NỘI DUNG :
Hát
nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng
Hát
nhạc sửa lời (bài 2): Án tù luôn treo trên câu hát
.
Hát
sai lời – khi nhạc vàng trước 1975 bị tước “quyền” nguyên bản
=================================================
.
.
Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng
11 tháng 3, 2023
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/hat-nhac-sua-loi-bai-1-noi-long-khan-gia-nhac-vang/
Sự
kiện ca sĩ Tuấn Ngọc hát “sai lời” một ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương đang dấy
lên nhiều khía cạnh tình cảm và suy nghĩ của người yêu di sản âm nhạc Việt Nam Cộng
Hòa. Nhiều bạn đọc gửi tâm tình của mình cho SGN, trong đó có những người buộc
phải ẩn danh vì sự an toàn của mình ở trong nước.
Tác giả bài viết này một người miền Nam thế hệ sau
1975, vẫn âm ỉ trong lòng mình sự yêu mến dòng nhạc tự do, và quan sát với nỗi
buồn của thời thế, khi chứng kiến nền văn hóa quý báu này, bị chà đạp mỗi ngày,
khởi đầu với việc “đổi lời” bài hát của giới trình diễn.
Chuyện sửa lời bài hát thì từ xưa đến nay, dân
tình hay có trò chế lời làm vui. Ví dụ như : “Em ơi nếu mộng không thành thì
sao? Mua chai thuốc chuột uống dô rồi đời”… hoặc “nhưng không chết thằng cha
bán phở, mà chết người gái nhỏ bưng tô”…
Má tôi kể trước năm 1975, bài nào phát trên
đài mà nổi tiếng, là chừng tuần sau dân tình chế lại cho vui. Nhưng chế cho vui
chứ không bao giờ mang mục đích miệt thị lời hát. Việc sửa lại lời cũng không
hiếm, chính nhạc sĩ gạo cội Phạm Duy cũng từng tự sửa lời ca khúc Quê Nghèo của
ông, vì lời gốc ông viết từ hồi chống Pháp, ông giải thích vì thời cuộc mà sửa
lại cho phù hợp. Đó là đoạn:
Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng O nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng
…
Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.
_____
Ông sửa lại thành:
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.
…
Nhưng đó là việc của nhạc sĩ, quyền sở hữu tác
phẩm của họ. Nhớ hồi thập niên 1980-1990 khi ca sĩ hải ngoại hát, luôn thấy bị
sai lời, nhưng ta có thể tạm chấp nhận bỏ qua vì thời gian đó thông tin còn hạn
hẹp, internet không phổ biến như bây giờ, không thể nào trong vòng vài phút
search là ra thông tin lời bài hát chính xác nhất.
Khoảng năm năm trở lại
đây, tôi có nghe tin ngoài lề từ Bộ Văn hóa Thông tin rằng nếu các ca khúc trước
1975 liên quan tới chiến tranh, súng đạn, máu lửa thì nếu kiếm được từ thay thế
sẽ cho phép trình diễn. Tôi cũng từng thử ngồi với con trai của nhạc sĩ Anh Việt
Thu chỉnh lời lại cho phù hợp ca khúc Đa Tạ để trình diễn ở Việt Nam,
nhưng sau một hồi tính toán chỉnh sửa, tôi cũng đành bó tay vì lời mới, nghe kiểu
nào cũng trớt quớt.
Ví dụ:
Tôi xin đa tạ ngày nao súng (tính sửa lại thành Gió)
phải thẹn thùng
Ngày nao súng (gió) phải lạnh lùng
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng ….
Có một chuyện làm tôi nhớ mãi. Đầu thập niên
2000 ở Mỹ, có một danh hài nổi tiếng gặp nhạc sĩ Nhật Trường và nói rằng: “Em
có chế lại lời của một ca khúc của anh, và giờ em hát thử cho anh nghe nha”.
Khi danh hài đó hát xong thì ông Nhật Trường sầm mặt lại, ông chỉ nói lạnh lùng
rằng: “Anh có cảm giác như ca khúc của anh là một cô gái xinh đẹp và em đang hiếp
dâm nó”. Nghe xong anh danh hài chỉ biết đứng dậy xin lỗi và lặng lẽ rời đi.
