày 13/03/2023 về kế hoạch
hợp tác quân sự AUKUS mà trọng tâm là trang bị tàu ngầm thế hệ mới cho Úc. Ảnh
Tayfun Coskun/Anadolu Agency via Getty Images
Phát biểu cùng với những người đồng cấp của
mình ở San Diego, Tổng thống Biden cho biết “AUKUS có một mục tiêu quan trọng
nhất – tăng cường sự ổn định của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh các
động lực toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng”. Ông cho biết thỏa thuận này sẽ
giúp bảo đảm khu vực này vẫn “tự do và cởi mở, thịnh vượng và an toàn”.
Về phía Vương quốc Anh, Thủ tướng Rishi Sunak
thông báo tăng thêm năm tỷ bảng Anh (6 tỷ USD) vào chi tiêu quốc phòng để thúc
đẩy giai đoạn mới trong khuôn khổ hiệp ước AUKUS cũng như nhằm kiềm chế Trung
Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với NBC News vào Chủ nhật, Thủ tướng Anh Sunak
nói: “Hành vi mà chúng tôi thấy ở Trung Quốc trong thời gian gần đây là rất
đáng lo ngại.” “Chắc chắn Trung Quốc đang đại diện cho mối đe dọa nhà nước lớn
nhất đối với lợi ích kinh tế của chúng ta. Và đó là một thách thức mang tính hệ
thống đối với trật tự thế giới,” ông Sunak nói.
Khi quan hệ đối tác AUKUS được công bố lần đầu
tiên năm 2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó Triệu Lập Kiên
(Zhao Lijian) nói rằng hiệp ước này “làm suy yếu nghiêm trọng hòa bình và ổn
định khu vực, làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang và làm suy yếu các nỗ
lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế”.
Trong tuyên bố chung hôm thứ Hai, ba nhà lãnh
đạo Úc – Anh – Mỹ nhấn mạnh các tàu ngầm hạt nhân mới của Úc sẽ được trang bị
vũ khí thông thường và kế hoạch của họ “phản ánh sự tôn trọng chế độ không
phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.”
Để trấn an sự lo ngại của các nước trong khu vực
liên quan đến vấn đề hạt nhân trong dự án mua sắm kỷ lục này, Thủ tướng
Albanese khẳng định sẽ tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp ước Không phổ
biến vũ khí hạt nhân và Hiệp ước Rarotonga về một khu vực Nam Thái Bình Dương
không có vũ khí hạt nhân.
“Úc tự hào là một quốc gia phi vũ khí hạt nhân và
cam kết duy trì như vậy. Những tàu ngầm này sẽ không có bất kỳ loại vũ khí hạt
nhân nào,” ông Albanese nói trong bài phát biểu của
mình.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có được thông báo
trước về kế hoạch cung cấp tàu ngầm này hay không, Cố vấn Sullivan nói: “Chúng
tôi đã trực tiếp làm việc với Trung Quốc để giải thích cho họ biết AUKUS là gì
và nó không phải là gì.”
Ông gọi mối quan hệ đối tác AUKUS là “một
mô hình về cách một quốc gia có thể minh bạch và có thể dự đoán được trong việc
cố gắng đóng góp cho hòa bình và an ninh cũng như bảo vệ hòa bình và an ninh đó
ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”
--------------
Đọc thêm:
·
Úc sẽ mua 5 tàu ngầm hạt nhân tân tiến nhất
·
AUKUS phát triển vũ khí siêu thanh, Bắc Kinh dọa
gây khủng hoảng
============================.
.
Australia: Cần đến các tàu
ngầm hạt nhân để đối trọng lại tình trạng quân sự hóa
14/03/2023
https://www.voatiengviet.com/a/7004024.html
Bộ trưởng
Quốc phòng Australia Richard Marles nói hôm thứ Ba 14/3 rằng thỏa thuận mua tàu
ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ là điều cần thiết để đối
trọng lại hoạt động tăng cường quân sự thông thường lớn nhất trong khu vực kể từ
Thế chiến II.
Các quan chức Australia cho biết thỏa thuận
này sẽ cần có chi phí lên tới 245 tỷ đô la trong ba thập kỷ tới và tạo ra
20.000 việc làm. Việc này được thực hiện vào thời điểm Trung Quốc đang nhanh
chóng tăng cường quân đội của họ.
Không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, Bộ trưởng
Marles nói rằng Australia cần phải ứng phó với hoạt động tăng cường quân sự ở
khu vực Thái Bình Dương. Ông phát biểu: “Nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ bị
lịch sử lên án”.
Lâu nay, Trung Quốc vẫn cho rằng thỏa thuận kể
trên đặt ra những rủi ro nghiêm trọng về phổ biến vũ khí hạt nhân và kích thích
cuộc chạy đua vũ trang.
Ông Marles cho biết thêm rằng Australia dự định
tăng cường hơn nữa về khả năng quân sự và sẽ chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng
trong tương lai.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố thỏa
thuận về tàu ngầm tại San Diego cùng với Thủ tướng Australia Anthony Albanese
và Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Ông Albanese cho biết thỏa thuận này “thể hiện
khoản đầu tư riêng lớn nhất vào khả năng phòng thủ của Australia trong suốt lịch
sử của đất nước”.
Trong khuôn khổ thỏa thuận, Australia hiện đặt
mua 3 chiếc, và có thể lên đến tối đa là 5 5 chiếc tàu lớp Virginia. Theo thỏa
thuận gọi tắt là quan hệ đối tác AUKUS, một thế hệ tàu ngầm tương lai sẽ được
chế tạo ở Anh và Australia với sự hỗ trợ và công nghệ của Hoa Kỳ.
Australia ước tính thỏa thuận này sẽ cần đến
chi phí từ 268 tỷ đến 368 tỷ đô la Australia (178-245 tỷ đô la Mỹ).
Tổng thống Biden từng nhấn mạnh rằng các tàu
ngầm trong chương trình này sẽ không mang theo bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào.
Thủ tướng Albanese cho hay ông không nghĩ rằng thỏa thuận này sẽ làm xấu đi mối
quan hệ của Australia với Trung Quốc, ông lưu ý rằng mối quan hệ đó đã được cải
thiện trong những tháng gần đây.
Thỏa thuận AUKUS đã được đàm phán bí mật. Nó
bao gồm việc chính phủ Australia hủy bỏ hợp đồng mua một hạm đội tàu ngầm thông
thường do Pháp chế tạo trị giá 66 tỷ đô la, gây ra mâu thuẫn ngoại giao trong
liên minh phương Tây phải mất nhiều tháng để hàn gắn.
Hôm 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Marles tỏ ra
vui mừng về các bước tiến kể từ thời điểm đó.
“Về mặt phối hợp hoạt động, chúng tôi đang xây
dựng mối quan hệ với Pháp, với nhịp độ tập trận thường xuyên hơn hẳn, với việc
cho phép tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ của chúng tôi trên lục địa Úc cũng
như các căn cứ của Pháp ở Thái Bình Dương và cả ở Ấn Độ Dương nữa”, ông nói.
(AP)
No comments:
Post a Comment