Lực lượng
47 và sự kiểm duyệt trên mạng xã hội
RFA
2023.02.02
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/force-47-and-social-media-censorship-02022023124313.html
Mới đây, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ đưa
ra một bản phúc trình về Lực lượng 47 và sự kiểm duyệt mạng xã hội tại Việt Nam.
Bản phúc trình nêu lên tình trạng các dư luận viên thuộc Lực lượng 47 sử dụng
cách thức báo cáo hàng loạt để khóa danh khoản Facebook của những người có quan
điểm đối lập với nhà cầm quyền.
.
Tài khoản giả - kiểm duyệt thật
Theo nội dung bản phúc trình, khi mạng xã hội trở nên phổ biến, chính quyền Việt
Nam đã tìm cách giới hạn việc viết blog, chỉ cho phép các blogger viết về các vấn
đề cá nhân; yêu cầu dữ liệu người dùng phải được lưu trữ tại Việt Nam và thậm
chí còn siết dòng truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội này.
Mặc khác, khi chính quyền Việt Nam không có khả
năng hoặc không thể đóng cửa các nền tảng phổ biến như YouTube và Facebook vì
lý do kinh tế, họ đã áp dụng một cách tiếp cận mới, đó là “tạo” nên lực lượng
dư luận viên có tên là Lực lượng 47.
Từ những thông tin trên, tổ chức đảng Việt Tân
tại Hoa Kỳ hôm 1/2/2023 đã công bố Thư ngỏ kêu gọi Facebook xóa bỏ các mạng lưới
tài khoản độc hại ở Việt Nam. Thư ngỏ có đoạn nêu: “Tại Việt Nam, các mạng
lưới tinh vi gồm các tài khoản Facebook ảo đồng loạt báo cáo tài khoản của các
nhà hoạt động, khiến nội dung của họ bị gỡ xuống và sử dụng các lập trình tự động
– bot để phổ biến hàng loạt các thông tin sai lệch.”
Nhằm hiểu rõ hơn về nội dung thư ngỏ mà đảng
Việt Tân công bố, RFA đã liên lạc ông Hoàng Tứ
Duy - Tổng bí thư của đảng Việt Tân và được ông
cho biết thêm:
“Trong thời gian qua, khá nhiều người sử dụng
Facebook ở Việt Nam, các nhà hoạt động, các nhà dân báo bị báo cáo nội dung và
bị xem là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Họ bị lấy bài xuống, bị đóng
Facebook. Đây là một nỗ lực khá quy mô của Lực lượng 47, của các dư luận
viên để làm sao kiểm duyệt tiếng nói độc lập, tiếng nói đối kháng với Nhà nước.
Đây là phương pháp mà Nhà nước cộng sản Việt Nam đã
và đang thực hiện vào lúc này. Đó là vấn nạn mà nhiều người đã thấy trong thời
gian qua. Cái quan trọng ở đây không chỉ là Lực lượng 47 có cả chục ngàn người
do nhà nước cộng sản Việt Nam điều động, mà cái quan trọng còn là cả một mạng
lưới rất nhiều tài khoản giả mạo được họ lập ra.
Theo một tài liệu nội bộ của Facebook tiết lộ, thì
có thể Việt Nam đang có 15 triệu tài khoản giả trong tổng số 70 triệu tài khoản
hiện có. Con số 15 triệu là con số rất lớn.”
Thông tin từ truyền thông Nhà nước cho biết, lực
lượng 47 được Tổng cục Chính trị thành lập theo Chỉ thị 47/CT-CT vào năm 2016.
Chỉ một năm sau khi thành lập, quân số của lực lượng này, theo thông tin từ Thượng
tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc bấy
giờ, phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ vào cuối năm 2017, đã lên đến hơn 10 ngàn người.
Trong thời gian qua, khá nhiều người sử dụng
Facebook ở Việt Nam, các nhà hoạt động, các nhà dân báo bị báo cáo nội dung và
bị xem là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Họ bị lấy bài xuống, bị đóng Facebook.