Có nhiều nhạc sĩ rất dễ tính, nói rằng việc chế
lời là vì ca khúc mình hay, ăn khách, đọng lại trong lòng người nghe nên việc họ
chế cũng là vui, chứ không hẳn vì mục đích ba trợn. Còn về danh ca Tuấn Ngọc, anh ta sửa lời là vì
làm vừa ý chính quyền Việt Nam thôi, bài Tình bơ vơ ngày
xưa tới giờ từ sau ngày đứt phim bị cấm đi cấm lại nhiều lần. Cấm ở chỗ “đời viễn
xứ”, rồi giờ lại bắt bẻ chỗ “Việt Nam buồn lắm em ơi”.
Theo ý kiến của một người yêu nhạc thì nếu chế
lời hát cho vui miệng thì không sao, nhưng nếu trình diễn với khán giả khi mình
là một tên tuổi lớn thì bạn không tôn trọng khán giả, bạn chỉ là bưng bô hoặc
ca nô xướng ca vô loài.
Nói về ca sĩ sửa lời khi trình diễn ở Việt Nam
thì không thể nhắc đến ca sĩ Quách Tuấn Du. Nhớ những năm 2015-2016, khi anh ta
ra mắt MV Bolero Dance (nghe cái tên là thấy mệt rồi) trên YouTube, anh ta
trình bày một thể loại nhạc khó hiểu, nhạc vàng trên nền nhạc dance remix cà giựt.
Thiệt là nuốt không trôi.
Nhưng đó cũng chưa là gì quá đáng cho tới khi
anh ta thay đổi rất nhiều ca từ có liên quan đến “lính” hay những từ mà chính
quyền bây giờ cho là nhạy cảm. Anh ta chọn ngôn từ thay thế nhưng có vẻ ngôn từ
anh ta chọn quá máy móc, hoặc là anh ta dốt nên ca từ khi hát thành ra vô
nghĩa.
Ví dụ như trong bài Sương Trắng Miền Quê
Ngoại của Đinh Miên Vũ, anh ta sửa hai đoạn khiến cho tôi khi nghe cảm thấy
buồn cười. Đó là: “Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau”, anh ta sửa lại thành:
“Bận ‘hành trang’ nên chắc khó thăm nhau”. Rồi đoạn: “Nào những khi ôm thép
súng tê tay” thì anh ta sửa lại thành: “Nào những khi ôm ‘thép sắt’ tê tay!” … Ồ,
hóa ra người lính trong bài Sương Trắng Miền Quê Ngoại đã bị tay ca sĩ
nhạc đỏ biến đổi thành một người thợ hàn!? Ông Đinh Miên Vũ mà còn sống chắc
khi nghe bài này cũng vác gậy rượt anh ca sĩ Tuấn Du chạy có cờ. Dường như bị
khán giả nói quá nên anh ca sĩ này cũng nhận ra sai lầm của mình, im lặng rút
video đó xuống và làm lại bản mới, đúng lời.
Trở lại vấn đề của nam danh ca Tuấn Ngọc, tôi
nghĩ trên phương diện của một người miền Nam yêu nhạc, thì chúng ta nên có một
cái nhìn chính xác nhất về anh. Nếu đêm nhạc đó, dù vô tình hay không cố ý hoặc
ngoài ý muốn mà khiến anh phải hát sửa lại thành “chiều nay buồn lắm em ơi” thì
anh nên có sự đính chánh, hoặc sự xin lỗi khán giả. Người miền Nam dễ tánh lắm,
có lỗi, biết lỗi, nhận lỗi và xin lỗi thì họ cũng bỏ qua và tha thứ cho anh
thôi, nhưng nếu anh vì tiền mà bất chấp, mà bưng bô thì con đường âm nhạc của
anh coi như đã chấm dứt, ít nhất là đối với tôi.
*****
Hát nhạc sửa lời (bài 2): Án
tù luôn treo trên câu hát
11 tháng 3, 2023
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/hat-nhac-sua-loi-bai-2-an-tu-cu-treo-tren-cau-hat/
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/03/locvang-11.webp
Ông
Lọc Vàng, người bị
kêu án 10 năm tù ở miền Bắc, vì hát nhạc của miền Nam Việt Nam.
