Hợp báo khẩn cấp của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về việc “giải cứu”
ngân hàng Crédit Suisse.
Một sự kiện hy hữu, chưa từng xảy ra trong lịch sử tài chính Thuỵ Sĩ.
Crédit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn nhất thế
giới. Sự sụp đổ của Crédit Suisse sẽ kéo theo những khủng hoảng tài chính
nghiêm trọng trên thế giới. Đó là điều mà chính phủ Liên bang muốn tránh bằng mọi
giá.
Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ cũng như của thế giới về quản lý tài sản là UBS đã đồng ý mua lại
Crédit Suisse. Theo Financial Times và Bloomberg, UBS đã bỏ ra 3 tỷ quan để
thâu tóm Crédit Suisse sau một đêm thương thảo căng thẳng mà cả Thuỵ Sĩ nóng ruột
chờ đợi kết quả.
Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ sẵn sàng giúp đỡ UBS và Crédit Suisse một
số tiền mặt khủng khiếp: 100 tỷ quan để tránh bị phá sản và lấy lại niềm tin của
khách hàng và các cổ đông.
Crédit Suisse là ngân hàng lớn thứ nhì tại Thuỵ Sĩ.
Sau 167 năm tồn tại, có thể nói tối nay, 19/3/2023, Crédit Suisse chính thức bị
xoá sổ trong lịch sử ngân hàng tại quốc gia này.
Giới quan sát tài chính và các chính khách Thuỵ Sĩ nhận định rằng đây
là “một sự mua lại đầy hổ thẹn”!
Số phận của gần 45 ngàn nhân viên Crédit Suisse tại
Thuỵ Sĩ (17 ngàn) và trên thế giới sẽ ra sao? Một dấu hỏi lớn với nhiều lo lắng
cho cuộc sống của họ.
Trong đó có không ít người quen và bạn bè đang hồi hộp và đau khổ chờ đợi
một tương lai không mấy sáng sủa!
Trách nhiệm của sự khủng hoảng tại Crédit Suisse thuộc về những kẻ lãnh
đạo ngân hàng này. Đó không hề thua kém những tội ác của các băng đảng tài
chính. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc lãnh đạo và lèo lái Crédit Suisse. Bọn
giám đốc và manager của ngân hàng hưởng những mức lương khủng khiếp, hàng triệu
quan một năm nhưng lại vô trách nhiệm đối với chính lịch sử danh giá của ngân
hàng và cuộc sống của hàng chục ngàn nhân viên.
Để vào làm việc tại các ngân hàng Thuỵ Sĩ, phải có một quá trình học vấn
chất lượng, tối thiểu phải có Master tại các đại học lớn trong các ngành toán,
lý, tài chính, kinh tế và luật. Một tương lai tươi sáng, hứa hẹn bởi những mức
lương kết xù, vượt quá cuộc sống thực tế.
Tôi từng làm việc trong các ngân hàng ấy và chỉ vài năm trong cái thế
giới đó, nó đã cướp mất của tôi những năm tháng quan trọng trong đời, trong cuộc
sống gia đình. Rất kinh khủng!
Lương lớn không phải là điều kiện tiên quyết vì chẳng ai biết được ngày
mai sẽ ra sao!
Nhất là trong một thế giới đầy biến chuyển và bất ngờ, ngự trị bởi các
trung tâm tài chính quốc tế quan trọng.
UBS thâu tóm Cré ỵngrl7tshmj6mynrgfyhtgdit Suisse, âu đó là kịch bản ít
xấu và ít tồi tệ nhất mà thế giới tài chính toàn cầu đang hoang mang và lo lắng.
UBS sát nhập với Crédit Suisse, cho ra đời một con “quái vật khổng lồ”
về tài chính trên thế giới, với không ít dấu hỏi và lo lắng cho tương lai…
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10229476442152522&set=pcb.10229476442872540
Họp báo của chính phủ Liên bang, 19h30
ngày 19/3/2023
https://www.facebook.com/photo?fbid=10229476447832664&set=pcb.10229476442872540
Mặt tiền Crédit Suisse và UBS
.
.
Đây là một trong ví dụ cho thấy
thuyết giá trị thặng dư của Mác là sai lầm vì Mác chưa bao giờ giải thích được
vì sao một công ty phá sản ? nếu cho rằng giá trị thặng dư là do công nhân làm
ra còn ông chủ chỉ bóc lột giá trị đó của công nhân để làm giàu ?
Vậy khi công ty phá sản thì
giá trị đó đi đâu ?
Rõ ràng giá trị thặng dư chủ yếu
do ông chủ sáng tạo ra, còn công nhân làm thuê chỉ sáng tạo phần nhỏ và đã được
trả công bằng tiền lương của mình. Chính vì giá trị của công ty chủ yếu do ông
chủ sáng tạo ra do biết cách kinh doanh, nắm bắt thị trường, v.v.... mà khi
công ty phát đạt giàu có lên là do công lao ông chủ chứ không phải bóc lột công
nhân vốn đã được trả lương sòng phẳng rồi. Ngược lại khi công ty phá sản thì tội
cũng là ông chủ đã kinh doanh kém cỏi để giá trị công ty bị giảm sút đến nỗi
phá sản như ngân hàng Credit Suisse hiện nay, còn nhân viên vô can, họ sẽ lĩnh
lương từ ông chủ mới là ngân hàng UBS...
.
Lương của CEO tại Crédit Suisse: 6,5 triệu quan/năm (gần 7 triệu đô la
Mỹ).
Lương CEO của UBS: gần 13 triệu quan/năm.
Lương của các kỹ sư/manager dao động từ 100’000 đến 300’000 quan/năm.
Top manager thì cả triệu quan/năm.
Mức độ chênh lệch về lương tại các ngân hàng lớn là khoảng 100 lần!
Nhưng rốt cuộc, bọn lãnh đạo lương khủng nhưng vẫn chẳng làm gì ra trò
và chẳng hơn gì các kỹ sư và manager trung bình!
UE ca ngợi “sự can thiệp nhanh chóng” của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ,
trong khi đó thì Hoa Kỳ bày tỏ “sự hài lòng” đối với sự mua lại Crédit Suisse của
UBS.
Anh quốc cũng chúc mừng “những biện pháp nhằm giải quyết vấn đề Crédit
Suisse để bảo đảm sự ổn định” về tài chính trên thế giới.
No comments:
Post a Comment