Đây là một nỗ lực khá quy mô của Lực lượng 47, của các dư luận viên để làm sao
kiểm duyệt tiếng nói độc lập, tiếng nói đối kháng với nhà nước. - ông Hoàng Tứ
Duy
Ông Nghĩa cũng khẳng định: “Lực
lượng này đang hoạt động rất tích cực, hiện có ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi
miền mọi lĩnh vực của quân đội”.
Lực lượng này, ngoài ra,
còn có nhiệm vụ theo dõi, đăng tải nội dung lên các nhóm Facebook để bảo vệ
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua các tài khoản cá nhân, lực lượng
đăng tin, bài dưới hình thức viết bình luận và báo cáo lại cho cấp trên để tập
trung đấu tranh phản bác làm tăng số lượt bình luận ủng hộ chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu về mạng xã hội, lực lượng
này là một trong những lực lượng đông đảo nhất và có mạng lưới gây ảnh hưởng phức
tạp nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Hôm 8 tháng 7 năm 2021, một
bài viết của Reuters cho biết Facebook đã tháo gỡ một số tài khoản của Lực lượng
47 vì vi phạm chính sách về báo cáo hàng loạt. Nhóm này đã huy động các thành
viên bao gồm quân nhân và thường dân, đồng loạt báo cáo các bài đi ngược với
quan điểm của Đảng, nhằm nỗ lực buộc Facebook phải gỡ bỏ các nội dung này.
Một phát ngôn nhân của Facebook lúc bấy giờ đã
xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do qua điện thư như sau:
“Chúng tôi đã xóa bỏ một số nhóm và tài khoản
Facebook tại Việt Nam vì chủ nhân đã có nỗ lực phối hợp báo cáo hàng loạt các nội
dung trên Facebook. Mặc dù việc báo cáo hàng loạt không ảnh hưởng đến phán quyết
của chúng tôi về bài đăng có vi phạm quy tắc hay không, nhưng nó làm suy yếu
các hệ thống của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ có biện pháp đối với
bất kỳ vi phạm nào mà chúng tôi phát hiện được”.
.
“Cuộc chiến” không cân sức…
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/force-47-and-social-media-censorship-02022023124313.html/00e8ea7e-ba36-4194-af36-e610660fa67b.jpeg/@@images/e66c06c1-7c8c-46fb-9f51-7cdc6c41179e.jpeg
Ảnh minh họa Lực lượng 47 của Việt Nam do RSF đăng tải trong danh sách 20
kẻ thù lớn nhất trên Internet, nhân ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Internet.
Tổ chức
Phóng viên Không Biên giới – RSF - vào ngày Thế giới Chống
Kiểm duyệt Internet 12 tháng 3 năm 2020 đã công bố danh sách 20 kẻ thù lớn nhất
trên Internet, trong đó có Lực lượng 47 của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trả lời RFA lúc bấy giờ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam nhận định:
“Thật sự đây là cuộc đấu tranh không cân sức, bởi vì
những người đấu tranh cho tự do dân chủ thì không có nguồn lực bằng lực lượng
47 của họ, họ có hàng chục ngàn người. Họ được nhà nước tài trợ không chỉ tiền
bạc mà còn kỹ thuật, có thể nói họ có nguồn lực vật chất hơn hẳn các nhà đấu
tranh.”
Ông Daniel
Bastard, Trưởng Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của
RSF nhận xét với Đài Á Châu Tự Do cùng vào thời điểm đó cho rằng Facebook nỗ lực
tháo gỡ một số tài khoản của dư luận viên là điều tích cực. Tuy nhiên, ông nói,
vấn đề cốt lõi là Facebook không minh bạch về các thuật toán của họ, cũng như
những thảo luận của họ với chính quyền Hà Nội.