SGN:
Tác giả bài viết là một nhà báo tự do, gửi đến sự quan sát về những luồng dư luận
quanh sự kiện, vạch rõ một khuynh hướng cổ vũ việc tàn phá di sản âm nhạc miền
Nam tự do một cách thản nhiên và đầy chủ đích.
Nhân câu chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời để hát
thì nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng có lẽ vì “thể chế cầm tù, quy chụp con
người” nên ca sĩ mới sợ mà phải sửa lời, đại ý vậy.
Tuy nhiên, mới đây trên Facebook, nổi lên ngôn
luận phản biện là ý này của ông nhà thơ, bộc lộ rõ ý thỏa hiệp với chính quyền,
rằng: “Hát hò thôi mà, cùng lắm là bị cơ quan chức năng phạt vì hát nhạc
“ngoài luồng” hoặc không được cấp phép biểu diễn nữa. Chứ nhà mệ sống ba đời
nào giờ, chưa thấy ca sĩ nào hát nhạc tiền chiến, nhạc vàng mà bị cầm tù bởi
“thể chế” cả, nâng quan điểm chính trị để tỏ ra mình nguy hiểm làm chi”.
Tuyên bố nói trên của Facebooker Võ Đức Phúc, nhân vật tiêu biểu hay nói cho trôi chuyện bất bình xã hội. Đây có thể
coi là loại phát ngôn tiêu biểu thuộc về luồng dư luận ủng hộ hủy hoại các tác
phẩm trước năm 1975 một cách nhẹ nhàng, vốn cũng có nhiều người trẻ tán thưởng.
Hiện có ba luồng dư luận ở Việt Nam:
(1) Không đồng tình với cách sửa lời của ca sĩ
Tuấn Ngọc,
(2) Vì sự hâm mộ và tình cảnh chính trị, nên
cho là cần bỏ qua, và
(3) Xem chuyện đổi lời của các nhạc phẩm trước
1975 là chuyện nhỏ, thậm chí là bình thường.
Có thật không có ai ở tù vì âm nhạc tại Việt
Nam? Chỉ tính riêng giới ca sĩ, phải có ít nhất hai người đi tù vì hát nhạc
vàng, trước và sau 30 Tháng Tư 1975, án nào cũng nổi cộm. Lịch sử nào mà dễ
quên đến vậy, ở Việt Nam?
Trường hợp
thứ nhất là ở miền Bắc, với ca sĩ Lộc Vàng.
Ông tên là Nguyễn Văn Lộc, nhưng mê hát nhạc vàng thành thử nhiều người thường
gọi là Lộc Vàng. Ở Hà Nội, trước năm 1975, dòng nhạc tiền chiến được nhà cầm
quyền gọi là “nhạc vàng” và bị cấm hẳn. Chuyện sinh hoạt âm nhạc của nhóm ông Lộc
đã lọt vào tai công an nên ngày 27 Tháng Ba 1968, cả ba người trong nhóm bị bắt
giam vào nhà tù Hỏa Lò và sau đó bị kết án với tội danh “truyền bá văn hóa đồi
trụy”.
Báo Hà Nội Mới ngày 12
Tháng Một 1971 trích bản luận tội:
“Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám
cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để
truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi
tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc
vàng cổ, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài
Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn
thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh
niên…” (!).
Kết quả là ông Phan Thắng
Toán bị 15 năm tù và chịu 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Ðắc 12 năm tù và 5 năm
quản chế; ông Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền
công dân (năm 1973, nhân ký hiệp định Paris được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản
chế).
Trường hợp
thứ hai, miền Nam sau năm 1975, là ca sĩ Chế Linh. Khoảng năm 1978, trong lần đi hát ở Thốt Nốt – Cần Thơ, khán giả bên
dưới có rất nhiều người là bộ đội, họ yêu cầu Chế Linh hát bài tủ Thành Phố
Buồn. Tuy bài hát này vô thưởng vô phạt, không phải là nhạc lính, nhưng là
nhạc vàng bị cấm hát. Chế Linh chần chừ không dám hát, nhưng vì có quá nhiều
khán giả bên dưới hối thúc yêu cầu, từ chối hoài không được, ông đành xin phép
ban văn hóa địa phương được phép hát. Lúc đó không thấy có ai ý kiến gì, ông đã
hát liên tục một mạch ba lần bài Thành Phố Buồn, bởi vì đã quá lâu rồi mới
được hát lại một bài nhạc vàng trên sân khấu.
Chấm dứt lần hát thứ ba, khi cúi đầu chào, ông
chợt thấy sau lưng có hai cây súnɡ của bên an ninh chĩa vào mình. Tuy nhiên, ông được phía khán giả người
miền Nam đang đi bị bắt đi bộ đội ùa lên giải vây. Chế Linh phải lập tức rời
sân khấu ra trước cổng, tại đây ông gặp hai ông bà già bán hủ tiếu người Tàu, họ
khuyên Chế Linh nên chạy trốn để tránh bị hình phạt nặng. Họ cũng giúp tìm xe để
ông lẻn về lại Sài Gòn.
Nhưng rồi ông vẫn bị truy bắt ở Sông Mao –
Bình Thuận như tội phạm hình sự, biệt giam đến 18 tháng. Câu chuyện này Chế
Linh đã kể lại trong show trong một chương trình Jimmy Show.
Không ít người hôm nay, bị tẩy não và coi việc
tàn phá sản phẩm tri thức của người khác như chuyện đùa – nhất là những người
không về phe “cách mạng”. Hay phía khác, cũng có những người nhận lệnh làm phải
làm như vậy như một âm mưu lâu dài.
Kể lại hai câu chuyện trên, nhằm muốn bày tỏ rằng:
Âm nhạc trên đất nước này, là máu, nước mắt, tù đày bởi những định kiến quái gở.
Nhân tiện, gởi luôn hai câu thơ đến một lớp trẻ đang hò reo hưởng ứng chuyện
tàn phá di sản của miền Nam tự do, vì tình yêu thần tượng hay vì sự nông cạn, bợ
đỡ chính quyền:
“Tuổi hai mươi mà đã đau lưng. Vì mỗi ngày cúi luồn
năm bảy bận”.
___________
.
.
Hát
sai lời – khi nhạc vàng trước 1975 bị tước “quyền” nguyên bản
Mạnh Kim
8 tháng 12, 2021
Hát sai lời các ca khúc kinh điển của làng tân nhạc
Việt Nam không là hiện tượng nhất thời. Nó là một “đại dịch”! Nhiều ca sĩ thế hệ
ngày nay, từ những tên tuổi hàng sao như Mỹ Tâm, Hồng Nhung, đến vô số ca sĩ
phòng trà Sài Gòn, cứ tự đổi lời, hoặc không thuộc lời rồi tự chế, và cứ vậy mà
ngây thơ hát; trong khi việc tìm lại lời gốc thật ra chẳng khó khăn gì…
.
Nghe Bài thánh ca buồn, buồn nhất là… nghe
hát sai lời!
Một trong những ca khúc bị hát sai nhiều nhất,
sai năm này qua năm kia, hết Giáng sinh này đến mùa Noel khác, là ca khúc Bài thánh ca buồn của
nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Đây là một trong những ca khúc Giáng sinh đẹp nhất của tân
nhạc Việt Nam. Không như nhiều ca khúc Giáng sinh có giai điệu tươi vui, Bài
thánh ca buồn nghe ray rứt và sầu cảm vô cùng. “Bài thánh ca đó còn nhớ
không em? Noel năm nào chúng mình có nhau…”.
Sự hoài niệm được nhắc da diết trong ca khúc
có thể được xem là dòng hoài niệm đẹp mượt như nhung. Nó buồn nhưng làm ấm
lòng. Nó khắc khoải nhưng làm ngây ngất. Nó nhẹ nhàng nhưng sâu thăm thẳm. Tuyệt
phẩm được sáng tác cách đây nửa thế kỷ này (1972) từng được thể hiện tuyệt vời
qua giọng ca Elvis Phương trước 1975. 50 năm qua, Bài thánh ca buồn vẫn
vang vọng dịp Giáng sinh về. Và 50 năm qua, nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn rầu rĩ với việc
tuyệt tác của mình bị hát sai.