Mặc khác, một số Facebooker mà RFA tiếp xúc
xác nhận rằng, Lực lượng 47 đã sử dụng chiêu thức báo cáo hàng loạt để Facebook
khóa danh khoản của họ với một lý do chung là ‘vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.’
Trong hai năm liên tiếp, mỗi một năm chị bị
report hết 10 tháng. Có nghĩa chị chỉ lên Facebook được hai tháng, Cho nên dạo
sau này chị không viết một cái gì được hết. Vừa mới viết lên là nó vừa report
bài và giam cả tháng trời. Nó báo là chị vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. - bà Nguyễn Lai
Bà Bùi Thị
Minh Hằng, người từng bị án tù về tội “gây rối trật tự
công cộng” vì tranh đấu cho quyền con người ở tại Việt Nam, nói với RFA nhận định
của bà:
“Nói chung, những cái mà họ không muốn cho xuất hiện
thì bằng mọi cách họ report. Hơn nữa, với Luật an ninh mạng của nhà cầm quyền cộng
sản, họ dùng tất cả chính sách đó để họ tấn công lại những Facebooker đối kháng
với họ. Đó là điều chắc chắn. Như mình bây giờ không phát biểu gì nhưng bài vở
của mình họ cũng che đậy đi rất nhiều. Rất nhiều người nói rằng không thấy bài
của mình đâu. Khi họ report, họ trả lời thẳng với mình là họ đưa bài của mình
xuống cuối cùng fan page. Với kinh nghiệm của những người như mình thì
mình biết rằng bộ phận an ninh và chính quyền Việt Nam họ can thiệp vào việc
này.
Trong số mấy chục ngàn người theo dõi, mình nhận thấy
hơn phân nửa là dư luận viên. Mình không thể chặn hết được. Họ rình cả những lời comment rồi họ tiến hành những
việc tiếp theo.”
Một Facebooker khác là bà Nguyễn Lai, người có
lượt theo dõi cao trên Facebook và cũng thường xuyên bị Facebook ‘giam’ nói với
RFA:
“Trong hai năm liên tiếp, mỗi một năm chị bị report
hết 10 tháng. Có nghĩa chị chỉ lên Facebook được hai tháng, Cho nên dạo sau này
chị không viết một cái gì được hết. Vừa mới viết lên là nó vừa report bài và
giam cả tháng trời. Nó báo là chị vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Cái hồi mà chị hay bị công an quấy nhiễu thì khi nó
kêu lên đồn công an nó nói với chị là sáng nào nó cũng đọc bài của chị. Những
bài vui vui thì nó thích, thì mình mới biết là những bài mình viết nó đọc hết.
Có một số người ở những địa phương có công an theo
dõi bài của mình. Những người viết bài để chế độ bạn bè thì không sao. Chị để
chế độ cộng đồng để cho mọi người đọc, để cho mọi người bình luận được thì chị
rất dễ bị theo dõi và bị report.”
Từ ý kiến của các Facebooker có thể thấy, phúc
trình của tổ chức Đảng Việt Tân khi nhìn nhận các đội quân an ninh mạng như Lực
lượng 47 được đào tạo cách thức báo cáo các vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng với mục
tiêu cuối cùng là khiến một trang hoặc tài khoản cá nhân bị cấm tạm thời hoặc
vĩnh viễn, là có cơ sở.
Trong báo cáo năm 2022, Freedom House xếp Việt
Nam ở vị trí thứ 5 từ dưới lên về mức độ tự do Internet, do Hà Nội đã có những
hành vi kiểm duyệt nội dung và vi phạm các quyền của người dùng. Từ lâu, kiểm
soát sự truy cập thông tin trực tuyến đã là một ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.
Mới đây, hôm cuối năm 2022, truyền thông Nhà
nước loan tin, sau 25 năm kết nối internet toàn cầu, Việt Nam có hơn 73% dân số
sử dụng internet, tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á và nằm trong top 10 châu
Á Thái Bình Dương.
No comments:
Post a Comment