“Rồi một chiều áo trắng thay
màu, em qua cầu xác pháo theo sau” đã bị vô số ca sĩ hát thành “Rồi một chiều
áo trắng phai màu”. Nói về chữ nghĩa thì “thay” hẳn nhiên khác một
trời một vực với “phai”. Điều đáng nói ở đây là việc đổi chữ đã làm mất đi ý
nghĩa mà tác giả muốn nói.
Trong khi nhạc sĩ Nguyễn Vũ muốn hàm ý chiếc
áo trắng ngây thơ của em nữ sinh ngày nào bây giờ đã được thay bằng chiếc
áo khác, khi “em qua cầu xác pháo theo sau” – có nghĩa là em trở thành nàng dâu
trong lễ cưới với những tràng pháo đỏ đón em về nhà chồng, để lại lòng anh nỗi
bùi ngùi thương cảm. Thế mà các ca sĩ cứ thích cho em mặc mãi chiếc áo trắng đến
mức nó… phai màu. Mà áo trắng bị “phai” thì hơi… vô duyên. Áo đã trắng
mà “phai” thì nó thành màu gì? “Màu cháo lòng à?” – nhạc sĩ Nguyễn Vũ có lần
nói với một tờ báo.
Chưa hết: “Rồi những đêm thánh đường
đón Noel”. Bản gốc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không phải vậy. Hát đúng phải là “Rồi
những đêm thế trần
đón Noel”. Chẳng hiểu ai là người đầu tiên biến “thế trần” thành
“thánh đường” nhưng việc sửa này cho thấy “tác giả sửa” dường
như không hiểu ý tứ của tác giả gốc. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết, sở dĩ
ông dùng từ “thế trần” để muốn nói rằng Giáng sinh bây giờ không còn là dịp lễ
riêng của người Công giáo. Nó đã trở thành một sinh hoạt văn hóa chung của tất
cả, bất kể tôn giáo nào. “Thế trần đón Noel” – mọi người trên thế gian, trên trần
thế này – cùng mừng vui hân hoan đón Giáng sinh.
.
Loạn hát sai
Bài thánh ca buồn
không là ca khúc hiếm hoi được nhiều thế hệ yêu mến bị hát sai lời. Ca khúc Hoa tím người xưa của
nhạc sĩ Thanh Sơn là một “nạn nhân” nữa. Hồi trước 1975, ca sĩ Giao Linh hát rõ
ràng: “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy có người nhìn buồn lây/Gom nhớ
thương sưởi tình cô liêu ấm thêm lòng ít nhiều…”. Lá rơi lả tả để nhạc
sĩ Thanh Sơn có cái để mà “gom nhớ thương” và như vậy mới thấy được cái sầu buồn
của tâm trạng, một nỗi buồn cho một cuộc tình đã chết. Ấy vậy bây giờ các ca sĩ
thế hệ mới cứ muốn “lá thu” chứ không phải “lá rơi”, như thể cái buồn vương vất
chỉ xảy ra vào mùa Thu…
Tương tự Bài thánh ca buồn, một trong
những ca khúc bị hát sai dai dẳng nhất là Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương. Bản gốc
của ông là “Rồi từ đó, trốn phong ba, em làm dâu nhà người”. Thế
mà “trốn” đã bị biến thành “chốn”. Kể “từ đó”, vâng, từ đó, em không còn thiết
tha gì nữa. Em trốn thôi. Em bỏ hết. Em chẳng muốn nhắc chuyện tình cũ với anh
nữa. Em chấp nhận “làm dâu nhà người”. Chẳng lý gì mà “từ đó” rồi lại nhảy vào
“chốn phong ba” để đến “nhà người” làm dâu…
Cũng không thể không kể một bài hát được hát
sai “bền bỉ” nữa là Hoa
sứ nhà nàng của nhạc sĩ Hoàng Phương. Mà bị hát sai ngay từ câu đầu.
Bản gốc là “Đêm đêm ngủ mùi hương/Mùi hoa sứ nhà nàng/Hương nồng
hoa tình ái…”. Ý của tác giả Hoàng Phương rằng, đêm đêm, khi ông ngủ, ông lại
nghe thoang thoảng mùi hoa sứ nhà nàng. Chứ không phải đêm đêm ông… “ngửi” mùi
hoa sứ nhà nàng. “Hương nồng hoa tình ái” ở đây là hương thoảng tự nhiên. Muốn
hay không thì hương nồng vẫn bay đến, để cảm nhận, để xao xuyến, chứ chẳng phải
“chủ động” hít hà “ngửi”…
Cần nhấn mạnh, khi sáng tác, gần như bất kỳ nhạc
sĩ nào cũng thường mất nhiều thời gian để suy nghĩ chắt lọc câu từ. Một chữ của
họ trong một câu hoặc một đoạn có khi gánh toàn bộ cái ý tứ và nội dung của ca
khúc. Một chữ của họ không chỉ nói lên cảm xúc. Nó còn là cái hồn của tác phẩm.
Trong bài Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, chữ “rơi”
trong câu “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” là một chữ hay đến rụng
rời. “Màn đêm rơi” là một tuyệt tác ngôn từ. Đó là một từ tuyệt mỹ trong một
tuyệt phẩm. Nó không thể thay thế được bằng chữ “buông” như nhiều
ca sĩ thời nay hát.
Trong bài Riêng một góc trời, tác giả Ngô Thụy Miên
không phải tự nhiên “đặt đại” từ “mơ” trong câu “Nụ hôn đã mơ say,
bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu”. Phải nói rằng nụ hôn “đã mơ say”
của Ngô Thụy Miên nghe muốn nổi cả da gà! Nó hay và đẹp vô cùng. Nó khác lắm với
“nụ hôn đã mê say” – nghe tầm thường quá!
Trong một ca khúc khác của Ngô Thụy Miên – Dấu tình sầu, ông viết:
“Ngàn năm cho giá băng hồn/Tuổi buồn gầy lên màu mắt”. Thế mà có
người hát: “Tuổi buồn nầy lên màu mắt”. Và trong Tuổi thần tiên, nhạc
sĩ Phạm Duy – bậc thầy về ngữ nhạc cũng như Việt ngữ – đã viết: “Ϲỏ trinh nữ tắm trong phấn thông mờ/Khi mưa về, e thẹn cỏ
hoa”. Lại có người thay “e” bằng “em”. Ý tứ bị sai hết cả. “E thẹn” ở đây là “cỏ
trinh nữ” được nhắc ở câu trên.
Và người ta không chỉ sai một hoặc vài chữ. Mỹ
Linh và Mỹ Tâm là hai ca sĩ không chỉ hát nhầm hoặc sai lời mà còn tự ý thay
nguyên cả câu! Trong bài Mỗi
ngày tôi chọn một niềm vui của Trịnh Công Sơn, Mỹ Linh tự “cải
biên”, từ “Tôi đợi em về bàn chân quen quá, thảm lá me vàng
lại bước qua” thành “Tôi đợi em về bàn chân quen lối, thảm
lá reo mừng tựa vẫy tay”.
Nhắc đến Trịnh Công Sơn, cũng thấy rằng “nhỡ
mai trong cơn đau vùi” của ông trong bài Diễm xưa đã bị nhiều người hát thành “nhớ
mãi trong cơn đau vùi”. Nếu lỡ mai này (chưa xảy ra) không chỉ đã bị biến
thành “xảy ra rồi” mà lại còn… “nhớ mãi”! Trong bài Hạ trắng, ca khúc quen thuộc đến mức gần
như chẳng ai có thể quên hoặc hát nhầm câu “Gọi tên em mãi suốt cơn mê
này”, thì Mỹ Tâm đã hát: “Gọi tên em mãi chết trên sông dài”.
Điều đáng nói là tình trạng hát sai đã biến
thành hiện tượng và từ hiện tượng trở thành thói quen, xảy ra ngay trong thời đại
thông tin mà việc tìm lời bài gốc chẳng khó khăn lắm. Điều này không chỉ làm hỏng
yếu tố mỹ cảm của ca khúc. Quan trọng hơn: Nó đang làm hư di sản của một nền âm
nhạc.
No comments:
Post a Comment